Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

ĐẢO LÝ SƠN

Dù đã rất nhiều lần bước chân em ra với nơi biển đảo quê hương- nơi quê hương của Hải Đội Hoàng Sa Bắc Hải hay trong lòng em vẫn gọi Lý Sơn với cái tên mỹ miều: Nàng tiên cá ngủ quên giữa biển Đông. Ngay trong năm 2013 này em cũng đã 6 lần ra với nàng để tỏ tình, để vuốt ve, để thỏa nhớ nhung, để...vv..vv..nhiều lý do lắm các cụ mợ ạ. Lý Sơn với em nó có cái gì đó rất đặc biệt mà em không lý giải nổi. Cảnh vật thì vẫn vậy, sóng vẫn lúc ầm ào, lúc êm đềm lặng lẽ nhưng mỗi lần em về lại đây thăm nàng em lại cảm nhận thêm được vài thứ mà những thứ này lại ăn sâu vào em không rứt ra được. Bởi vậy, trong topic này em viết về Lý Sơn là một cảm nhận của riêng em, góc ảnh cũng có cái nhìn riêng không giống những người khác đã từng viết. Có thể với người khác không đúng, không chuẩn mực nhưng với em nó là như vậy. Lý Sơn còn lôi bước chân em tới thăm nhiều lần nữa vì một lý do khá đặc biệt mà cuối topic em sẽ nói.

Em sẽ viết bài này thành 2 phần gồm:

I./ Phần thông tin mang tính du lịch đặc thù.(Phần này giúp các cụ/mợ có thông tin chính xác nhất đến thời điểm này về phương tiện, ăn ở, tham quan trên đảo để có thể tiết kiệm nhất theo tinh thần Phượt và tiết kiệm cả thời gian nhất, lịch trình hợp lý nhất để các cụ mợ tham khảo nếu có ý định đến thăm đảo. Lý do thì thời gian vừa qua có nhiều cụ/mợ có PM và gọi điện hỏi em khá nhiều về Lý Sơn nên em viết luôn lên đây)

II./ Phần cảm nhận của em về những gì em cảm nhận được từ hơn 10 lần trong vòng gần 1 năm vừa rồi em ra thăm nàng.

Phần thông tin du lịch thì em sẽ cố gắng post sớm nhưng phần cảm nhận thì em phải từ từ em sắp xếp lại cả đống ảnh sao cho thứ tự.Cảm nhận phải đi đôi với ảnh minh họa cho nó sinh động mà thời gian này em cũng không được thoải mái thời gian cho lắm. (bắt đầu phải cầy để trả nợ và kiếm xèng cho những cung chinh phục tiếp theo, mà gần 1 năm qua em toàn đi chứ chửa làm ra đồng nào:D )


Tạm thời em up mấy cái ảnh tổng quan để các cụ mợ có cái để tưởng tượng đã:)

1./

[​IMG]

2./

[​IMG]

3./

[​IMG]

4./

[​IMG]

5./

[​IMG]

6./

[​IMG]

7./

[​IMG]

8./

[​IMG]

9./

[​IMG]

10./

[​IMG]

Còn nữa...

Phần I : Thông tin du lịch (Phần này em lấy nguồn từ phuotcafe và có chỉnh sửa cho đầy đủ và chính xác với thời điểm hiện nay hơn)

1. TỔNG QUAN
Ðảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), cách bờ biển 24 km về hướng đông bắc. Tên cũ là Cù lao Ré. Toàn cảnh đảo Lý Sơn là một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo với năm ngọn núi nhô cao giữa một vùng trời biển bao la, xanh ngắt. Trên đỉnh ngọn núi làm những thảm rừng, gần dưới chân là nhà cửa, đường sá và những cánh đồng hành tỏi xanh tươi bốn mùa. Huyện Lý Sơn có ba xã: xã An Hải, An Vĩnh (đảo Lớn) và xã An Bình (đảo Bé).Giữa nghìn trùng sóng nước nhìn từ xa Lý Sơn trông giống con rùa biển khổng lồ dạo chơi trên biển .Huyện đảo Lý Sơn vỏn vẹn 10 km2 với dân số chừng 2 vạn người nhưng có đến gần 100 di tích với một quần thể các đền, chùa ,miếu mạo, những ngôi mộ gió của các chiến binh Hoàng Sa một thời giong buồm ra khơi giữ gìn chủ quyền biển đảo cho quốc gia. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, song có lẽ nhờ ở xa đất liền, ít bị ảnh hưởng của việc tu bổ, tôn tạo di tích theo kiểu ăn xổi nên hầu hết các di tích của Lý Sơn còn nguyên vẹn, ít bị xâm hại như chùa Hang, chùa Đục, đình làng Lý Hải, quần thể di tích Âm Linh Tự, nghĩa trang lính Hoàng Sa....


[​IMG]

[​IMG]
 


2. ĐI VÀ ĐẾN
Để đến Lý Sơn, cách duy nhất là đi từ bến cảng Sa Kỳ, cách thành phố Quảng Ngãi 20km. Từ TP. HCM đi Quảng Ngãi khoảng 860 km, cách Hà Nội 889km. Thành phố cách Hội An 100km, cách Quy Nhơn 147km, cách Nha Trang 412km. Bạn có thể bay đến Quảng Ngãi.

Hiện nay, hãng Việt Nam Airlines đã có chuyến bay Hà Nội – Chu Lai – Hà Nội và TP HCM – Chu Lai – TPHCM Có thể đi bằng tàu Thống Nhất từ Hà Nội (Tham khảo giờ và giá vé tại đây) hoặc TP HCM (Tham khảo giời và giá vé tại đây ). Từ Hà Nội, đi ô tô từ bến xe Nước Ngâm, các tuyến xe Hà Nội - Quảng Ngãi ở đây đều là xe chất lượng cao, có giường nắm, giá vé khoản 450k). Từ bến xe Miền Đông, TP HCM, có thể tham khảo giá vé ở đây


Từ TP Quảng Ngãi ra cảng Sa Kỳ, có thể đi xe bus – sáng 5:00, xe bus Mai Linh, check: (055)3822666, giá vé 15k/vé. Cũng có thể bắt xe Ngọc Trinh ở ngã tư Võ Thị Sáu, Lê Lợi, hoặc đi xe ôm ra cảnh với giá khoảng 80k.

Sa Kỳ - Lý Sơn Tàu cao tốc chạy lúc 7h30- 8 h sáng (nếu biển không động – cố gắng đi sớm hơn 1 chút để còn nhận chỗ nhé), 120-130 ghế ngồi nệm, giá vé 110.000 - 130.000 đồng/lượt/KH đi trong vòng một giờ, mua vé ngay tại bến tàu (không đặt vé trước được) hoặc khỏi cần mua vé, cứ trèo lên tàu, trả tiền sau cũng được (hee.. những đừng có trốn vé đấy nha!). Hoặc đi theo đoàn với tàu của ngư dân từ 2-2,5 giờ/chuyến, đi trong vòng 2 tiếng với giá khoảng 50.000 đồng/người (cả hai loại đều tính thêm 2k tiền vào cửa, gửi xe máy 10k). Mỗi ngày, từ 8g có một chuyến tàu cao tốc xuất phát từ Sa Kỳ đi Lý Sơn và ngược lại.Vào những dịp lễ tết có nhiều khách du lịch có thể tăng cường thêm 1 chuyến nhưng không chắc đâu ạ.


Tel cảng: 055-626 431. Tel a. Hớn chủ tàu thường Hải Long: 055- 867 632, 098 267 6269.


Cảnh Sa Kỳ sáng sớm



[​IMG]


[​IMG]




Chiến mã cùng em tung hoành bao miền đất và cũng không ngại sóng gió cùng em ra với biển đảo quê hương. Đang nghỉ ngơi chuẩn bị bơi ra đảo đấy ạ:)


[​IMG]


[​IMG]


Tàu thì tùy từng ngày phụ thuộc lượng khách mà cảng sẽ bố trí tàu lớn, bé, trung bình vì có 3 loại tàu:


Tàu lớn: An Vĩnh Express (trên 300 người với giá 130k/HK) Tàu này có 2 thân chạy nhanh, to nhưng rất say cho những ai chưa quen sóng gió.
Tàu hạng trung : Tàu Lý Sơn (khoảng 250 người, giá 115k/HK) Tàu này loại tủng bình, 1 thân và em đi thấy đỡ say nhất.
Tàu loại bé: Tàu An Hải I và An Hải II ( khoảng 200 người, giá 110k/HK). Tàu này đi ổn nhưng hơi chật chội, thông thường hay chạy tàu này.Tuy nhiên sóng hơi to thì tàu này ko chạy.


Em tạm up cái ảnh tàu loại lớn: An Vĩnh Express trước.Hai cái kia em chưa up lên face nên em sẽ up sau:)


Tàu cao tốc tại cảng Sa Kỳ


[​IMG]


Tàu hạng trung Lý Sơn tại cầu cảng đảo Lý Sơn


[​IMG]


[​IMG]


[​IMG]


Ngoài ra còn một phương tiện nữa là tàu gỗ. Đây là tàu gỗ duy nhất em đã đi. Giá 50k/HK


[​IMG]


[​IMG]
 

Đây là bài tổng hợp của hơn 10 lần em đi ra Lý Sơn. Tất nhiên có tí tình nhưng tình chỉ có trong lần thứ 5 em ra thui cụ. Tuy nhiên em chỉ đan xen vào trong phần II thôi cụ ạ. Cái chính của phần I em vẫn nói chính là thông tin để các cụ mợ có thông tin để tham khảo:-)
Em hé một tí nàng tiên cá thứ 2 xuất hiện đây cụ kẻo cụ thắc mắc:D

[​IMG]

[​IMG]
 




ĐI LẠI TRÊN ĐẢO

Trên đảo lớn (LÝ SƠN): Xe máy thuê ở trên đảo lớn là 100K/ngày. Nhà em chỉ cần đổ 50K/xăng cũng quá đủ để đi lại trên đảo rồi. Nói chung, cái đảo bé tẹo, đi một hồi là bạn định hình được hướng đi ngay.

Thuê xe cá mập 12 chỗ Tel: 055-867 275 a. Thành hoặc lái xe a. Phi 0986 469 142; thuê xe tuktuk: a. Thiên: 0988 075 110.

Đảo lớn – đảo nhỏ: Ngày 1 chuyến đi lúc 8:30AM - 1 chuyến về lúc 2:30PM (Thời điểm khởi hành ko fix cứng như tàu cao tốc, cho nên cần check với bác chủ tàu). 01 lượt đi + 01 lượt về, nhà em mất có 50K thôi ợ. Nếu ăn chơi, thì có thể thuê một quả tàu gỗ đi một mình sang và về với giá khoảng 600K -800k. Các bác nếu đi theo đoàn thì có thể fix với chú em Lợi(con trai chú Tròn chủ tàu) theo số: SĐT: 0988926511

Có thể du ngoạn quanh đảo hoặc từ đảo này sang đảo khác bằng thuyền hoặc thúng chai; theo ngư dân đánh bắt, khai thác cá mực. Giá cả từng chuyến - cá nhân hay theo đoàn - có thể thỏa thuận với chủ tàu, đi từng giờ, từng buổi hay cả ngày, ban đêm.
Ngoài ra còn có thể lặn ngắm san hô nếu đoàn có khoảng từ 5 người trở lên. Liên hệ với chú em Thắm(một admin của web về Lý Sơn): 0972.110.313
(các số máy này nếu cụ nào gọi cứ nói bạn của Dũng chụp ảnh ở HN thì khả năng được giảm giá là rất cao vì em cũng rào trước rồi)


Tàu chú Tròn sang đảo bé(em toàn đi tàu của chú Tròn vì tàu của chú chuyên chạy qua lại giữa 2 đảo)


[​IMG]


Tàu trên đường từ đảo bé về đảo lớn


[​IMG]


Giữa mênh mông biển trời


[​IMG]
 


3. LƯU TRÚ

Ở Lý Sơn nhìn chung đến nay đã khá nhiều nhà nghỉ và các nhà nghỉ cũng thuộc dạng bình dân (cả về giá cả và dịch vụ). Ngoài ra nhà công vụ của huyện đáp ứng được khoảng 30 khách.


Nhà nghỉ Bình Yên của anh chị Thới – Hương, thôn Tây, xã An Vĩnh. . Ở gần cầu cảng chính ở trung tâm đảo. Khá ít phòng, giá 150K/phòng giường đôi hoặc 2 giường. Nhà em ở đây, thấy anh chị này rất nhiệt tình, không chặt chém, ăn cơm bình thường ở đây thì 50K suất. Số điện thoại: Anh Thới: 01683096351 hoặc 055.3867570.

Nhà nghỉ Bến Bờ (055.3867.522) cách cầu cảng khoảng 02 km, gần các cơ quan “hành chính trên đảo”.

Nhà nghỉ Mỹ Linh (055-3867 262), khá gần cầu cảng, cách Bình Yên khoảng 100m, ở trên tầng 02, giá rổ đắt hơn.

Nhà nghỉ Thủy Thạch (0553-867321)

Nhà nghỉ Viễn Đông (em chưa nghỉ nên chưa biết số)

Hoàng Sa Resort (Em này ở tít tìn tịt ở trong đảo, gần cái ngọn hải đăng và gần cầu cảng bé phía Đông của đảo. Em ở đây 1 lần thấy cô chú rất nhiệt tình, thật thà và không gian ở đây rất yên tĩnh và mát mẻ. Về không gian và cảnh quan thì em khoái ở đây nhất. Cô chú cũng nấu ăn theo yêu cầu của khách)


Lý Sơn Hotel. Em này cũng nằm ngay cầu cảng lớn nhưng thấy bảo năm nay đã có máy lạnh(tuy nhiên cũng chỉ có điện mới dùng mà điện thì cho đến hiện nay cũng chỉ có từ 18h đến 23h hàng ngày. Giá thấy bẩu khá đắt đỏ khoảng trên 400k/phòng nhưng thiết bị cũng chỉ hơn mỗi cái máy lạnh.(em ra bao lần nhưng chả lần nào phải dùng đến máy lạnh vì gió thổi tung người rồi)


Nhà nghỉ Đại Dương : Em chửa nghỉ ở đây lần nào nên chưa check được nhưng có bạn em nghỉ thấy bảo giá cũng bình dân. 200k/phòng 2 giường đôi. Nhà nghỉ này có 2 cái (1 cái ở ngay cầu cảng lớn và 1 cái ở trên đường ra cánh đồng tỏi đi lên núi Thới Lới)


Nhà nghỉ Hoa Biển : Em ở nhà nghỉ này nhiều nhất vì đặc thù của em chụp ảnh. Nhà nghỉ này nằm ở phía Đông của đảo, gần cảng bé, gần Hoàng Sa Resort, gần hải đăng. Nhà nghỉ khá rộng,12 phòng đôi. Đi đông người ở đây cũng tiện. Giá ở đây cũng 200k/phòng đôi. Nhà nghỉ có phục vụ ăn uống, xe đưa đón, cho thuê xe 12 chỗ đi thăm quan và xe máy. Em thường ở đây vì thường em ra đến nơi khoảng 10h sáng nhận phòng, thuê xe đi lên núi Thới lới, chùa Hang, Bảo tàng, các nhà thờ các họ, ngọn Hải đăng rồi quay về ăn cơm trưa. Chiều em đi thăm nốt mấy nơi và đón hoàng hôn ở chùa Đục, Cổng Tò Vò ở phía Tây rồi về nghỉ ăn tối. Sáng hôm sau em dậy sớm ra đèn biển ngay gần đấy hoặc nếu có ống Tele em đứng trên tầng 2 nhà nghỉ có thể chụp bình minh thoải mái mà ko lo chạy đi chạy lại. Cá nhân em thấy ở đây hợp lý cho đi lại nên các lần sau em thường ở đây. Anh chị chủ cũng thân thiện. Tuy nhiên có một trở ngại là sáng hôm sau đi đảo bé thì phải đi lên cảng chính để đón tàu đi đảo bé.
Số phone chủ nhà nghỉ: A. Tiến(khoảng gần 50 tuổi) 0983.867.522

Riêng bên đảo bé An Bình thì chưa có bất kỳ dịch vụ gì nên các cụ muốn nghỉ lại bên đảo bé thì liên hệ với chú Tròn hoặc các chủ tàu sang đảo bé để có chỗ nghỉ cùng nhà dân.Có một phương án rất thú vị là các cụ/mợ có thể mang theo lều trại để cắm trại trên bãi biển rất tuyệt vời.(Tất nhiên nên báo qua với công an xã An Bình)



Hoa bàng vuông ở nhà nghỉ Hoa Biển


[​IMG]


và quả bàng vuông


[​IMG]


Nếu không có chỗ ở nhà nghỉ, có thể ngủ ở nhà dân,. Người dân ở đây rất hồn hậu và mến khách, họ sẵn sang cho ngủ nhờ. Nếu thích camping gần biển thì ở chố chùa Hang để cắm rất đẹp hoặc sang bên đảo bé để cắm trại thì tuyệt vời.


Bình minh lên trên bãi cạn trước hòn Mù Cu (trước cửa nhà nghỉ Hoa Biển)


[​IMG]


Hòn Mù Cu một sớm trời giông gió


[​IMG]
 


4. ĂN UỐNG

Trên đảo có khá nhiều quán ăn, giá cả bình dân.

Có thể đặt ăn ngay tại khu nghỉ (Nhà nghỉ Bình Yên, Thạch Bích,.. đều có nấu ăn cho khách nếu đặt trước). Cạnh Âm Linh Tự có quán cơm chay Thanh Đạm cũng ngon. Ngoài ra, buổi chiều có quán cháo vịt ở đối diện Âm Linh Tự. Sinh tố ở LÝ SƠN ngon mà rẻ.

Quán Sơn Thuỷ: 055-862 630*, a. Luân 0977 8966 32 (nhớ gọi điện đặt ăn trước (tốt hơn là đến nơi đặt trực tiếp vì họ sợ gọi tù mù, làm xong không đến). Quán này buổi chiều khều ốc ngắm hoàng hôn cực đẹp. Quánrộng rãi, thoáng mát tuy không có phòng nghỉ, nhưng có thể cho mượn chiếu ngủ đêm tại quán. Chủ quán rất
chân tình. Quán nấu ăn ngon nhất đảo, dù giá hơi mắc các nơi khác. Quán nằm xa trung tâm thị trấn.

Lý Sơn nổi tiếng với các món hải sản cua, ghẹ, mực, ốc có những loại mà không nơi nào có được, giá cả lại rất rẻ. Nếu như may mắn, bạn có thể bắt gặp các tàu cá về , mua hải sản tươi sống tại tàu, tươi, ngon, rẻ, màu sắc xinh đẹp. Cớ thể nhờ người dân ở đó nướng hộ nếu như bạn muốn thưởng thức ngay.Đặc biệt nếu đúng mùa từ tháng 2 đến tháng 7 có thể mua được Cua Huỳnh Đế(ta hay gọi cua Hoàng Đế) vì đúng mùa nước đứng nên ngư dân có thể đánh bắt được loại cua quý hiếm này và tôm hùm.


Các quán hàng bình dân với những đĩa thức ăn được chế biến từ hải sản, mà đặc biệt là từ 14 loại ốc biển khác nhau, mang những cái tên rất kỳ dị như ốc nhảy, ốc đụn, ốc cừ, ốc hương, ốc voi, ốc mặt trăng, ốc bướm, ...vv..vv


Rượu hải sâm, loại hảo hạng: Loại hải sâm đen sinh trưởng lâu năm, được ngư dân vớt từ những ma trận san hô dưới tận đáy biển thuộc quần đảo Trường Sa. Loại đặc sản này người dân thành phố, tiền rủng rỉnh nhưng chưa chắc kiếm được.

Thú vị nhất, nếu đúng mùa thu hoạch tỏi, bạn còn có dịp thưởng thức món ngó tỏi làm bằng thân lá tỏi trộn đậu phộng. Và khi về không thể không mua tỏi ở “vương quốc tỏi” về làm quà. Tỏi ở đây thơm dịu chứ không gắt, được chắt lọc từ tinh túy của đất cát trắng và mồ hôi của người nông dân. Đặc biệt có một thứ tỏi rất hiếm gặp (được gọi là “tỏi mồ côi”), chỉ có một tép duy nhất, tròn trùng trục, trông rất đẹp mắt. Rượu tỏi có tác dụng chữa bệnh. Giá tỏi hiện giờ như sau: Tỏi thường là 50K/kg, tỏi một nhánh là 350K/kg…


Cầu cảng lớn Lý Sơn



[​IMG]


Cảm nhận


[​IMG]


Bình minh


[​IMG]


Hòn Mù Cu


[​IMG]
 


5. THĂM QUAN

Ngắm núi lửa: Lý Sơn có tới 05 ngon núi (người dân ở đây gọi là ngũ hành sơn gồm có núi Thới Lới, Hòn Tai, Hòn Sỏi, Giếng Tiền, Hòn Vung. Trong 05 ngon núi, Thới Lới là ngọn cao nhất, đứng trên đó bạn có thể nhìn được toàn cảnh Lý Sơn. Thời điểm lý tưởng nhất để trekking hoặc phóng xe lên đỉnh Thới Lới là hoàng hôn hoặc bình minh. Lên đỉnh Thới Lớn ngắm hoàng hôn rơi thì không gì đẹp bằng…[Ghi chú: Bạn sẽ chỉ đứng ở lưng chừng, vì điểm cao nhất là khu vực quân sự nên bộ đội không cho lên và chụp ảnh trên đó.Trên đỉnh Thới Lới hiện có hồ để trữ nước ngọt phục vụ cho canh tác mùa màng. Tuy nhiên, đứng ở độ cao có thể chụp hình được thì cũng quá đẹp rồi]. Quên mất, ai thích đá bóng thì trên đường lên đỉnh Thới Lớn có 01 cái sân banh cỏ rất xanh].


Toàn cảnh núi Thới Lới góc chụp trên tàu cao tốc về đất liền


[​IMG]


Toàn cảnh đảo lớn góc chụp trên thuyền sang đảo bé


[​IMG]


Mẫu trên đình Thới Lới góc phía hồ nước ngọt, hướng Đông


[​IMG]


Hồ nước ngọt trên đỉnh Thới Lới và hòn đá thiêng


[​IMG]


Đường lên đỉnh Thới Lới


[​IMG]


Từ đỉnh nhìn về hướng Đông phí ngọn hải đăng


[​IMG]

Chơi đảo Bé (xã An Bình) còn gọi là “Cù Lao Bờ Bãi” , chuẩn bị đồ tắm, đồ lặn ngắm san hô, cần câu, ra cảng, Tàu bác Tròn: 055- 862 101, 0985 390 199*. Tàu không có đèn nên chiều cố gắng quay về sớm kẻova đá ngầm hoặc đụng tàu khác trên biển. Đảo này có khoảng 100 hộ dân, sang đây thủ tục đâu tiên là trình báo biên phòng (nhớ mang theo CMT hoặc Passport hoặc bằng lái xe…) gọi là thủ tục. Đảo bé rất nhỏ đường kính chắc chỉ khoảng 1km là cùng, biển ở đây rất đẹp có chỗ lý tưởng để căm trại, trên đảo không có nhà hàng quán ăn gì cả, nếu thích ăn thì mang đồ đi. Trên đảo không có nhà nghỉ, từ cầu cảng xuyên hết đảo đến bãi Đục là đường bê tông chạy dài. Gọi là bãi Đục nhưng nước cực kỳ trong, nhiều tôm, cua, cá, cầu gai và các con vật đầy màu sắc bơi bên dưới như thuỷ cung, san hô cũng nhiều nhưng đặc biệt không sắc nhọn mà tròn tròn, rêu trơn tuột.


Biển bên đảo bé thì tuyệt vời.


[​IMG]


Bãi sau - đảo bé


[​IMG]


Đường ra bãi sau đi qua cánh đồng tỏi


[​IMG]


Bãi đục ngay gần cầu cảng đảo bé


[​IMG]


[​IMG]


Đến với LÝ SƠN, bạn nên thăm một số những di tích lịch sử như chùa Hang (Chùa có chỗ để cắm trại rất lý tưởng, có một cái “gường đá” giống như gường của “Tiểu Long Nữ - trong Thần Điêu Đại Hiệp”), chùa Đục có bức tượng khổng lồ ĐỨC BÀ QUAN ÂM rất đẹp, đứng bên đảo bé cũng nhìn thấy bức tượng này, trên chùa view ra biển rất đẹp; đình Lý Hải, đình làng An Vĩnh, các đền thời các họ tộc của các vị tiền hiền đầu tiên ra đảo LÝ SƠN, tượng đài Đội Hoàng Sa Bắc Hải kiêm quản Vạn Lý Trường Sa mới khánh thành ngày 29.04.2010 và cái bảo tảng nho nhỏ về Lý Sơn và Hoàng Sa. đến Âm Linh Tự (ở gần cầu cảng) để cầu nguyện cho những binh phu Hoàng Sa. Ngoài ra, bạn cũng nên ra cái giếng Xơ La (còn gọi là giếng Gia Long, đây là giếng nước ngọt đầu tiên trên đảo. Đặc biệt, nó rất gần biển, nước thì đúng là ngọt thật. Dành buổi chiều nắng đẹp lang thang thả bộ trên bãi biển gần khu chùa Hang hoặc khu gần ngọn Hải Đăng để cùng những người dân đi vớt mơ (dân Lý Sơn gọi một lsố oại tảo biển là MƠ), phơi mơ. Khùng khùng chút nữa thì xà vào quán cà phê ở cầu cảng, nghe sóng biển ngắm trăng lên.

Đến với LÝ SƠN, nếu bạn quan tâm đến kiến trúc nhà Việt cổ ở miền Trung. Bạn hãy hỏi người dân trên đảo chỉ cho đường đến một vài nhà đắp đất ở trên đảo. Một kiến trúc nghe một ông KTS nghiên cứu về nhà cổ thì rất độc đáo ở LÝ SƠN. Ghi chú: Số lượng nhà đắp đất ở Lý Sơn giờ chỉ còn vài cái thôi ợ..

Khám phá đảo nhỏ với ruộng tỏi xếp hàng cao thấp như bậc thang… Màu trắng của cát hoà với màu xanh lục của lá tỏi, màu nâu xám của đá núi lửa, màu xanh dương của biển của trời tạo nên cảnh rất thơ mộng..Tỏi ở Lý Sơn chỉ trồng một vụ bắt đầu trồng vào tháng 09 và thu hoạch vào tháng 01 âm lịch. Ngoài trông tỏi, dân LÝ SƠN còn trồng ngô, dưa hoặc hành. Hành một năm người Lý Sơn thường trồng 02 vụ, vụ dài ngày trồng hành lai (60 ngày là thu hoạch được), và vụ ngắn trồng hành ta (50 ngày là thu hoạch được.

Cánh đồng tỏi


[​IMG]




Đến với LÝ SƠN, nếu bạn không say tàu, bạn có thể xin ngư dân cho lên tàu thử đánh cá gần bờ 01 đêm cho biết nỗi nhọc nhằn của những ngư dân trên biển. Nếu bạn có nhiêu thời gian hơn, năn nỉ họ cho đi đánh cá xa bờ một chuyến.Thường dân đánh cá ở Lý Sơn không ra khơi đánh cá vào những ngày trăng lên (từ 14-17 âm lịch), ngày 18 âm lịch là ngày sát chủ cũng không đi đánh cá…(cái này em trải nghiệm mấy lần thấy phiêu thôi rồi)


[​IMG]


Nếu có máu phiêu lưu, bạn hãy đeo một cái kính lặn, hụp lặm dưới biển và khám phá sự phong phú, vẻ đẹp của biển cả quanh hòn đảo này… Nếu bạn muốn câu cá, có thể đến cổng Tò Vò (thôn Tây, xã An Vĩnh) và nhiều chỗ khác quanh đảo vừa câu, vừa thư giãn. Nhưng nếu muốn câu dễ có cá thì nên thuê một chiếc thuyền nhỏ ra xa một chút để câu.



[​IMG]


[​IMG]
 


CHÚ Ý:

- Bạn nhớ mang đầy đủ giấy tờ tùy thân để tiện cho việc lưu trú trên đảo. Bên cạnh đó, du khách cũng nên mua bảo hiểm du lịch, thuốc chống say sóng để chuyến hành trình diễn ra như ý.
- Trên đường ra cảng Sa Kỳ nên cố gắng lưu giữ lại vài kiểu ảnh vì cung đường cũng rất đẹp. Đến với LÝ SƠN, bạn nên ngồi trên boong tàu cao tốc. Thi thoảng bạn có thể ngắm những đàn cá chuồn vượt sóng lao lên không trung. Cảnh tượng rất chi là thích mắt..Nếu có điều kiện các cụ/mợ có thể tạt sang thăm bãi biển Mỹ Khê, chứng tích vụ thảm sát Sơn Mỹ đều nằm trên đường từ Quảng Ngãi ra cảng Sa Kỳ.


Cửa biển cảng Sa Kỳ


[​IMG]


Tượng đài trong khu chứng tích Sơn Mỹ


[​IMG]




- Do chạy máy phát điện, ban ngày ở Lý Sơn không có điện, ban đêm chỉ phát điện từ 17g-23g . Nước sinh hoạt cũng hạn chế.
- Đến với LÝ SƠN đúng ngày 4-8 tháng Giêng âm lịch, bạn có thể tham gia lễ hội đua thuyền của 02 là An Hải và An Vĩnh. Đặc biệt, vào ngày 08 tháng Giêng sẽ diễn ra hội đua thuyển của 08 chiếc thuyền (02 bộ Long Ly Quy Phượng). Nghe nói giải thưởng không đủ để ăn nhậu, tuy nhiên ai cũng hứng khởi bởi nghe nói thôn nào mà nhất năm đó, cả thôn làm ăn phát đạt, đi tàu đi bè thuận buồm mát mái...

Khách du lịch ở bãi sau đảo bé


[​IMG]


Bãi sau đảo bé khi thủy triều lên, khách du lịch đùa nghịc với sóng cực phê


[​IMG]


Cổng chính chào mừng của huyện đảo nằm ngay cầu cảng lớn


[​IMG]


Và em khoe chiến mã của em tháp tùng em cùng trên tàu cao tốc ra đảo:D


[​IMG]
 
Để kết thúc phần I em xin được đưa ra vài kinh nghiệm của em và muốn gửi tới các cụ/mợ nếu đến Lý Sơn 1 đề nghị nho nhỏ sau:

- Về kinh nghiệm: Theo em thì tùy vào điều kiện ktế và mục đích chuyến đi của từng người sẽ chọn hình thức đi thế nào. Nhưng em khuyên nếu ai có ý định đi du lịch nghỉ dưỡng thì chắc sẽ thất vọng vì thực sự mặc dù đời sống của bà con ngoài đảo không còn nghèo nhưng vẫn còn khổ. Bởi xa xôi và mới được sự quan tâm của chính quyền nên về điện, nước sinh hoạt còn rất hạn chế, dịch vụ còn sơ sài. Nếu đi theo dạng phượt, khám phá thì sẽ có nhiều trải nghiệm hơn. Cố gắng trò chuyện bắt chuyện với người dân ở đây các cụ mợ sẽ thấy họ rất cởi mở và thật thà. Ngoài cảnh đẹp ra thì đây cũng là một trong những điều quyến rũ em luôn mong quay trở lại.
Về đi lại em có 1 lần đi máy bay đến Chu Lai và 1 lần bay vào Đà Nẵng rồi đi tiếp vào nhưng em thấy như vậy vừa đắt, vừa tốn thời gian hơn em đi xe khách giường nằm hoặc đi tàu hỏa. Sau này em toàn bắt xe khách buổi chiều hôm trước từ HN hoặc SG chạy một mạch vào đến bx Quảng Ngãi đúng giờ bắt xe bus để ra cảng.Như vậy em vừa có 1 đêm ngủ đẫy giấc trên xe, hôm sau có sức để khám phá.
Đi tàu cao tốc thì các cụ/mợ đừng nên ở dưới khoang mà nên lên boong tàu mà ngồi. Có thể có tí nước biển bắn vào nhưng lại rất thoáng và ít say sóng hơn(với những người bị say sóng chứ em chửa thấy bị cảm giác say sóng bao giờ).
Đi lại trên đảo nếu các cụ mợ nhờ thuê được xe tay ga là tốt nhất vì xe số ngoài đó khá yếu(em thuê mấy lần thấy vậy). Leo lên đỉnh Thới Lới thì xe số ngoài đó em thấy yếu lắm, lên rất ì ạch và hệ thống an toàn ko cao. Nếu thuê được xe tuk tuk thì tiện lợi nhưng lại không được chủ động cho lắm
Nghỉ ngơi nên nghỉ ở phái Đông(gần ngọn hải đăng) của đảo sẽ rất tiện cho hành trình khám phá mà ko phải chạy ngược, chạy xuôi nhiều.
Chọn thời điểm đi: nên chọn đi vào những ngày con nước to như con nước 7 đến con nước 11 hoặc con nước nghén thì sóng mới to và phê :). Chách tính con nước theo tuần trăng thì các cụ cứ hỏi anh Gu gồ nhé.

- Về thông điệp : Mời các cụ/ mợ xem bức ảnh này sẽ hiểu em muốn gửi đến các cụ mợ thông điệp gì.

[​IMG]

Đây là lúc nước triều lên khá cao rồi nên đã trôi dạt đi nhiều chứ lúc nước rút thấy nhiều lắm ạ. Em nhận thấy nó tăng lên rất nhanh chỉ trong thời gian khoảng 8 tháng.
Khi em hỏi những người dân ở đây thì họ nói ngày xưa cũng không có nhiều đâu nhưng bắt đầu từ ngày khách du lịch biết đến Lý Sơn nhiều thì đúng là Lý Sơn bây giờ đầy rác. Không những rác trên biển, cầu cảng mà ngay cả ở những nơi mà khách hay đến thăm quan như Chùa Hang, Chùa Đục, các bãi biển thì những đống rác để lại rất nhiều của khách du lịch do ý thức rất tồi của những khách du lịch đến tham quan. Đây là một hiện trạng đáng buồn.
Bởi nhìn thấy vậy nên em mạn phép mong các cụ mợ chúng ta đến với Lý Sơn làm một khách du lịch văn minh giữ gìn cho những nơi thiêng liêng này được sạch đẹp. Chỉ để lại dấu chân mình trên những nẻo đường chúng ta đi qua.
Thay lời của những người dân em đã gặp em xin cám ơn các cụ mợ thay họ.



Lịch trình và chia sẻ kinh nghiệm du lịch đảo Lý Sơn.
-------------------------------------------------------------------------------

Tiếp tục thực hiện lời hứa với mọi người. Nhân Lý Sơn đang là điểm thu hút nhất. Mình viết tiếp cái lịch trình và chia sẻ kinh nghiệm đi Lý Sơn cho mọi người. Cũng vẫn dài và tỉ mỉ. Nói chung là nên đọc hết và đọc thêm bài mình viết năm ngoái trên otofun(có link gần cuối bài) thì sẽ có đc thông tin đầy đủ.
===========================================

Lịch trình khám phá du lịch đảo Lý Sơn:

Đây là lịch trình và kinh nghiệm của cá nhân mình chia sẻ với các bạn về hoàn đảo xinh đẹp này sau nhiều năm và nhiều lần đến với Lý Sơn. Những chia sẻ này chỉ có giá trị trong thời điểm mình viết (tháng 6/2014). Các mức giá và chốn ăn nghỉ có thể sẽ thay đổi theo thời gian và biến động thị trường.

Ngày 01: Hà Nội( Sài Gòn) – Chu Lai(Đà Nẵng,)

Có rất nhiều lựa chọn cho các bạn để đến được Quảng Ngãi hoặc Sa Kỳ tùy thuộc vào thời gian và điều kiện của các bạn. Có điều kiện thì bay đến Đà Nẵng hoặc Chu Lai rồi di chuyển bằng các phương tiện khác như Taxi, Bus, xe máy để đến Quảng Ngãi rồi ra cảng Sa Kỳ.(Cái này các bạn tự Gu gồ seach là ra đầy)Dù đi bằng phương tiện gì thì cũng cố gắng làm sao ra tới cảng Sa Kỳ sớm nhất trong sáng ngày hôm sau để mua vé lên tàu cao tốc ra đảo. Tàu chạy khoảng 7h đến 7h30 hàng ngày. Ngày nào đông có thể tăng them các chuyến sau đó tùy theo lượng khách. Vé tàu được bán từ 6h sáng. Mỗi người chỉ được mua không quá 2 vé và phải mang theo CMND hoặc hộ chiếu mới được mua vé. Nếu đi đoàn đông nên lien hệ mua vé trước. Khi mua vé cho đoàn đông cần có danh sách thong tin của cả đoàn gồm họ tên, năm sinh, số CMND, quê quán.Các bạn có thể nghỉ đêm tại Quảng Ngãi rồi sáng hôm sau mới di chuyển ra cảng Sa Kỳ bằng các phương tiện như Taxi, xe bus hoặc có thể tới thẳng cảng Sa Kỳ nghỉ đêm để sáng hôm sau tiện cho việc mua vé tàu ra đảo hơn.Theo kinh nghiệm của mình và cách đi của mình thì mình hay bắt xe giường nằm để đến Quảng Ngãi. Chọn chuyến xe nào phù hợp để đến Quảng Ngãi vào tối hôm trước rồi sau đó đi xe bus hoặc taxi xuống cảng Sa Kỳ nghỉ đêm. Tại cảng Sa Kỳ ngay đường vào cảng, cách cảng 200 mét có mấy nhà nghỉ, nhà trọ. Nghỉ ngơi cũng sạch sẽ. Nhà nghỉ , nhà trọ ở cảng Sa Kỳ giá khoảng 150K /phòng đôi, nhà trọ thì 50K/người.

Ngày 02: Quảng Ngãi – Sa Kỳ - Đảo Lý Sơn

Dậy sớm trả phòng và di chuyển ra cảng trước 6h30 để mua vé tàu cao tốc.
7h-7h30: Lên tàu cao tốc, đến đảo Lý Sơn
9h00: Nhận phòng, nghỉ ngơi nếu bị say song quá mệt. Đến Đảo nhận phòng, thuê xe máy đi tham quan luôn(cái này phải lien hệ trước để nhà nghỉ chuẩn bị xe, mũ BH đầy đủ). Nếu ở trung bình thì nên dùng Hoa Biển, Viễn Đông, Thành Phát, Mỹ Phụng còn nếu ở tiết kiệm thì Đại Dương, Bình Yên,… ngay cầu cảng..Năm nay mọc them nhiều nhà nghỉ do nhu cầu khách du lịch đến quá đông nên có nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên, dù ở đâu cũng nên đặt trước nếu vào những dịp lễ tết hoặc ngày cuối tuần.
Ăn cũng có thể đặt ăn tại Hoa Biển hoặc các nhà nghỉ mình nghỉ. Mấy quán nhậu thì mình thấy Sơn Thủy trên chỗ gần chùa Hang là ổn nhất và mát nhất. Mỗi tội hơi xa và không có cơm, chỉ có nhậu và nếu đói thì có cháo Nhum thôi.
Cung đường đi tham quan như sau sẽ tận dụng được thời gian mà đi được hết các điểm: Nhà nghỉ => Nhà lưu niệm (tượng đài luôn) => Giếng vua => Chùa Hang => Hải đăng lớn=> Đình làng An Hải => về KS ăn trưa. => Chiều: Hồ đập nước(Núi Thới Lới) => Hang Câu => Đình làng An Vĩnh, Âm Linh Tự, Chùa Đục => Cổng Tò Vò(ngắm hoàng hôn xuống biển ở chùa Đục)=> Khu mộ gió => về KS ăn tối(ở quán Sơn Thủy có Karaoke rộng, ngay bờ biển,) .
Về nghỉ ngơi sớm và nếu thích chụp ảnh thì sang hôm sau cố gắng dậy sớm để chụp ảnh bình minh lên trên biển rất đẹp ở đèn biển hòn Mù Cu phía Đông của đảo gần nhà nghỉ Hoa Biển, Mỹ Phụng...
Ngày 03: Lý Sơn – Đảo Bé An BìnhSáng:

Thức dậy sớm, ngắm bình minh ở Hải đăng lớn, Vịnh Mù Cu hoặc đỉnh Thới Lới .
Ăn sáng, sau đó lên tàu thăm quan Đảo Bé An Bình.-
9h: Đặt chân lên đảo Bé, lấy phòng, tắm biển, lặn san hô, nghỉ ngơi tự do. Ở đảo Bé đã có 1 nhà nghỉ có 3 phòng là nhà nghỉ Minh Vy của vợ chồng chị Đảnh ngay gần cầu cảng. Ngoài ra có thể xin nghỉ nhờ bất kỳ nhà ai trên đảo bé kiểu homestay hoặc cắm trại ngoài bãi biển cực đẹp.
Trưa: Ăn trưa, sau đó nghỉ ngơi
Chiều: Thăm quan ruộng hành tỏi, Ngắm bãi cát trắng mịn với những khối đá muôn vạn hình thù kỳ bí, chụp ảnh, Tắm biển tại Hang sau.
Tối : dựng lều tại bãi Tiên, BBQ hải sản giao lưu hát hò hoặc về đảo lớn nghỉ ngơi.
Ngày 04: Lý Sơn – Quảng Ngãi – Chứng tích Sơn Mỹ-
05h: Dậy đón bình minh, tắm biển, dọn dẹp, ăn sáng và trở về đảo Lớn-
7h30: Lên tàu trở về đất liền. Kết thúc hành trình khám phá Lý Sơn... -
9h30: Đoàn về đến cảng Sa Kỳ, sau đó lên xe, tiếp tục đến dạo chơi bãi biển Mỹ Khê – Quảng Ngãi -
11h: Thăm quan khu chứng tích Sơn Mỹ, đoàn có thể trực tiếp nhìn thấy những bức ảnh ghi lại tội ác chiến tranh, của quân đội Hoa Kỳ đối với những người dân vô tội tại Mỹ Lai (Sơn Mỹ), để nhìn thấy sự tàn khốc ác liệt của chiến tranh.-
12h: Kết thức hành trình.
Một số lưu ý và contact :
1. Lưu ý: -
Đến tháng 9/2014 thì điện lưới quốc gia mới được cấp cho đảo Lớn, Đảo bé theo kế hoạch là phải đến năm 2016 hoặc sớm là cuối 2015 nên hiện nay trên đảo vẫn dung điện do nhà nước hỗ trợ chạy bằng máy phát nên chỉ có điện từ 17h chiều đến 21h đêm hằng ngày. Các nhà nghỉ thường tích điện để sử dụng những việc cần thiết khi không có điện như sạc điện thoại cho khách, phát wifi, một vài nhà nghỉ có máy phát điện để phục vụ khách nhưng giá phòng sẽ tăng lên rất cao như Lý Sơn Hotel, Đại Dương, Viễn Đông….-
Vấn đề vé tàu cao tốc là vấn đề chưa được ổn lắm nên các bạn khi ra đảo, về đất liền cần phải chủ động đến sớm hoặc liên hệ trước để mua vé kẻo bị lỡ tàu thì sẽ vỡ hành trình của mình. Gía vé tàu dao động từ 110k -130K tùy loại tàu. Có 1 chuyến tàu gỗ chờ hàng hóa ra vào đảo nên nếu các bạn đi tàu này cũng ok. Gía vé tàu gỗ là 50K/người/lượt.-
Hiện nay do lượng khách du lịch đến với Lý Sơn quá đông trong khi sự quản lý và hoạch định chính sách của các cơ quan huyện đảo còn kém nên vấn nạn rác đang là vấn đề mà khách du lịch cảm thấy Lý Sơn mất điểm. Cũng là hệ quả tất yếu của việc phát triển nóng và sự tắc trách của cơ quan chính quyền không kịp có biện pháp xử lý. Vậy nên mỗi khách du lịch chúng ta hãy tự giác giữ gìn vệ sinh và môi trường chung. Cũng là giữ cho chính mình.-
Hiện nay ở đảo lớn Lý Sơn có 1 cầu cảng chính và 1 âu tàu. Nếu mùa du lịch từ tháng 4 đến tháng 9 là mùa nước cạn, biển êm nên các tàu cao tốc sẽ cập cảng chính ở phía Tây Nam của đảo. Mùa biển động thì khó ra vào là khoảng giữa tháng 9 âm lịch đến gần hết tháng 10 âm lịch. Các bạn không nên đi mùa này(trừ mình và những kẻ hâm dở thích mạo hiểm, cảm giác mạnh và tỉ phú thời gian). Mùa từ tháng 11 dương lịch trở đi là có thể đi tham quan đc rồi nhưng trời có ảnh hưởng lạnh nên khó tắm biển. Mùa này nước lớn nên các tàu thường cập âu tàu phía Đông Bắc của đảo. Khu này gần các nhà nghỉ như Hoa Biển, Thành Phát, Hoàng Sa….-
Hiện nay các nhà nghỉ thường có xe đưa đón khách tại cảng. Tuy nhiên đôi lúc xe hỏng hay có việc thì các nhà nghỉ vẫn bắt khách phải tự di chuyển vào nhà nghỉ như thường. Lúc đó nếu 1 mình thì nên đi xe ôm còn nếu đông thì có các loại xe 3 gác để di chuyển.-
Bên đảo bé An Bình thì nên lưu ý là thật tiết kiệm nước ngọt vì ở đảo bé không có nguồn nước ngọt. Hoàn toàn sử dụng lọc nước biển thành nước ngọt hoặc mang từ đảo lớn sang nên giá thành rất đắt đỏ. -
Lưu ý cho những ai thích chụp ảnh: Bình minh ở phía Đông của đảo là khu những nhà nghỉ như Hoa Biển, Thành Phát, Hoàng Sa gần đèn biển Mù Cu, Hải đăng thuộc thôn Đông xã An Hải. Hoàng hôn thì nên chạy về phía Tây đảo khu vực chùa Đục, Cổng Tò Vò thuộc xã An Vĩnh.-
Trên đảo có rất nhiều bàng vuông nhưng hoa nở đẹp nhất là ở nhà nghỉ Hoa Biển. cái đặc biệt là mấy cây bang vuông nhà Hoa Biển thì hoa nở quanh năm chứ không theo mùa. Đêm nào cũng có hoa nở.-
Các bạn có thể đến Lý Sơn bất cứ mùa nào và hầu như đều tắm được ngoại trừ mùa biển động đã nói ở trên vì Lý Sơn thuộc Nam Trung Bộ nên ít ảnh hưởng của mùa đông phía bắc. Mỗi mùa đi đều có cái hay của nó và đáng trải nghiệm
2. Contact, liên hệ: -
Nhà trọ Hương Biển ở cảng Sa Kỳ : 0164.529.6803. Vợ chồng bà chủ tên Lương – Lan. Gía khoảng 50K/người/đêm.-
Số điện thoại đặt vé tàu cao tốc cảng Sa Kỳ : số điện thoại 055.3626.431 hoặc fax055.3626.138 và cung cấp thông tin từng cá nhân theo hướng dẫn của nhân viên phòng vé.
Nhà nghỉ đảo lớn:
Nhà Hàng, nhà nghỉ Hoa Biển : 055.3867522, Gía khoảng 250k/phòng đôi, 200k/phòng đơn. Khuyến khích ở nhà nghỉ này thuận tiện, có xe đưa đón, thoáng mát, sạch sẽ.
Khách sạn Lý Sơn (055.3.867.888) : Là KS nhưng cũng chả khác gì nhà nghỉ, gọi là tự đặt tên là Hotel choa oai. Gía hơi chát : Ko điện, ko điều hòa : 250k/phòng, có điện, điều hòa những lúc cao điểm thì 450k/phòng. Không khuyến khích ở đây và những nhà nghỉ gần cầu cảng vì thường cảng nằm nơi khuất gió nhất sẽ nóng và nước ở khu vực này đã bị nước mặn xâm thực.
Nhà hàng, nhà nghỉ Viễn Đông: Liên hệ:0977.405.507 ( Chú Thanh ) – 0166.7537.351 ( Cô Lệ )
Nhà Nghỉ, Cafe Đại Dương: Điện Thoại: 0977.205.818 gặp Minh Khánh.
(tuy nhiên, tất cả các nhà nghỉ giá thay đổi chứ ko cố định đâu, vào mùa giá có thể tăng hoặc chạy điện máy phát là có tăng giá nhé)-
Ngoài ra còn có một số nhà nghỉ mới xây như Thành phát, Mỹ Phụng phía đông đảo gần Hoa Biển, Thành Lợi gần cầu cảng, Song Bình gần nứi thới lới nhưng không khuyến khích vào Song Bình nếu là đi vợ chồng và là những người nghiêm túc vì có tí a bờ cờ.
Nhà nghỉ Minh Vy đảo bé : Chị Đảnh : 0165.8768.790, 0168. 831.36.31. Gía phòng đơn khoảng 200K, Phòng đôi 250K. Có thể phục vụ điện máy nổ cả ngày đêm nhưng giá không chịu nổi.-
Thuê tàu đi đảo bé : Liên hệ chị Đảnh luôn hoặc chú Tròn. (01663716017) hoặc chú Thông (01687425419)
Thuê xe máy đi tham quan: Liên hệ với chính các chủ nàh nghỉ. Gía thuê xe máy số khaỏng 100K/ngày mình tự đổ xăng, 150K là chủ xe đổ xăng, xe ga mỗi loại tăng them 50K. Nếu đi đông thì nên liên hệ trước với chủ nhà nghỉ để họ bố trí xe. Khi nhận xe nhớ kiểm tra phanh, ga cho chuẩn chứ xe ở ngoài đó nhiều xe cà tang đi rất nguy hiểm. -
Về chi phí.: Ngoại trừ những nơi khác di chuyển thì riêng ở đảo theo kinh nghiệm của mình thì chi phí mỗi ngày khoảng 700K/người cho tất cả từ thuê xe tham quan, xăng cộ, ăn uống, tàu sang đảo bé, nhậu nhoẹt là trung bình và khá ok. Chi phí như này là đã có 1 bữa đặc sản như cua Huỳnh Đế hoặc 1 bữa BBQ hải sản ngoài trời rùi. Có thể chi tiêu cao hơn hoặc tiết kiệm hơn tùy vào túi tiền mỗi người.
Còn nếu muốn biết kỹ hơn về các dịch vụ hoặc cách chi tiêu và ngõ ngách thì mời các bạn PM mình trên FB ở nick: Ngong Hankang. Chứ ở đây không thể viết cặn kẽ cho từng đối tượng được.-
Theo kinh nghiệm của mình thì để khám phá và đi được toàn diện cho đảo Lý Sơn thì thời gian dành cho đảo là 3 ngày 2 đêm. Còn tùy theo thời gian của mọi người có được. Cụ thể để bố trí hợp lý thì các bạn cũng lại phải PM mềnh ở nick FB mềnh mới chia sẻ them được -
Mình vừa ở đảo tháng 5 và tháng 6/2014 là hơn chục lần. Hiện nay dự án kè bờ biển ở đảo bé đã bắt đầu kéo máy sang. Theo như mình biết từ nguồn tin nội bộ thì dự án này sẽ xây dựng khá nhanh. Nếu như vậy sẽ mất đi mấy bãi biển cực đẹp để tắm ở đảo bé. Vậy nên, nếu bạn có ý định đi Lý Sơn thì nên đi trong năm nay hoặc cùng lắm là sang năm. Nếu ko sẽ ko còn những thứ đẹp và hoang sơ nữa. Khi bờ kè xây dựng xong thì tầm nhìn bị hạn chế, quang cảnh ko còn đẹp và hầu như mất hết góc chụp đẹp của đảo.
------------------------------------------------------------------------------------

Update một số cảnh báo mới trong tháng 6/2014 :

Cảnh báo các bạn đi Lý Sơn dịp này mấy việc sau:
1./ Việc mua vé để ra đảo nếu các bạn đi đoàn đông, không có đặt vé trước và fax danh sách đoàn sớm cho cảng thì dễ bị gạt ra lắm nhé. Đến cảng, dù đã đặt vé trước nhưng nhiều bạn ko biết cứ ngồi chờ, khi loa gọi đến tên(loa rất nhỏ và giọng của dân Quảng ngãi khó nghe) mà ko chú ý đến, ko ra ngay thì dễ bị gạt ra luôn. Lúc ko thấy mới vào thắc mắc thì mời bắc thang lên hỏi trời .
2./ Việc đặt phòng với các nhà nghỉ trên đảo: Nếu các bạn đặt phòng, trước ngày đi 1 ngày ko check lại lần nữa thì khi ra đảo điện cho họ, họ bảo: Hết phòng là rất cao và bơ vơ lê lết đi tìm nhà nghỉ là chuyện thường ở huyện, giải thích lên phường . Hnay(1/7/2014) mình đã thấy mấy đoàn bị lâm vào tình trạng này, phải điện lung tung tìm phòng cho các bạn í. Cũng dễ hiểu, Các nhà nghỉ ở đảo đa phần là đặt phòng bằng điện thoại, không có chuyển khoản trước để cọc. Công thêm, nhiều đoàn ko biết nên ra đảo chậm, lỡ tàu, ko báo lại, họ phải để không nhiều lần trong khi trước đó nhiều đoàn hỏi ko dám nhận nên giờ họ có đoàn nào đặt và có check lại chắc chắn trước ngày đến 1 ngày thì họ mới giữ.
3./ Kinh nghiệm của tớ đi đảo thì như này: Cứ chọn các nhà nghỉ mặt biển, view biển, phía đông của đảo thì chắc chắn sẽ mát, thoáng vì mùa biển lặng thường có gió Đông, các nhà nghỉ phía Tây nên tránh. Vì sao thì là do phía Tây là phía trong bờ, phía lặng gió nhất nên thường được chọn làm cầu cảng, âu thuyền để tránh gió bão. Vậy nên các nhà nghỉ, khách sạn gần cầu cảng thường nóng hơn ở phía Đông .
4./ Đăc biệt cảnh báo các bạn sang đảo bé tình trạng mất tiền. Khi các bạn đi tắm biển ở bãi sau hay bất cứ bãi nào, các bạn nên gửi tất đồ ở nhà trọ, nhà dân mình tá túc, điện thoại cũng ko mang đi vì ra bãi tắm ko có sóng điện thoại đâu. Tuần vừa rồi(ngày 28,29/6/2014) mình đã thấy 2 đoàn mất tiền ở bãi tắm. Khi đi tắm chỉ nên mặc đồ bơi, áo hay vài chống nắng chứ không nên mang theo thêm gì ngoài đồ ăn nhẹ, khăn tắm. Những đồ có giá trị nên gửi chủ nhà mình ở.

*P/S: Những chia sẻ này dựa trên kinh nghiệm của cá nhân nên có thể đúng, có thể sai. Nếu khi các bạn đến những nơi này sử dụng dịch vụ mà có thấy sai lệch thì mình cũng không thể chịu trách nhiệm đâu nhé
Các bạn có thể đọc thêm bài chia sẻ cảu mình trên otofun.net năm 2013:
http://www.otofun.net/threads/560248-dao-ly-son-danh-thuc-nang-tien-ca-dang-ngu-quen
Chúc các bạn chuyến đi vui vẻ, an toàn và đầy trải nghiệm. 

https://www.otofun.net/threads/dao-ly-son-danh-thuc-nang-tien-ca-dang-ngu-quen.560248/