Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

CHỌN NHẠC CHO CUỘC SỐNG THĂNG HOA

Khi tốc độ của bài hát hòa nhịp cùng động thái của cơ thể, phép màu xảy ra khiến cho con người cảm thấy được tiếp thêm năng lượng. Lý thuyết này đã được các nhà khoa học chứng minh và chúng ta có thể ứng dụng vào cuộc sống thường ngày.


Có lẽ bạn đã từng nghe khái niệm BPM (số nhịp/phút) trong các thiết bị theo dõi quá trình chạy bộ của người dùng. Bên cạnh đó, BPM còn là thông số chứng tỏ nhịp tim cũng như sự phối hợp nhịp nhàng của tâm nhĩ và tâm thất. Giả thuyết này đã xuất hiện từ năm 1911 khi các nhà khoa học nhận thấy các cua-rơ chạy nhanh hơn khi nghe tiếng nhạc rộn rã.

Năm 2010, một nghiên cứu thuộc Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Hoa Kỳ đã cùng fMRI (hình ảnh cộng hưởng từ) để đo hoạt động của não người và đưa ra kết luận rằng hệ thống vận động của cơ thể có khuynh hướng phản ứng với nhịp điệu của âm nhạc. Năm 2012, quá trình nghiên cứu tiếp tục minh chứng: các cua-rơ được chỉ định cùng nghe một bài nhạc nhanh hít thở oxy ít hơn 7% so với những đồng nghiệp được nghe bài nhạc có nhịp điệu chậm hơn.

Internet ra đời, kết nối người dùng tới những kho dữ liệu âm nhạc khổng lồ có thể giúp họ chọn lựa các bài nhạc dựa trên BPM ví dụ như https://songbpm.com/. Bên cạnh đó, sự lên ngôi của smartphone đã cung cấp cho người dùng tính năng tương tự trong các app ngập tràn trên những chợ ứng dụng như iOS hay Google Store.

Tuy nhiên, bài viết dưới đây không đề cập vấn đề kỹ thuật, thay vào đó là thống kê âm nhạc theo BPM để người dùng sử dụng chúng một cách hiệu quả trong công việc hằng ngày. Những ca khúc được đề xuất dưới đây có thể mới và mang tính thử nghiệm.

1. Chạy


Theo lời của huấn luyện viên Jack Daniels công bố năm 1984, những đôi chân cự phách chạy ở vận tốc 180 bước/phút. Do đó, để đạt hiệu quả cao nhất (tốc độ lẫn sức bền) khi chạy bộ, chúng ta nên nghe nhạc có nhịp rơi vào khoảng 170-180 BPM hoặc 90 BPM.

Bài hát đề xuất:







2. Ngủ



Những bài hát dễ đưa người nghe vào giấc ngủ rơi vào nhịp điệu 60 BPM - nơi bộ óc của chúng ta bắt đầu phát ra sóng não alpha, khiến cho tinh thần trở nên thư thái. Các âm thanh smooth jazz là ứng cử viên hoàn hảo.

Bài hát đề xuất:

 





3. Đi bộ


Một người đi bộ hoàn hảo sẽ bước 120 nhịp/phút. Hãy tìm nhưng bài hát có BPM tương tự mỗi khi bạn bắt đầu rảo bộ để đi làm hoặc đi học.

Bài hát đề xuất:


 



4. Học bài


Để chữ dễ vô đầu, hãy chọn nhạc có nhịp điệu từ 50 BPM tới 80 BPM. Theo thống kê do dịch vụ nghe nhạc Spotify thực hiện, những sinh viên chuyên ngành liên quan đến tính toán đã cải thiện điểm số sau khi nghe nhạc cổ điển. Với các sinh viên chuyên ngành nghệ thuật và xã hội, nhịp điệu nhanh hơn một chút sẽ kích thích trí sáng tạo.

Bài hát đề xuất:






5. Đạp xe


Dù bạn đạp xe trong nhà hay ngoài trời, Hiệp hội đua xe trong nhà (Indoor Cycling Association) khuyên chọn những ca khúc có nhịp điệu rất nhanh (từ 180 BPM tới 220 BPM) để kích thích vận động viên đạt được vận tốc 90-100 vòng/phút. Ngoài ra, định mức 90-110 BPM sẽ giúp những người mới làm quen dễ thở hơn.

Bài hát đề xuất:








6. Làm vườn


Một nghiên cứu ra đời năm 2011 cho thấy quá trình làm vườn của người lớn tuổi cải thiện nhịp tim giống như họ đang thực hiện những bài tập thể dục nhẹ. Nhịp tim của họ rơi vào khoảng 120 BPM, bạn cũng có thể chọn nhạc 60 BPM để thư giãn đầu óc trong lúc chăm sóc cây xanh.

Bài hát đề xuất:






7. Tập Yoga


Theo báo Yoga Journal, một tư thế khỏe mạnh có thể nâng nhịp tim lên 175 BPM (với người mới tập) hoặc 160 BPM (với người đã quen). Tuy nhiên, theo kênh radio Pandora, những bài hát trong thể loại Yoga của họ rơi vào khoảng 60-100 BPM.

Bài hát đề xuất:






8. Trượt patin



Theo Hiệp hội rượt patin quốc tế, những vận động viên trượt patin trong nhà có nhịp tim trung bình khoảng 140-160 BPM. Nhạc disco có tempo chừng 120 BPM cũng là một giải pháp được khuyên dùng.

Bài hát đề xuất:






Theo mashable, songbpm


http://www.hdvietnam.com/diendan/12-tin-tuc-cong-nghe/1002471-chon-nhac-cho-cuoc-song-thang.html

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

TRÁI ĐẤT TỪNG BỊ CHÌM SÂU DƯỚI 300M BĂNG GIÁ

Nếu lấy chiều cao trung bình của một căn phòng từ 3 - 4 mét, thì bề mặt Trái Đất cách đây 2,4 tỷ năm có lẽ đang là đỉnh một cao ốc cao 75 - 100 tầng.

Ice age in movies
Khung cảnh bức tường băng tưởng chỉ có trong phim Ice Age hoá ra lại có thật!

Hành tinh xanh của chúng ta đã từng trải qua một số giai đoạn kỷ băng hà (ice age). Nhưng lần lạnh giá và khốc liệt nhất có lẽ là kỷ đầu tiên, xảy ra cách nay 2,4 tỷ năm, với "lớp chăn" bằng băng dày tới 300 mét bọc kín toàn bộ tinh cầu. Để dễ hình dung, toà nhà Bitexco Financial nằm ở TP.HCM chỉ cao 262,5 mét. Còn toà nhà Keangnam ở Hà Nội cao tới 350 mét. Nếu như quay lại thời kỳ đó, chỉ có mỗi Keangnam còn "lấp ló" chút xíu ở đường chân trời...
Thông tin này có được từ một kết quả nghiên cứu các mẫu đá cổ có niên đại 700 triệu năm và 2,4 tỷ năm. Theo các nhà khoa học, Trái Đất chúng ta đã từng trải qua ít nhất 5 kỷ băng hà. Trong đó lần đầu tiên cách đây 2,4 tỷ năm, lần thứ hai khoảng 700 triệu năm, lần thứ ba khoảng 450 triệu năm, lần thứ tư khoảng 300 triệu năm và lần gần đây nhất khoảng 2,6 triệu năm trước. Những dữ liệu của các lần gần đây tương đối phong phú nhưng của 2 lần đầu tiên tương đối mờ nhạt vì các thông tin địa lý đã thay đổi khá nhiều.
Do sự di chuyển của các lục địa, mẫu đá 700 triệu năm tuổi được lấy từ Trung Quốc còn 2,4 tỷ năm tuổi lấy từ tây bắc nước Nga. Cả 2 nơi này vào thời điểm xảy ra kỷ băng hà đều nằm... gần xích đạo, tức là nơi nhận được nhiều ánh sáng Mặt Trời nhất. Các nhà nghiên cứu chọn vùng này nhằm xác định tại thời điểm ấy, băng giá có bao phủ hết toàn bộ Trái Đất hay chỉ ở các vùng cực và ôn đới. Họ sử dụng một phương pháp nhằm truy tìm mẫu đồng vị thứ ba của Oxy trong các mẫu đá trên để có được thông tin nhiệt độ tại thời điểm đấy.

Ice age timeline
Các kỷ băng hà từng được ghi nhận trong lịch sử Trái Đất

Dữ liệu thu được cho thấy cách đây 700 triệu năm, nhiệt độ ở xích đạo Trái Đất tương đương với nhiệt độ phía nam băng đảo Greenland ngày nay. Trong khi đó tại thời điểm 2,4 tỷ năm trước, mọi thứ lạnh tới -40 °C. Điều đó cho thấy toàn bộ bề mặt hành tinh đã bị băng phủ kín, thậm chí cả khu vực nhận được nhiều hơi nóng từ Mặt Trời nhất.
Nhà địa chất Daniel Herwartz, thành viên của cuộc nghiên cứu, giải thích: "Quả cầu tuyết (snowball) Trái Đất xuất hiện khi mà hầu hết các lục địa hợp nhất thành một siêu đại lục, đại lục đó từng nằm tập trung ở vùng xích đạo ngày nay. Mức nhiệt độ này chỉ có thể đạt được khi toàn bộ quả cầu hoàn toàn bị băng giá bao phủ và chúng ta có những đại dương nằm ở bên dưới hàng trăm mét băng".
Kết quả nghiên cứu này có lẽ đã đặt dấu chấm cho một cuộc tranh cãi trong giới khoa học, rằng liệu lúc đấy Trái Đất có còn "tí" khu vực nào mà mặt nước vẫn có thể tiếp cận với ánh sáng Mặt Trời hay không. Bởi vì không có ánh sáng Mặt Trời, các vi khuẩn lúc bấy giờ không thể quang hợp để tạo ra sinh chất và làm cách nào mà sự sống có thể tồn tại qua một thời kỳ kéo dài hàng trăm triệu năm như thế.
Pangaea supercontinent
Có thời điểm các lục địa đã sát nhập làm một có lẽ đã tạo điều kiện cho băng giá phủ khắp hành tinh
Và có vẻ các sinh vật trên hành tinh lúc ấy đã chọn cách "trú ẩn" ở những nơi vẫn còn "hơi ấm" trên hành tinh, như các mạch nước nóng phát sinh từ núi lửa hay các hoạt động địa chất. Đấy là nguồn năng lượng duy nhất còn lại sau khi băng giá che kín hết áng sáng đến từ Mặt Trời.
Tất nhiên, sau cùng, Trái Đất đã thoát khỏi thời kỳ băng giá đó nhờ các đợt phun trào núi lửa, đưa các khí nhà kính trở lại mặt đất và giữ ấm cho toàn bộ bầu khí quyển.
Song nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa với riêng Trái Đất. Nếu sự sống có thể tồn tại được trong điều kiện khắc nghiệt như thế - không có đủ quang năng để thực hiện quang hợp - thì chúng cũng có thể tồn tại ở những nơi khác trong vũ trụ, miễn là có nguồn năng lượng để "nuôi" chúng qua những "đêm dài băng giá".

Kepler 62e
Ảnh đồ hoạ của hành tinh Kepler 62e đang bị băng giá bao phủ, gợi lại quá khứ của Trái Đất

Nhà sinh địa chất học, Tanja Bosak, thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), đưa ra giả thuyết: "Trên các thế giới băng giá, mọi sự sống (ở đó) đều buộc phải có nguồn năng lượng đến từ bên dưới bề mặt, hoặc bằng cách nào đó mà chất dinh dưỡng có thể được chuyển từ phía trên bề mặt xuống bên dưới các khối băng, nơi nước dạng lỏng tồn tại. Song phạm vi của loại hình sinh quyển cũng như phương pháp chuyển hoá dinh dưỡng nào được nuôi dưỡng bằng cách này hiện vẫn chưa rõ ràng".
Hiện các nhà thiên văn học đang tìm dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh trên những tinh cầu xa xôi. Các vệ tinh của sao Mộc hiện đang là ứng cử viên sáng giá nhất cho cuộc tìm kiếm này.
Huyền Thế
Theo Discovery