Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

NHỮNG NÚT THẮT VÀ MỞ ĐẦY BẤT NGỜ TRONG CUỘC GIẢI CỨU THÀNH CÔNG 12 CÔNG NHÂN

Lao Động
Những nút thắt và mở đầy bất ngờ trong cuộc giải cứu thành công 12 công nhân © Lao Động Những nút thắt và mở đầy bất ngờ trong cuộc giải cứu thành công 12 công nhân Ngày 16.12: Lúc hơn 7h sáng sự cố xảy ra. Khi ấy một đoạn hầm dài 6m trong tổng chiều dài hầm dài 500m của đập thuỷ điện Đa Dâng - Đa Chomo. Thời tiết Lâm Đồng trong ngày 16.12 giá lạnh và mưa gió.
- Ngay trong ngày, phương án bơm ôxy để cung cấp dưỡng khí vào trong khu vực hầm có 12 công nhân đã được tiến hành. Tuy nhiên, đến khoảng 19h tối ngày 16.12, không khí lo lắng vẫn bao trùm vì quá trình khoan vào lớp đất đá sụp đổ bịt kín đường hầm gặp rất nhiều khó khăn.
- Nhưng nỗi thắc thỏm đã được giải tỏa. Đến khoảng 20h cùng ngày, anh Giảng Viết Dũng – người trực tiếp khoan đường ống để đưa ôxy vào bên trong đoạn hầm bị cách li - đã vui mừng khôn xiết cho biết đã khoan thong và cung cấp được dưỡng khí. Nỗi lo về tình huống 12 công nhân có thể bị chết ngạt hoàn toàn được giải tỏa.
- Tiếp theo đó, ngay trong đêm 16.12, một số đường ống khoan thông đã được dùng làm đường tiếp tế sữa, xúc xích và nước cháo cho các nạn nhân bị mắc kẹt. Đặc biệt, tín hiệu lạc quan được truyền qua đường ống khoan thông khi phát ra âm thanh là tiếng nói của 12 công nhân cho thấy họ vẫn còn sống.
- Dư luận cả nước hướng về hiện trường giải cứu ở Đạ Dâng càng lạc quan khi ông Đoàn Văn Việt - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - cho biết: “Bằng tất cả khả năng, hy vọng đến sáng mai 17.12, lực lượng cứu hộ sẽ đưa được hết khối đất đá khổng lồ ra ngoài và số công nhân bị nạn sẽ được cứu”.
Một đêm rất dài và giá lạnh đối với những người bị mắc kẹt và cả những người đang làm công tác cứu hộ…
Ngày 17.12: Công tác cứu hộ vẫn diễn ra tổng lực và rất khẩn trương, và mỗi lúc có thêm nhiều sự hỗ trợ từ các phía, đặc biệt trong đó là sự bổ sung lực lượng cứu hộ hầm mỏ chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm từ Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam.
- Rạng sáng 17.12, tín hiệu từ 12 công nhân càng rõ ràng hơn và thậm chí họ đã gửi lời cảm ơn lực lượng giải cứu đã tiếp tế cháo gà.
- Tuy nhiên cũng trong buổi sáng, phương án khoan vào đóng sụp đổ bịt kín đường hầm gặp bế tắc khi liên tiếp 2 mũi khoan bị gãy khi tới độ sâu hơn 10m thì gặp đá tảng. Cùng lúc đó, một “sát thủ” trong đường hầm bị mắc kẹt xuất hiện là tình trạng nước dâng.
- Đến tối ngày 17.12 nước dâng hơn 1m trong chiều cao đường hầm khoảng 3m. Theo các chuyên gia cấp cứu mỏ, nếu không bơm thoát kịp thời lượng nước dâng sẽ rất nguy hiểm. Thêm một lần nữa trong quá trình giải cứu, tình trạng nước dâng phủ bóng ảm đạm, lo lắng lên dư luận.
Chính vì thế ngay trong chiều ngày 17.12, phương án bơm rút nước đã được triển khai. Sự bi quan lại ập đến khi tình hình sức khỏe của 12 công nhân bị mắc kẹt có dấu hiệu suy giảm vì lạnh…
Ngày 18.12: Trong ngày này, bên cạnh việc tiếp tục tiếp tế thức ăn và dưỡng khí cho 12 công nhân mắc kẹt thì các phương án đào hầm bên trái và bên phải đoạn hầm bị sập đã được đưa ra, đồng thời một mũi khoan thẳng đứng từ đỉnh đồi xuống khu vực hầm sập cũng được triển khai.
- Trong buổi sáng ngày 18.12, không khí lo âu nặng nề bao trùm khi có tín hiệu cho thấy 12 công nhân mắc kẹt cuống sức và mệt mỏi.
- Việc bơm rút nước diễn ra khẩu trương nhưng tiến độ rất chậm cũng tạo thêm sự bi quan.
- Tuy nhiên tia sáng lóe lên khi đến chiều 18.12, mực nước dâng đã được giải quyết. Đây là một tín hiệu đáng mừng.
- Thế nhưng hàng triệu trái tim của đồng bào cả nước vẫn bị đè nặng khi đường hầm ở bên phải được đào với tiến độ rất chậm. Ít nhất 2 lần dự kiến về thời điểm tiếp xúc đoạn hầm 12 công nhân mắc kẹt đã không đạt được như mong muốn. Trong khi đó, thêm một bóng đen lo lắng khi mũi khoan đầu tiên từ đỉnh xuống đã bị gãy ở độ sâu 40m, mọi công sức trôi sông trôi biển. Nhưng đáng lo ngại nhất là việc tiếp tế quần áo ấm không thể tiến hành, với tình hình thời tiết Lâm Đồng giá lạnh có thể khiến 12 công nhân nhiễm lạnh và đổ bệnh.
Trước tình thế này, các dự đoán được đưa ra phải mất từ 3-5 ngày nữa các đường hầm đào từ 2 bên mới có thể chạm vào đoạn hầm công nhân bị mắc kẹt. bạn đọc cả nước rơi nước mắt khi xem những hình ảnh những người cứu hộ phải nói chuyện với công nhân mắc kẹt qua đường ống thép dài hàng chục mét.
Ngày 19.12: Công tác giải cứu vẫn diễn ra khẩu trương.
- Yếu tố thuận lợi xuất hiện: Kết cấu địa chất khá mềm nên tiến độ đào diễn ra nhanh hơn bình thường ở cả hai hướng hầm bên trái và bên phải. Sức khỏe công nhân mắc kẹt được cải thiện nhờ vào nỗ lực tiếp dịch dinh dưỡng tăng cường sức khỏe từ các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy.
- Mũi khoan thứ 2 từ đỉnh đồi xuống được truiển khai bất chấp thất bại ở lần 1.
- 12h30: Sau khi nổ mìn phá đá thành công, tạo bước ngoặt quan trọng trong việc đào hầm tiến đến điểm công nhân mắc kẹt. Cả hai đường hầm đều được đào nhanh hơn bình thường đã mang đến sự lạc quan lan rộng.
Trong khi các mũi khoan từ cửa hầm chính phía thượng lưu và hạ lưu, từ đỉnh xuống, đều tiến triển chậm thì hai hướng hầm bên trái và bên phải lại rất thuận lợi. Ông Đoàn Văn Việt – CHủ tịch UBND tỉnh Lâm Đổng – cho biết, với tiến độ như vậy thì dự kiến đêm 19.12 sẽ chạm đến khu vực 12 công nhân mắc kẹt.
- Chiều 19.12: Các phương án đưa người ra bên ngoài, cấp cứu khẩn cấp.v.v…được tập dợt. Tất cả sẵn sàng cho giờ G…
Tình huống bất ngờ đã xảy ra đối với hướng hầm bên trái do nhóm cán bộ, kĩ sư của Tập đoàn Than-Khoáng sản phụ trách. Khi tiến độ đào đến 15m, nửa đường, thì bỗng phát hiện có một lỗ thủng, nhóm đã quyết định đào tạt vào và thật bất ngờ 12 công nhân bị mắc kẹt đang trú ở đó, việc giải cứu thành công trong sự vỡ hòa của niềm vui và nước mắt rưng rưng…

http://www.msn.com/vi-vn/news/other/nh%E1%BB%AFng-n%C3%BAt-th%E1%BA%AFt-v%C3%A0-m%E1%BB%9F-%C4%91%E1%BA%A7y-b%E1%BA%A5t-ng%E1%BB%9D-trong-cu%E1%BB%99c-gi%E1%BA%A3i-c%E1%BB%A9u-th%C3%A0nh-c%C3%B4ng-12-c%C3%B4ng-nh%C3%A2n/ar-BBgZI22

GIẢI CỨU THÀNH CÔNG 12 CÔNG NHÂN VỤ SẬP HẦM: CHIẾN CÔNG CHO TẤT CẢ

Thứ Sáu ngày 19/12 là một ngày tốt đẹp, một ngày hạnh phúc tột cùng đối với các nạn nhân và thân nhân các nạn nhân trong vụ sập hầm tại công trình thủy điện Đa Dâng-Đa Chomo (nằm trên địa bàn thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) khi tất cả 12 công nhân bị mắc kẹt gần 81 giờ trong đường hầm đã được cứu thoát ra ngoài an toàn.
Đó cũng là ngày hạnh phúc của lực lượng cứu hộ, của giới truyền thông, của tất cả những người dân Việt Nam luôn hướng sự quan tâm về Đa Dâng-Đa Chomo trong những ngày qua.
Việc giải cứu thành công các nạn nhân, quả thực, là chiến công lớn cho tất cả.
81 giờ vượt qua bóng tối
12 công nhân bị mắc kẹt trong vụ sập hầm thủy điện đã được giải cứu thành công và tất cả đều ổn định sức khỏe.
Sau khi được đưa từ hầm thủy điện ra ngoài, đến 19 giờ 30 phút, các công nhân được kiểm tra sức khỏe, truyền dịch.
Toàn bộ 12 công nhân bị mắc kẹt sau sự cố sập hầm thủy điện Đa Dâng-Đa Chomo (Lâm Đồng) đã được cứu sống và đưa ra ngoài an toàn. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) © Dương Giang/TTXVN Toàn bộ 12 công nhân bị mắc kẹt sau sự cố sập hầm thủy điện Đa Dâng-Đa Chomo (Lâm Đồng) đã được cứu sống và đưa ra ngoài an toàn. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) Riêng chị Đặng Thị Ngọc đang được chăm sóc tại Khoa hồi sức tích cực chống độc do “sốc” với môi trường mới.
Còn lại 11 người đã bắt đầu ăn uống, đi lại được và chia sẻ với người thân, gia đình, với mọi người chung quanh về cảm xúc khi đã vượt qua được những thời khắc nguy kịch, chiến thắng nghịch cảnh.
Chia sẻ cảm xúc vui mừng khi được thoát khỏi hầm tối, công nhân Hoàng Văn Sơn (25 tuổi, quê huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) không giấu được niềm vui bởi “đã thấy ánh sáng, thấy mọi người, cảm ơn tất cả!”
Trong niềm vui tột cùng, công nhân Phan Xuân Đăng (sinh năm 1964, quê Vĩnh Phúc) chia sẻ: "Những ngày mắc kẹt trong hầm mọi người vẫn cố gắng duy trì sinh hoạt bình thường, không lo lắng nhiều, do chúng tôi động viên nhau. Chúng tôi thay phiên nhau ngủ trên giàn giáo xây dựng để tránh nước ngập, lạnh. Từ khi được cung cấp nước uống, sữa, cháo và dưỡng chất, liên lạc được với bên ngoài, chúng tôi càng vững bụng hơn."
“Niềm vui và xúc động nhất là khi chúng tôi nhận được thư viết tay của Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên. Chúng tôi dùng điện thoại để lấy ánh sáng đọc thư, qua đó thấy được mọi người bên ngoài đang rất lo lắng, dốc sức tìm cách cứu chúng tôi ra ngoài nên mọi người rất yên tâm, cùng cố gắng để sớm vượt qua hoàn cảnh bị nạn,” ông Đăng nói thêm.

Chiến công lớn, kỷ lục mới của công binh Việt Nam
Trong số hơn 500 người tham gia lực lượng cứu hộ của tỉnh Lâm Đồng và nhiều bộ, ngành, địa phương, đơn vị, chiếm số đông là các cán bộ, chiến sỹ của quân đội với trên 260 người và cán bộ, chiến sỹ cảnh sát phòng cháy chữa chữa-cứu hộ cứu nạn.
Đáng chú ý nhất là lực lượng công binh với khoảng 150 chiến sỹ của Lữ đoàn 293, Lữ đoàn 25 Binh chủng Công binh, những người đóng “vai chính” trong công tác khoan, đào hầm cứu hộ.
“Đây là lần đầu tiên lực lượng công binh tham gia nhiệm vụ giải cứu này. Chúng tôi thấy đây là nhiệm vụ nguy hiểm cho cả người bị nạn lẫn cứu nạn, do đó chúng tôi đã dùng các biện pháp tối ưu để đảm bảo an toàn. Các biện pháp này công binh đã được huấn luyện trong thời bình và để chuẩn bị cho những nhiệm vụ như thế này. Chúng tôi đã xác định đây là nhiệm vụ quan trọng nên đã tập trung nhân lực, vật lực. Trong ngày hôm nay đã có thêm 50 công binh và đây là lực lượng tinh nhuệ nhất của công binh Việt Nam nhằm đẩy nhanh tiến độ giải cứu nạn nhân,” Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Phó Tham mưu trưởng Binh chủng Công binh, Chỉ huy trưởng các lực lượng cứu hộ trong hầm, cho biết.
Lực lượng công binh với sự hỗ trợ của các chuyên gia cấp cứu mỏ đã tập trung cho việc mở hai đường hầm phụ theo hai vách hầm chính để vượt qua đoạn hầm bị sập dài 35m, tiếp cận khu vực các nạn nhân đang bị mắc kẹt để đưa họ ra ngoài.
Đến chiều 19/12, đường hầm bên phải đã tiến được hơn 20m và trong khi mọi người chờ đợi sẽ cứu người từ hướng hầm này thì bất ngờ tổ công binh đào hầm bên trái khi đã đào được 14m, thấy một lỗ thủng để từ đó phát hiện ra đoạn hầm nơi các công nhân đang bị mắc kẹt.
Dù bất ngờ, nhưng với việc đẩy nhanh tiến độ cho việc đào hai đường hầm phụ, trong đó hầm bên trái vừa triển khai từ tối 18/12, đã cho thấy nỗ lực lớn của lực lượng công binh cứu hộ.
“Chúng tôi đã đào đường hầm với tốc độ 1 giờ/1m và cũng là kỷ lục đào hầm của công binh Việt Nam,” Đại tá Nguyễn Hữu Hùng tươi cười nói.
Các chiến sỹ công binh đã lập nên chiến công lớn đúng dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, một chiến công thời bình quá đỗi tự hào về lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, xứng đáng với truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ.”
Kết quả lớn của sự hợp đồng tác chiến
Thành công của cuộc giải cứu ngoạn mục chiều 19/12 còn là kết quả của sự phối hợp nhanh chóng, đầy trách nhiệm, sự hợp đồng tác chiến hiệu quả của nhiều lực lượng tham gia công tác cứu hộ.
Ngoài lực lượng của quân đội, đội ngũ cán bộ, chiến sỹ cảnh sát phòng cháy chữa cháy-cứu hộ cứu nạn đứng thứ hai về quân số, trong đó các cán bộ, chiến sỹ cảnh sát của Lâm Đồng là những người đầu tiên có mặt tại hiện trường và triển khai công tác cứu hộ ngay từ những giờ phút đầu tiên sau khi sự cố sập hầm xảy ra.
Những ngày sau, lực lượng cứu hộ còn được tăng cường 55 cán bộ, chiến sỹ cảnh sát phòng cháy chữa cháy-cứu hộ cứu nạn từ Thành phố Hồ Chí Minh lên hỗ trợ.
Suốt gần bốn ngày đêm không ngừng chi viện cho công tác cứu hộ, còn có các chuyên gia Trung tâm cấp cứu mỏ từ Quảng Ninh, các chuyên gia xây dựng, thủy điện, công nhân xây dựng, điện lực, viễn thông, vệ sinh môi trường, hậu cần, trật tự từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, từ thành phố Đà Lạt đến địa bàn xã Lát, Lạc Dương.
Tại hiện trường còn có hình ảnh những chiếc áo trắng của đội ngũ y bác sỹ, nhân viên y tế với gần 40 người của tỉnh Lâm Đồng và chuyên gia từ Bệnh viện Chợ Rẫy được tăng cường.
Mỗi người mỗi phần việc, không ai dặn ai, nhưng tất cả đều tuân thủ những quy định của công tác cứu hộ, nhất là với sự cố đặc biệt nghiêm trọng như vụ sập hầm này, để làm tốt chức năng, phần việc của mình, góp phần cho thành công của cuộc cứu nạn.
Chiến công cho hàng triệu trái tim Việt Nam
Sự cố sập đường hầm thủy điện và tính mạng của 12 công nhân bị nạn đã thu hút sự quan tâm, theo dõi của người dân Việt Nam, cả trong và ngoài nước.
Từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tới người dân ở khắp các vùng miền, hay đồng bào các dân tộc nơi vùng đất Lạc Dương thưa vắng đều theo sát diễn biến vụ việc và công tác cứu hộ.
Ngay sau khi sự cố xảy ra vào 7 giờ 30 phút ngày 16/2, chiều cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện khẩn chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn, xử lý vụ việc. Hàng trăm người dân địa phương đã có mặt tại hiện trường theo dõi và lo lắng cho các nạn nhân.
Còn trên mạng xã hội và qua các phương tiện truyền thông, người dân cả nước dõi theo sự việc qua từng dòng thông tin, cùng cầu mong mọi điều tốt đẹp nhất cho các công nhân bị nạn, lẫn lực lượng cứu hộ.
Đến thị sát hiện trường chiều 18/12, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết rất sốt ruột trước tiến độ của công tác cứu hộ khi đã ba ngày qua vẫn chưa đưa được các nạn nhân ra ngoài. Phó Thủ tướng yêu cầu lực lượng cứu hộ nỗ lực hơn nữa, không ngừng nghỉ, tập trung giải pháp tối ưu nhằm cứu người bị nạn ra ngoài trong thời gian sớm nhất.
Bà con quanh vùng xã Lát cũng sốt ruột và lo lắng khi từng giờ trôi qua những công nhân từng quen biết với họ vẫn chưa được giải cứu.
Mẹ con chị Thúy, chủ quán tạp hóa cách hầm thủy điện vài mươi mét - “trung tâm báo chí dã chiến” của trên 50 phóng viên tham gia đưa tin về vụ tai nạn này - cứ liên tục những câu hỏi “Thấy họ chưa anh?” “Họ còn sống hả chú?" “Cứu ra được rồi hả các anh?"...
Còn cô Trần Thị Ngọc, ngụ ở thôn Đạ Nghịt, cứ thẫn thờ ngồi bên đường theo dõi việc cứu hộ, chia sẻ đầy vẻ lo lắng: “Tôi chẳng có người thân bị mắc kẹt trong đó mà thấy lo vô cùng, đã bốn ngày nay ngày nào cũng sáng chiều ra đây ngóng tin. Thấy người bị nạn, nghĩ nếu như là mình cũng sẽ đáng thương lắm. Không chỉ riêng tôi, bà cụ má tôi ngoài 80 ở tận Thành phố Hồ Chí Minh ngày nào cũng gọi điện thoại hỏi thăm tình hình cứu người ở đây đấy chú ạ.”
Lo lắng, chờ đợi, khi thông tin cuộc giải cứu thành công lúc 16 giờ 30 phút, hàng triệu trái tim như cùng vỡ òa trong niềm hạnh phúc lớn.
Còn có niềm vui nào hơn, chiến công nào đẹp hơn cho những trái tim Việt Nam cao đẹp tình người, thấm đậm nghĩa tình đồng bào thân thương ruột thịt, những trái tim luôn vững tin vào điều tốt đẹp, vào sự can trường, quả cảm.
Ngay khi đón nhận tin vui, tối cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gửi thư chúc mừng, thăm hỏi các nạn nhân và lực lượng cứu hộ.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã gọi điện chúc mừng các lực lượng cứu hộ và thăm hỏi sức khỏe các nạn nhân vừa được giải cứu thành công, sớm hơn dự kiến.
Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, ông Nguyễn Xuân Tiến, không giấu niềm xúc động nói: “Không có điều gì vui bằng khi thấy 12 công nhân đều đã được giải cứu an toàn.”
Các phóng viên báo chí vừa cảm nhận niềm vui, niềm hạnh phúc chung, vừa tất bật tác nghiệp để kịp thời đưa niềm hạnh phúc lớn lao này đến với bạn đọc, người dân cả nước và cả bạn bè quốc tế.
Viễn Sự, phóng viên Tuổi Trẻ, nói trong sự gấp gáp khi ngược xuôi phỏng vấn vừa chia vui, vừa như động viên: “Mừng quá anh ơi. Tụi mình chỉ cần đưa được một dòng tin thông báo anh em công nhân đã được giải cứu an toàn ngay lúc này là tốt rồi. Quan trọng nhất vẫn là anh em công nhân đã được cứu.”
Niềm vui nhân niềm vui, đồng nghiệp Diễm Thương, báo Lâm Đồng, cũng nhòa lệ hét lên: “Anh ơi, họ ra rồi. Họ được đưa ra hết rồi anh ơi.”
Anh bạn trẻ người dân tộc Cil tên Plét, dân quân tự vệ xã Lát, gặp lại bên ngoài hầm cười thật tươi: “Mừng quá anh nhỉ. Họ được cứu ra ngoài an toàn rồi, không còn gì mừng hơn.”
Vẫn đứng bên đường nhìn xuống hầm, gương mặt đẫm nước mắt, cô Trần Thị Ngọc cười mãn nguyện: “Thật mừng quá chú ạ. Ngày nào, đêm nào tôi cũng cầu nguyện cho anh em công nhân bị nạn sớm được cứu thoát. Thôi, hết lo rồi!”
Và còn nhiều, nhiều nữa những lời chúc mừng, chia sẻ niềm hạnh phúc, vui mừng khôn xiết, bày tỏ sự khâm phục với ý chí và nỗ lực của các công nhân bị nạn cũng như các lực lượng cứu hộ đã thành công trong cuộc giải cứu này./.

http://www.msn.com/vi-vn/news/other/gi%E1%BA%A3i-c%E1%BB%A9u-th%C3%A0nh-c%C3%B4ng-12-c%C3%B4ng-nh%C3%A2n-v%E1%BB%A5-s%E1%BA%ADp-h%E1%BA%A7m-chi%E1%BA%BFn-c%C3%B4ng-cho-t%E1%BA%A5t-c%E1%BA%A3/ar-BBh1lQz

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

12 CÔNG NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐƯA RA KHỎI HẦM

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20141219/12-cong-nhan-da-duoc-dua-ra-khoi-ham/687369.html

12 công nhân đã được đưa ra khỏi hầm

19/12/2014 08:42 GMT+7
TTO TƯỜNG THUẬT - Lúc 16g 35 phút cả 12 công nhân bị kẹt trong hầm đã được đưa ra khỏi hầm an toàn. Những chiến sĩ bộ đội tham gia cứu hộ đang nhảy múa reo hò. Nhiều người trong số họ đã bật khóc. Lực lượng cứu thương đang khẩn trương vào cuộc.
>> Phát biểu của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết những hướng xử lý sắp tới.
>> Anh Nguyễn Văn Thuấn - một công nhân tham gia cứu hộ bày tỏ niềm vui khi góp phần giải cứu các nạn nhân
>> Bác sĩ Nguyễn Bá Hy - Giám đốc BV Đa khoa Lâm Đồng cho biết tình hình xử lý các nạn nhân
>> Phát biểu của Đại tá Phạm Văn Tỵ, Phó Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn thông tin thêm về tình hình sự việc
>> Ông Nguyễn Viết Tỵ, (người thân của công nhân Nguyễn An Tuấn) chia sẻ niềm vui ngay tại BV Đa khoa Lâm Đồng
19g05: 
PV Mai Vinh dẫn lời ông Nguyễn Bá Hy - Giám đốc BV Đa khoa Lâm Đồng, người trực tiếp có mặt tại hiện trường điều phối hoạt động sơ cấp cứu và chăm sóc nạn nhân cho biết: Nạn nhân Ngọc có sức khỏe yếu nhất trong số 12 nạn nhân với dấu hiệu suy kiệt như: huyết áp giảm, choáng váng, Tuy nhiên, sau khi được sơ cấp cứu, tình hình chị Ngọc đã tạm ổn.
Chị Ngọc đã được đưa vô phòng cấp cứu ở BV Đa khoa Lâm Đồng - ông Hy nói.
Ngoài ra, ông Hy cũng cho biết thêm thời gian tới, bên cạnh liệu pháp y tế, cũng sẽ áp dụng các liệu pháp tâm lý để ổn định sức khỏe, tinh thần của 12 công nhân này.
Các nạn nhân này sẽ được điều trị hoàn toàn miễn phí.
Lúc 19g, PV Duy Thanh dẫn lời BS Bùi Văn Nhân - phó giám đốc BV Đa khoa tỉnh Lâm Đồng cho biết: Hai bệnh nhân ở khoa hồi sức đang được các BS của bệnh viện tỉnh Lâm Đồng và bệnh viện Chợ Rẫy thăm khám.
BS Nhân nói: các nạn nhân còn lại sức khỏe tốt, đa số đều tự ăn uống được, chỉ một số người phải truyền thêm đường và muối.
18g55:
Từ BV Đa khoa Lâm Đồng, PV Viễn Sự cho biết: các nạn nhân đang ăn bữa ăn chiều đầu tiên sau những ngày mắc kẹt trong hầm.
Anh Nguyễn Tiến Đoàn, một trong những nạn nhân cho biết: Năm nay anh 30 tuổi, và dù anh chỉ đang ăn một tô mì gói, nhưng đây là bữa ăn chiều đầu tiên ngon nhất trong cuộc đời của anh.
Các bác sĩ ở BV cũng nhắc nhở các nạn nhân nên ăn uống từ tốn, để không bị sặc.
Lúc 18g22: 
Có mặt tại BV Đa khoa Lâm Đồng, phóng viên Duy Thanh cho biết: toàn bộ 12 nạn nhân đều đã được đưa về đây. Ngoại trừ 2 người phải thở oxy, 10 người còn lại đều tỉnh táo, và ngồi thoải mái trò chuyện.
Anh Trương Tuấn Việt, thợ khoan hầm, sinh năm 1984, quê Hà Nam hạnh phúc khi gặp được vợ - chị Hoa ngồi chờ anh mấy ngày nay ngay phía bên ngoài.
Chị Hoa tuy lúc này sức khỏe hơi yếu, sau những ngày lo âu đợi chờ, đang cười rất vui.
Anh Hoàng Văn Sơn 25 tuổi, quê Nam Định kể lại: những ngày qua, anh rất sợ, có những lúc cảm giác tuyệt vọng. Đặc biệt ngày hôm qua, khi nước cao tới cổ, mọi người thực sự mất bình tĩnh. Tuy nhiên, hàng ngày nghe được tiếng mọi người ở bên ngoài động viên, được tiếp tế thức ăn đầy đủ, anh em cũng đã dần lấy lại niềm tin, luôn tin rằng: sẽ được cứu sống.
Anh Sơn cũng cho biết: Tuy tin sẽ được cứu sống, nhưng ngày hôm nay mọi người cũng bất ngờ khi được cứu sống. Tất cả động viên nhau ráng chờ, giữ niềm tin nhưng cũng không ngờ được cứu nhanh như thế.
Từ BV Đa Khoa Lâm Đồng, PV Duy Thanh gửi nhanh những hình ảnh sau
Hình ảnh chụp tại BV Đa Khoa Lâm Đồng - ảnh: Duy Thanh
Hình ảnh chụp tại BV Đa Khoa Lâm Đồng - ảnh: Duy Thanh
Hình ảnh chụp tại BV Đa Khoa Lâm Đồng - ảnh: Duy Thanh
Hình ảnh chụp tại BV Đa Khoa Lâm Đồng - ảnh: Duy Thanh
Hình ảnh chụp tại BV Đa Khoa Lâm Đồng - ảnh: Duy Thanh
Hình ảnh chụp tại BV Đa Khoa Lâm Đồng - ảnh: Duy Thanh
18g20:
Theo thông tin PV Mai Vinh báo về từ hiện trường: chị Ngọc - nạn nhân cuối cùng vừa được đưa ra xe cấp cứu, sau khi được các bác sĩ sơ cứu, làm nóng tại hiện trường.
Chị Ngọc là nạn nhân có sức khỏe yếu nhất trong số 12 nạn nhân.
Như vậy, trước đó, chỉ có 11 nạn nhân được đưa về BV Đa khoa Lâm Đồng (không như thông tin 12 nạn nhân được đưa ra xe cấp cứu như tường thuật trước đó).
PV Đức Trong báo về từ hiện trường, hiện nay, căn hầm bị sập đã được niêm phong để điều tra.
Vào 17g30:
Toàn bộ nạn nhân đã được đưa lên xe cấp cứu, chạy về Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng.
Dọc đường đi, người dân xã Lát, Lạc Dương vẫy tay chào đón.
Đại tá Nguyễn Hữu Hùng - Phó tham mưu trưởng Bộ tư lệnh công binh - cho biết đây là một chiến công của lực lượng công binh.
"Trưa nay chúng tôi họp và báo cáo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về sự điều chỉnh trong phương pháp đào hầm cứu nạn. Công binh thực hiện đào "hầm trong cát" truyền thống nên đã thực hiện nhanh hơn. Đường hầm chúng tôi đào khoảng 20 mét và cứu toàn bộ 12 nạn nhân. Thực tình tôi cũng nghĩ là phải đêm nay hoặc sáng mai mới tới đích nhưng không ngờ lại thành công sớm hơn dự định rất nhiều" - ông Hùng nói.

Hình ảnh mới nhất từ hiện trường vụ cứu hộ Đạ Dâng - nguồn: TVO
Công nhân đang được cấp cứu - Ảnh: Viễn Sự
Niềm hạnh phúc của người công nhân sau khi được cứu ra khỏi hầm tối - Ảnh: Viễn Sự
Một công nhân được đưa ra khỏi hầm bằng cáng - Ảnh: Đức Trong
Một công nhân được đưa ra khỏi hầm bằng cáng - Ảnh: Đức Trong
17g15:
Từ quê nhà Hương Bình, Hương Khê, Hà Tĩnh, ông Nguyễn Viết Tỵ, (cha của công nhân Nguyễn An Tuấn) reo vui qua điện thoại khi được PV Mai Vinh báo tin lực lượng cứu hộ đã tiếp cận các nạn nhân.
Các công binh cõng một công nhân ra khỏi hầm - Ảnh: Đức Trong
Công nhân Huỳnh Văn Chung tươi cười mạnh khỏe sau khi được giải cứu - Ảnh: V.Sự
Chào đón các công nhân - Ảnh: Mai Vinh
Những niềm vui tỏa sáng trên gương mặt các chiến sĩ cứu hộ - Ảnh: Mai Vinh
Quang cảnh bên ngoài hầm - Hình: Đức Trong
17g: 
Ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vui mừng cho biết việc đưa được toàn bộ 12 nạn nhân ra khỏi hầm sớm hơn kế hoạch rất nhiều nằm ngoài dự kiến của Ban chỉ đạo cứu nạn. Càng vui mừng hơn nữa khi sức khỏe của cả 12 người đều đảm bảo, một số nạn nhân tự đi bộ ra ngoài được, vài người được đưa đến bệnh viện chăm sóc.
Chỉ ít phút sau khi hầm cứu hộ đào tiếp cận được vị trí 12 công nhân bị kẹt, các công nhân đã được giải cứu an toàn.
Chị Ngọc - một trong những nạn nhân được hai công binh dìu ra ngoài cho biết mình vẫn khỏe.
Lực lượng cứu  hộ trong quá trình dìu các nạn nhân ra ngoài liên tục nhắc các nạn nhân: không được ngủ, không được ngủ.
Theo ghi nhận của PV Mai Vinh tại hiện trường, có khoảng 3 người (trong đó có chị Ngọc) được đưa ra bằng cáng. Còn lại những công nhân khác đã tự đi ra khỏi hầm trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Các công nhân sau khi ra khỏi miệng hầm đã được lực lượng cứu hộ, các y bác sĩ túc trực sẵn đưa lên xe cứu thương về bệnh viện.
Nạn nhân đầu tiên đã được đưa lên xe cấp cứu đưa về trung tâm Đà Lạt.
3 nạn nhân khác bị mất nhiệt, đang được các bác sĩ sơ cứu, làm ấm ngay tại chỗ.
Hiện tại, phía bên ngoài miệng hầm, các chiến sĩ đang công kênh những chỉ huy trưởng, chỉ huy phó
16g45:
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng đã xác nhận thông tin cả 12 công nhân đã được giải cứu an toàn.
Khoảng 16g30:
 Chỉ huy trưởng tên Sơn yêu cầu phía cứu hộ của TKV ngưng nổ mìn. Đội TKV hiểu ý và ngưng việc.
Sau đó, ông Sơn nói tất cả mọi người đứng yên. 3 phút sau, ông Sơn một lần nữa bảo tất cả dẹp đường.
Một lát sau, hai công binh khum người trong đường hầm đi ra, trên vai là một người đàn ông mặc áo mưa màu xanh.
Một số công binh đang vận chuyển đất đá vẫn chưa hiểu chuyện gì xảy ra.
Chưa đầy 10 giây sau, một người đàn ông khác được cõng ra.
Chúng tôi chứng kiến hình ảnh những người lính công binh vừa khiêng các nạn nhân ra ngoài vừa chảy nước mắt.
Đưa nạn nhân ra ngoài - Ảnh: Đình Khánh
Những nạn nhân đầu tiên đã ra khỏi hầm - ảnh: Mai Vinh
15g45, ông Đoàn Văn Việt, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết hiện đã huy động 750 người, tăng khoảng hơn 250 người so với hôm qua để chuẩn bị cho thời điểm quan trọng: giải cứu các nạn nhân. Dự kiến đêm nay hoặc sáng sớm mai sẽ thông hầm giải cứu toàn bộ 12 công nhân.
14g45, đường hầm cứu hộ nạn nhân đã thông được khoảng 20m.
Sáng nay, lỗ từ cửa xả sau hầm thủy điện đã khoan thành công, có thể khoảng giữa đêm nay sẽ có thêm một số mũi khoan chạm đến khu vực có người bị nạn.
14g, lực lượng cứu nạn tổ chức diễn tập, khiêng các nạn nhân chạy 500 m từ cửa hầm đến các lán trại để cấp cứu.
Ông Đoàn Văn Việt, chủ tịch tỉnh Lâm Đồng cho PV Tuổi Trẻ biết trưa nay, lúc 12g30, toàn bộ nước đã được rút sạch, hiện 12 công nhân bị kẹt có thể  đi lại trong hầm.
Khoảng 13g, đã đào được hơn 16m trong tổng số 30m đường hầm cứu nạn, dự kiến đêm nay hoặc sáng mai sẽ đào đến nơi các công nhân gặp nạn để cứu họ.
Quá trình đào gặp phải nhiều đá to trên đường buộc phải nổ mìn để thi công đường hầm này.
Đại tá Đặng Văn Cát - Trưởng phòng Phòng chống cháy nổ cứu sập, Cục cứu hộ cứu nạn thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội cho biết trong quá trình đào đường cứu nạn bên phải đường hầm, lực lượng cứu hộ gặp phải đá to buộc phải dùng một lượng nhỏ thuốc nổ làm rạn nứt số đá này.
12g trưa nay. việc nổ mìn đã xong, lực lượng cứu hộ đang dọn đá ra để tiếp tục đào hầm.
Hiện đã đào được hơn 14m trong tổng số 30 m đường hầm cứu hộ nạn nhân.
Hầm cứu hộ này hình thang có chiều cao từ 1 - 1,2 m, đáy dưới dài 0,7 - 0,8m, đáy trên dài 0,5-0,6m do Trung tâm cấp cứu mỏ thuộc Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam thực hiện.
Đội khoan đang pha hóa chất để xử lý. Hóa chất này có tác dụng làm kiên cố vách lỗ khoan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khoan - Ảnh: Mai Vinh
Khoảng 11g30, mũi khoan thứ hai trổ từ nóc hầm xuống khu vực có người bị nạn đã khoan được khoảng 15m (tổng chiều dài khoan dự kiến khoảng 60m).
Trước đó, mũi khoan thứ nhất trổ từ nóc hầm xuống khu vực có người bị nạn vào chiều 18-12 đã thất bại. Đến khoảng 23g cùng ngày, đội khoan đã thực hiện mũi khoan thứ hai.
Hiện việc khoan từ nóc hầm xuống đã tạm ngưng để đội khoan tiến hành pha một loại hóa chất đặc biệt và bơm vào lỗ khoan. Hóa chất này có tác dụng làm kiên cố vách lỗ khoan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khoan. Đồng thời đội trắc địa công nghệ 3D cũng đã tới hiện trường dùng các máy móc để thực hiện bản vẽ 3D tự động có các thông số cụ thể để các chuyên gia có thể góp ý từ xa cho công tác cứu hộ.
Các chiến sĩ Bộ tư lệnh Quân khu 7 diễn tập cách đưa nạn nhân ra khu vực sơ cứu - Ảnh: Mai Vinh
10g30, so với những ngày trước, việc phối hợp cứu hộ ăn khớp hơn, chuyên nghiệp hơn, với sự tham gia của các lực lượng từ Bộ tư lệnh công binh, công ty Sông Đà 505, Bộ tư lệnh Quân khu 7, tập đoàn than khoáng sản VN, công an tỉnh Lâm Đồng, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng.
Theo thông tin từ ban chỉ huy cứu hộ cứu nạn, với tốc độ cứu hộ hiện nay, có thể khoảng giữa đêm nay sẽ có thêm một số mũi khoan thành công vào khu vực có người bị nạn, từ đó sẽ tiến hành tiếp tế lương thực, quần áo, dụng cu sưởi ấm.
Nhiều ngày nay, những nạn nhân bị mắc kẹt trong hầm chủ yếu uống nước và dùng sữa nên sức khỏe bắt đầu suy giảm. Để ứng cứu, các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy cho biết có 50 túi dung dịch dinh dưỡng năng lượng cao để chuyển xuống hầm cho 12 nạn nhân đang mắc kẹt, hiện đã chuyển được hơn 8 túi xuống qua đường ống cứu sinh. Đây là loại dung dịch đặc biệt giàu chất dinh dưỡng và vi khoáng, có những hợp chất đặc biệt giúp nạn nhân chống lạnh và  tăng khả năng miễn nhiễm với bệnh tật. Loại hợp chất này đã được chuyển đến hiện trường sáng nay tổng cộng 50 túi, mỗi túi 1.000ml, dùng cho 1 người/ngày.
Cũng theo thông tin từ ban chỉ huy cứu hộ cứu nạn, các phương án sơ cấp cứu cho nạn nhân đang được triển khai khẩn cấp. Tại hiện trường, lực lượng quân đội và công an đang tạo mặt bằng để có thể sơ cấp cứu nạn nhân khi phương án giải cứu thành công. Một số tấm sắt và cây gỗ nhỏ đã được chuyển vào hiện trường để lập một lán sơ cấp cứu.
Tuy nhiên việc sơ cấp cứu chỉ là phương án dự phòng, phương án chính là chuyển nạn nhân đến bệnh viện Đa khoa tỉnh lâm đồng. Tại đây sẽ có chuyên gia của bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ.
BS Nguyễn Bá Hy - Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, cho biết: “Các phòng bệnh cách ly đã được chuẩn bị, lực lượng sơ cấp cứu cũng được huấn luyện việc ổn định tâm lý cho nạn nhân vì đây là trường hợp cấp cứu đặc biệt”.
​Phóng viên Truyền hình Tuổi Trẻ có mặt tại đường hầm vụ sập đường dẫn thủy điện Đạ Dâng, Lâm Đồng cùng lực lượng đào hầm giải cứu nạn nhân và tường thuật.
Đảm bảo hỗ trợ tâm lý cho các nạn nhân
​ Phóng viên Truyền hình Tuổi Trẻ có mặt tại đường hầm vụ sập đường dẫn thủy điện Đạ Dâng, Lâm Đồng cùng lực lượng đào hầm giải cứu nạn nhân và tường thuật. 

Thứ trưởng bộ Xây Dựng Lê Quang Hùng, chỉ huy trưởng lực lượng cứu nạn tại hầm thủy điện Đạ Dâng cho biết bộ phận y tế đã chuẩn bị rất nhiều phương án để hỗ trợ sức khỏe cho các nạn nhân, trong đó có phương án hỗ trợ tâm lý - khi Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: “Tinh thần của các nạn nhân đang không được tốt, lực lượng cứu nạn phải trấn an liên tục, ông nghĩ sao?”.
Ông Hùng thừa nhận tinh thần của các nạn nhân là không thật tốt nhưng theo ông, phương án hiện nay vẫn chỉ là thông qua những thành viên đội cứu nạn là đồng hương của các nạn nhân để trò chuyện, trấn an các nạn nhân.
Đối với vấn đề an toàn cho lực lượng cứu nạn trong đường hầm thủy điện Đạ Dâng, ông Hùng cho biết cũng đã tính tới phương án sự cố xảy ra khi đang cứu nạn. Hiện tại đã bố trí các thùng phuy đường kính 60 cm dọc theo các đoạn hầm, để nếu có sự cố thì lực lượng cứu nạn có thể theo các thùng phuy này thoát ra ngoài.
8g35, tại điểm khoan thứ hai từ trên đỉnh xuống, Ban chỉ huy cứu hộ cho biết chuẩn bị đưa thêm một máy khoan công suất lớn nữa vào hoạt động, nâng số lượng máy khoan tại khu vực trên đỉnh núi lên 2 máy.
Máy khoan này được doanh nghiệp tư nhân Tất Đạt, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai điều động lên thủy điện ĐạDâng - Đachomo phục vụ công tác cứu hộ. Được biết máy khoan này có thể khoan sâu 300m (gấp đôi máy khoan hiện tại) và đường đường ống khoan 20-30cm.
Hiện tại, doanh nghiệp Tất Đạt đang điều động máy khoan từ Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) di chuyển lên hiện trường.                                                 
8g30 sáng nay 19-12, đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Phó tham mưu trưởng Binh chủng công binh xác nhận đã khoan thành công lỗ từ cửa xả sau hầm thùy điện. Đại tá Hùng cho biết thêm, sau khi mũi khoan này được khoan thành công và nước được bơm ra, trong hầm sẽ thoáng khí.
Lực lượng chức năng giăng lưới điện bên ngoài cửa hầm lên cao -Ảnh: Thiên Lâm
Đối với mũi khoan từ đỉnh đồi xuống hầm, đại tá Hùng cho biết đêm qua mũi khoan đụng phải đá lớn và buộc phải tạm dừng, tuy nhiên sáng nay sự cố này đã được khắc phục và tiếp tục khoan. Mũi khoan này đã đi được 40 mét và còn khoảng 28 mét nữa mới tới vị trí các nạn nhân bị kẹt.
Trong hôm nay, nếu mũi khoan này thành công sẽ giúp tiếp ứng thêm cho các nạn nhân.
Xe múc bùn đất đang múc đất từ bên trong hầm ra ngoài - Ảnh: Lâm Thiên
Sửa chữa phốt máy khoan - Ảnh: Lâm Thiên
Giăng lưới điện lên cao - Ảnh: Lâm Thiên       

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

[Khoa học] Giả thuyết lý giải "phép lạ Mô-sê tách nước ra làm đôi giúp dân Do Thái vượt biển Đỏ"

Tinhte-exodus_02.
Nhân vật Moses trong bộ phim "Exodus: Gods and Kings"

Câu chuyện "ông Moses tách nước biển ra làm 2 để đoàn người Do Thái có thể băng qua, sau đó nhấn chìm truy binh Ai Cập" là một phép lạ nổi tiếng trong Kinh Thánh Công Giáo. Câu chuyện này được truyền bá hết sức rộng rãi qua hàng nghìn năm và nhiều tác phẩm văn học, điện ảnh cũng có đề cập đến như một quyền năng của Thiên Chúa thể hiện thông qua nhân vật Moses. Dưới ánh sáng khoa học, tiến sĩ Parker tại Trung tâm hải dương học Hoa Kỳ (NOAA) cũng tìm cách lý giải huyền thoại này và ông cho rằng chính chế độ thủy triều đặc biệt, cộng với sự hiểu biết địa lý, thiên văn của ông Moses chính là chìa khóa cho một kế hoạch đầy táo bạo. Vậy thật ra làm thế nào mà một con người có thể tách được nước biển ra làm đôi? Liệu có bàn tay giúp đỡ của Đấng siêu nhiên?

Sơ lược về câu chuyện

Tinhte-Moses.
Nhân vật Moses trong bộ phim "10 điều răn" của đạo diễn Cecil B. DeMille hồi năm 1956

Moses (Tiếng Latin: Moyses, tiếng Việt đọc là Mô-sê hoặc Môi-sê) là một lãnh tụ, nhà tiên tri, người công bố luật pháp theo Kinh Thánh Công Giáo. Ông là người được Thiên Chúa mời gọi dẫn dắt dân tộc Do Thái thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập. Theo ký thuật của Kinh Thánh, Moses là con của một phụ nữ Do Thái và được nhận nuôi để trở thành một thành viên Hoàng gia Ai Cập (khi đó Pharaoh ban hành lệnh giết các bé trai người Do Thái). Sau khi lớn lên, ông được Thiên Chúa kêu gọi thực hiện sứ mạng giải phóng dân Do Thái thoát khỏi ách nô lệ, băng qua Biển Đỏ, tiến vào hoang mạc và trở về miền Đất Hứa.

Trong cuộc lữ hành, ông Moses đã mượn quyền năng của Thiên Chúa để thực hiện nhiều phép lạ và một trong số đó là tách nước biển ra làm đôi, để đoàn dân có thể đi qua dưới đáy biển và tiến tới bờ bên kia. Ngay khi lên bờ thì đoàn truy quân Ai Cập cũng vừa đến và khi đó, ông giang tay trên mặt biển, khép bức tường nước lại để nhấn chìm toàn bộ đạo quân. Câu chuyện trên là chủ đề cho rất nhiều bộ phim sử thi, nổi tiếng nhất là "Mười điều răn" của đạo diễn Cecil B. DeMille hồi năm 1956 hoặc sắp tới sẽ là "Exodus: Gods and Kings" của đạo diễn Ridley Scott (dự kiến ra mắt 12/12/2014) đều có đề cập đến phép lạ này.

Lý giải "khoa học" của đạo diễn Ridley Scott

Tinhte-Mose-vuot-bien.
Cảnh quay đoàn người của Moses vượt qua biến Đỏ trong bộ phim "Exodus: Gods and Kings" của đạo diễn Ridley Scott

Đạo diễn Scott cho biết trong bộ phim lần này, câu chuyện "tách nước" sẽ được ông khai thác dưới khía cạnh "khoa học hơn" thay vì xem nó như một quyền năng của Thiên Chúa. Theo đó, Scott lý giải khả năng tách nước biển là do một trận động đất dẫn đến sóng thần, và trước khi sóng thần ập đến, vùng nước ven biển thường rút rất xa ra ngoài, để lại phần đáy biển cạn trước khi cơn sóng dữ đến. Tuy nhiên, cách lý giải trên xuất hiện 1 vấn đề: Thời gian nước rút trước cơn sóng thần chỉ khoảng từ 10 đến 10 phút, quá ít để toàn bộ đoàn người Do Thái có thể băng qua đáy biển cạn tạm thời.

Hơn nữa, ông Moses không thể nào biết được trận động đất và cơn sóng thần sắp diễn ra trừ khi Thiên Chúa nói với ông ta. Dĩ nhiên, cách lý giải vừa khoa học, vừa huyền diệu này khá phù hợp với một bộ phim sử thi như "Exodus: Gods and Kings". Tuy nhiên, các nhà khoa học có nhiều lý giải khác dựa trên tự nhiên để có thể hình thành nên một con đường tạm thời dưới lòng biển Đỏ. Theo đó, điểm mấu chốt chính là thủy triều, một hiện tượng tự nhiên đã được Moses tính toán, phối hợp với kế hoạch táo bạo của Moses. Với điều này, ông Moses hoàn toàn có thể dự đoán khi nào "con đường" sẽ xuất hiện.

Từ kiến thức uyên thâm đến một kế hoạch táo bạo của "nhà thủy văn học Moses"

Tinhte-Napoleon-bien-do.
Tranh vẽ cảnh Napoleon và nhóm binh lính đang vượt qua vịnh Suez vào 28/12/1798, nơi được cho là Moses cũng từng dẫn đoàn người vượt biển

Trên thực tế, có nhiều địa điểm trên thế giới mà tại đó, thủy triều có thể xuống thấp nhất, để lộ ra một dải đất dưới đáy biển cạn, tạo thành một con đường trong vài giờ và sau đó khi thủy triều lên, con đường sẽ nhanh chóng biến mất. Vào năm 1798, hoàng đế nước Pháp Napoleon Bonaparte và một nhóm binh lính của ông đã cưỡi ngựa băng qua vịnh Suez (đầu phía bắc của Biển Đỏ chia thành 2 nhánh bởi bán đảo Sinai tạo thành 2 vịnh là Suez ở phía tây và Aqaba ở phía đông). Đây cũng là nơi được cho là Moses cùng người dân vượt qua biển Đỏ. Tại đây, khi thủy triều xuống thấp, một dải đất cạn dài khoảng 1 dặm (khoảng 1,6 km) lộ ra bên dưới đáy biển, nhưng sau đó, thủy triều đột nhiên dâng cao và khiến nhiều binh lính của Napoleon chết đuối.

Theo ghi chép trong sách Xuất Hành (thuộc Kinh Thánh Cựu Ước), người Do Thái đã cắm trại 2 lần trước khi vượt biển, lần cuối là tại bờ phía Tây của vịnh Suez. Khi đó, truy binh của Pharaoh đã đuổi gần đến, người ta có thể thấy những đám mây bụi do đoàn xe ngựa gây ra từ khoảng cách khá xa. Đây là một dấu hiệu khác quan trọng đối với Moses, giúp ông có thể tính toán được bao lâu thì quân đội Ai Cập sẽ đuổi tới bờ biển.

Trong một thời gian dài, Moses đã sống gần những vùng đất hoang dã và ông biết được rằng sẽ chọn điểm nào tại bờ biển để đoàn lữ hành có thể băng qua Biển Đỏ khi thủy triều xuống thấp. Ông có kiến thức về thiên văn, quan sát bầu trời đêm và bằng các phương pháp có từ thời cổ đại, ông có thể dự đoán được hoạt động của thủy triều dựa trên vị trí và mức độ tròn, khuyết của Mặt Trăng. Ngược lại, Pharaoh và các cố vấn lại sống dọc theo sông Nile, nối liền với Địa Trung Hải, nơi thủy triều chênh lệch rất thấp, chỉ khoảng vài cm. Do đó, đội quân của Pharaoh có thể hiểu biết rất ít về thủy triều và không biết được sự nguy hiểm mà họ phải đối mặt.

Tinhte-vinh-suez.
Bản đồ khu vực vịnh Suez

Đoán được khi nào thủy triều xuống thấp, dải đất bên dưới khi nào sẽ xuất hiện và tồn tại trong bao lâu cũng như khi nào nó sẽ biến mất đột ngột, Moses hoàn toàn có thể lên kế hoạch giúp đoàn dân Do Thái trốn thoát. Do đó, ông đã chọn ngày trăng rằm cho chuyến vượt biến do lúc đó, khoảng thời gian giữa cực đại cực tiểu là lớn nhất và đoàn người sẽ có thêm thời gian để băng qua. Đồng thời, đây cũng là lúc thủy triều xuống thấp hơn bình thường, và đỉnh triều cũng cao hơn bình thường, phù hợp để nhấn chìm đạo quân của Pharaoh.
Xác định thời gian chính xác là điểm mấu chốt để kế hoạch diễn ra hoàn hảo. Moses phải tính toán sao cho người dân Do Thái cuối cùng vừa băng qua dải đất dưới đáy biển và thủy triều sẽ dâng lên ngay lập tức. Khi đó, truy binh Ai Cập cũng đã đuổi theo sát nút phía sau đã lọt vào trong cái bẫy giăng sẵn. Nếu như đội kỵ binh và xe ngựa đuổi kịp trước khi thủy triều dâng lên, Moses sẽ chuẩn bị sẵn một số chiến thuật trì hoãn. Ngược lại, nếu truy binh tới sau khi thủy triều lên, nhiều người đã vượt biển an toàn và Moses có thể cho một số người của ông quay trở lại đáy biển để dụ đoàn quân đuổi theo nhằm đảm bảo tiêu diệt được.

TInhte-ban-do.
Nơi đoàn người của Moses vượt biển Đỏ

Kinh Thánh đã đề cập tới những cơn gió mạnh từ phía Đông đã thổi suốt đêm và đẩy nước dạt sang 2 bên. Các nhà vật lý đại dương cho biết rằng gió thổi qua trên các dòng chảy nông thường mang nhiều nước đi hơn so với khi thổi qua các vực nước sâu. Do đó, con gió mạnh ngẫu nhiên thổi suốt đêm này sẽ giúp mực nước xuống thấp hơn nữa, cung cấp thêm cơ hội cho sự thành công trong kế hoạch của Moses. Trong suốt hàng thế kỷ qua, người ta ti rằng sự xuất hiện của cơn gió này chính là Thần Thánh đã can thiệp vào để giúp đỡ đoàn dân. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ là Moses có biết được thuận lợi mà cơn gió mang tới hay không. Nhưng một điều chắc chắn rằng ông xem dự báo thủy triều là yếu tố quyết định.

Khi Napoleon và binh lính của ông gần như chết đuối toàn bộ hồi năm 1798 tại điểm cực Bắc vịnh Suez, mực nước lúc thủy triều xuống thấp vào khoảng 1,5 đến 1,8 mét (có thể tới 2,7 đến 3 mét nếu gió thổi đúng hướng). Tuy nhiên, theo các bằng chứng sót lại thì mực nước biển thời Moses là cao hơn so với lúc Napoleon vượt biển. Do đó, vịnh Suzr sẽ mở rộng dài hơn về phía Bắc và phạm vi thủy triều cũng lớn hơn. Và nếu điều này là sự thật thì việc khi thủy triều lên cao, "bức tường nước" hoàn toàn có thể nhấn chìm được đoàn quân Ai Cập như lời chép lại trong Thánh Kinh.

Tinhte-Mose-vuot-bien-3.
Tranh vẽ minh họa cảnh Moses đang dẫn dắt đoàn người Do Thái vượt biển

Nếu thật sự, tất cả diễn biến quá trình thực hiện kế hoạch của Moses đều diễn ra như những giả thuyết trên thì ông xứng đáng trở thành nhà dự báo thủy triều vĩ đại trong lịch sử chứ không chỉ đơn thuần là phép lạ của Chúa Trời. Có chăng Thiên Chúa đã tạo nên cơn gió mạnh thổi suốt đêm giúp kế hoạch được hoàn thiện hơn, nhưng theo các bằng chứng trên thì rõ ràng, phần lớn kế hoạch do Moses vạch ra dựa trên kiến thức uyên thâm và kinh nghiệm của ông. Toàn bộ câu chuyện trên đã được tiến sĩ Parker viết trong cuốn sách "Sức mạnh của biển cả: sóng thần, bão giật, sóng độc và nhiệm vụ dự đoán thiên tai của chúng ta."

Tham khảo WSJ, Wiki, Bible, Thepowerofthesea, FP, Artlevin​