Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP HOANG SƠ ĐẾN MÊ HỒN XỨ QUẢNG (I)

Quảng Nam là một tỉnh nằm ở miền Trung, tiếp giáp với Đà Nẵng, Kon Tum, Quảng Ngãi và biển Đông. Bên cạnh khu phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hoá Thế giới, Quảng Nam được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh đẹp, những bãi biển nước xanh biên biếc với dãi cát trắng trải dài.
culaocham5

I. Những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ở Quảng Nam
1. Cù lao Chàm
Cù Lao Chàm là một cụm đảo xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại khoảng 15 km. Cù Lao Chàm dù nằm trong khu vực du lịch nổi tiếng với Đà Nẵng – Hội An – Cửa Đại – Thánh địa Mỹ Sơn nhưng vẫn còn nhiều nét hoang sơ. Nơi đây được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009 và là một điểm du lịch thú vị dành cho những ai yêu thích thiên nhiên thơ mộng.
culaocham1
Đến với Cù Lao Chàm bạn sẽ được hoà mình vào cuộc sống yên bình và nhỏ nhắn của người dân Cù Lao Chàm bằng phiên chợ cá nhộn nhịp với những con thuyền chở nặng đầy, tấp nập mua bán bắt khi mặt trời chưa thức giấc. Buổi trưa, hãy để làn nước trong lành bao bọc lấy bạn, vỗ về và mát xa nhè nhẹ cơ thể. Bạn cũng có thể nằm dài lười biếng trên bãi biển hưởng ánh nắng sớm dịu dàng. Với những bạn thích khám phá thì không nên bỏ qua việc lặn biển để ngắm các dải san hô muôn hình vạn trạng và những đàn cá đủ các sắc màu tại bãi Bấc, bãi Chồng, hòn Dài. Đi câu cá đêm và thưởng thức món cá nướng mới câu lên từ lòng biển Cù lao Chàm là một cảm giác rất thú vị. Về đêm, bạn có thể đốt lửa trại trên những bãi biển vẫn còn rất vắng người sẽ cho bạn một bữa tiệc trên biển thực sự hấp dẫn.
culaocham4
2. Bãi biển cửa Đại
Cách Phố cổ Hội An 5km về phía Đông là nơi con sông Thu Bồn đổ ra biển lớn với bãi biển cát trắng mịn, nước trong xanh, khu vườn sinh thái; xóm chài với những hàng dừa xanh mát. Tất cả chan hòa trong ánh sáng mặt trời chói chang, những ngọn sóng xô nhẹ cuốn mọi thứ ra xa trong nắng chiều óng ả. Một vẻ đẹp đến mê hồn! Cửa Đại được xem là “nét duyên con gái” của mẹ Hội An. Suốt cả ngày lẫn đêm, Cửa Đại có một nét đẹp riêng làm đắm lòng khách phương xa. Mỗi người một cách diễn tả cảm nhận của mình khi đến vùng biển này nhưng hầu hết đều đồng ý với nhau rằng, đây là vùng biển thơ mộng và hiền hòa.
cuadai1
Những bãi cát trải dài lấp lánh dưới ánh nắng chói chang và cùng làn gió mang vị mặn của biển khiến người ta cảm thấy tâm hồn tươi mát hơn, và thoải má hơn. Bạn cũng có thể nằm hàng giờ trên cát, lắng nghe tiếng gió biển vi vu, tiếng sóng vỗ rì rào bên tai hay là nô đùa cùng mọi người, chơi những môn thể thao yêu thích và tạo cho mình một khoảng trời riêng bên những hình vẽ, những toà tháp bằng cát để rồi sóng biển vỗ vào lại tan ra.
cuadai6
3. Khu du lịch sinh thái Phú Ninh
Khu Du lịch sinh thái Phú Ninh cách thành phố Tam Kỳ 7 km, là vùng sinh thái đa dạng có tổng diện tích trên 23.000 ha với mặt hồ hơn 3.400 ha, có 30 đảo nhỏ và bán đảo xinh đẹp. Phú Ninh có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, phong cảnh kỳ thú, độc đáo, không khí trong lành, mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đa dạng được ví như Hạ Long thu nhỏ ở miền Trung, là nơi bảo tồn hàng trăm loài thực vật và dược liệu quý cùng hệ động vật phong phú, với nhiều loài thú quý hiếm như sói đỏ, khỉ mặt đỏ, gấu, sơn dương…
phuninh2
Đến nơi đây, bạn còn được đắm mình trong nước khoáng ấm áp hay trong làn nước hồ trong xanh. Khi ánh bình minh tỏa xuống lòng hồ, những chiếc thuyền máy của khu nhà nghỉ sẽ đưa bạn đi thăm nguồn nước khoáng Phú Ninh nổi tiếng, phun lên giữa lòng hồ, thăm đập nước, chùa cổ, miếu hoang với rêu phong cổ kính, u tịch, nằm chơ vơ bên bến sông. Khi màn đêm buông xuống, được ngủ đêm trên những con thuyền đầy đủ tiện nghi, chính là lúc bạn khám phá đêm trăng huyền ảo, lung linh trên sóng nước như dát vàng lồng trong bóng núi chập chùng.
phuninh1
4. Bàng Than – vũng An Hòa
Dọc theo bờ biển Tam Hải khoảng 4km, bạn sẽ đến vùng đất mũi An Hoà. Có lẽ hình ảnh đầu tiên đầy ấn tượng đập vào mắt bạn là một hòn đảo nhỏ gọi là Hòn Dứa, cách không xa bờ biển án ngự lối vào vũng An Hoà. Vào buổi chiều, hòn đảo rực lên một màu đỏ của đất bazan và màu xanh lục của thảo mộc, nổi bật lên giữa vùng biển xanh biêng biếc với từng đợt sóng nhấp nhô vào bờ đá, làm tung lên những bọt nước trắng xoá như hoa biển.
bangthang1
Mỗi dải đá đen tuyền lấp lánh như than đá trải dài trên bờ cát, bao quanh mũi An Hoà khoảng 3km, đó là Bàng Than (hay Bàn Than). Từng là lớp đá xếp chồng lên nhau, đó là những phiến thạch có nguồn gốc trầm tích biển.Nước và sóng biển xâm thực vào dải đá tạo thành những hình thù lạ mắt, kết hợp với hững vân đá trở thành những tác phẩm điêu khắc độc đáo của tạo hoá.
bangthang2
5. Hòn Kẽm Đá Dừng
Hòn Kẽm Ðá Dừng là thắng cảnh nổi tiếng của cả xứ Quảng Nam. Ðịa danh này từ xa xưa đã gắn liền với những câu ca buồn, gắn liền với những giai thoại về cuộc khởi nghĩa nổi tiếng của nghĩa quân Nguyễn Duy Hiệu, với bao nhiêu nỗi niềm được mất của những cảnh đời, những phận người xuôi ngược buôn bán tìm kế mưu sinh dọc mạn sông Thu Bồn, dòng sông “phù sa bên lở bên bồi, người xuôi về bến kẻ trôi lên nguồn”…
honkem3
Nằm ở vùng Tây Quế Sơn, mảnh đất còn lưu nhiều dấu tích của nền văn hoá Sa Huỳnh và Champa, Hòn Kẽm Ðá Dừng cũng như ngay cả con sông Thu Bồn chứa đầy truyền thuyết. Dọc đường Hòn Kẽm Ðá Dừng có những đụn cát dài và cao nằm dọc theo sông, thi thoảng ta thấy những triền dâu, những nương ngô, những xóm làng trung du yên tĩnh, những con đò, bến sông trầm mặc, mơ màng thấp thoáng những mái tranh hỏ nép dưới vòm cong tre trúc; những tốp trẻ tắm sông cười ngơ ngác. “Ai đó đang gánh nước về, bóng ngả dài ven sông” Những hình ảnh ấy dường như ta đã bắt gặp đâu đó trong thơ Quang Dũng, trong văn Thạch Lam, Nguyễn Tuân…
honkem2
6. Hồ Giang Thơm
Nằm cách quốc lộ 1A khoảng 10km về phía Tây, thuộc địa bàn thị trấn Núi Thành. Hồ Giang Thơm là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam. Đến với Hồ Giang Thơm, những cảm giác mệt nhọc của bạn dường như sẽ tan biến bởi âm thanh sôi động của thác và suối. Phía xa, con suối đầu nguồn đổ xuống các tảng đá tạo thành những ngọn thác đẹp quyến rũ. Ở đoạn trũng, suối hình thành những hồ nhỏ phẳng lặng, trong vắt. Giữa cảnh vật thiên nhiên thơ mộng, đôi khi bạn phải dừng bước ngẩn ngơ bởi vẻ hoang sơ kỳ diệu của thiên nhiên đã ban tặng cho xứ Quảng.
hogiang1
hogiang2
II. Những đặc sản, món ăn ngon không thể bỏ qua khi du lịch Quảng Nam
1. Mì Quảng
Trong những món ăn của xứ Quảng thì có lẽ nổi tiếng nhất là mì Quảng, bạn có thể thưởng thức mì Quảng ở bất kì đâu, từ quán lề đường cho đến nhà hàng. Mì Quảng là món ăn đươc chế biến từ bột gạo, có sợi to, ăn hơi mềm và dai. Nguyên liệu ăn món này rất phong phú như sườn lợn, gà, tôm. Nước lèo được nấu từ xương lợn, thịt gà, tôm, cá lóc… hoặc có thể là những sản vật riêng có ở từng vùng quê miền Trung. Nước lèo phải sánh và rất ít chỉ đủ thấm và quyện vào từng sợi mì và làm mềm những món rau ăn kèm.
miquang-1
Khi ăn mì, người ta ăn kèm với bánh tráng (bánh đa). Cùng với đó là các loại rau như xà lách, bắp chuối, diếp cá, rau húng, rau quế, rau cải, hành, mùi và một trái ớt sừng, những nguyên liệu đó hòa quyện vào nhau làm tăng thêm hương vị của tô mì Quảng.
miquang1
2. Cháo Lươn
Khi đến với ẩm thực đất Quảng Nam, bạn có lẽ khó cầm lòng với đặc sản dân dã có từ bao đời nay: cháo lươn xanh hay còn gọi là cháo lươn gạo si. Gạo si (từ giống lúa cổ của địa phương) nấu loãng với đậu xanh xay nhỏ trong một nồi riêng. Lươn đồng cũng đem làm sạch, chặt từng khúc nhỏ bằng lóng tay, trộn đều với gia vị rồi um lên bằng nồi đất đậy lá chuối non.
chaoluon2
Khi tô cháo nóng hổi với lươn om thơm phức được bưng lên, bạn có thể bỏ luôn một lần cải và các lọai rau, bánh tráng bẻ nhỏ vào tô cháo để vừa thổi vừa xuýt xoa ngon miệng; hoặc thong thả bỏ vài cọng cải xanh vào từng thìa cháo để thấy vị cay cay của cải xanh, vị béo mà thơm nồng của lươn, vị ngọt dịu thoang thoảng mùi hương của cây lúa xứ Quảng.
OLYMPUS DIGITAL CAMERA

3. Bánh tổ

Trong những món ăn chơi ngày tết của người Quảng Nam và cả trên các mâm lễ dâng gia tiên ngày tết cổ truyền, không thể thiếu bánh tổ. Đây là món bánh đặc sản, bình dân mà hương vị hấp dẫn khó quên một khi đã thưởng thức. Nhìn bề ngoài bánh trông như một chiếc bát, được bọc bằng lớp lá chuối dày dặn. Bánh có màu trắng, ngà, cà phê sữa, hay “đen như cục đường bát” tùy vào loại và lượng đường dùng làm nguyên liệu chế biến. Bên trên phủ một lớp mè. Cầm ổ bánh tổ lên, khứu giác còn cảm nhận được mùi gừng thơm lừng quện trong hương vị bánh.
banhto1
banhto2
4. Bê thui cầu Móng
Gần Quảng Nam là thành phố Đà Nẵng hay xa tít tắp Sài Gòn, Hà Nội cũng có quán mang danh bê thui Cầu Mống nhưng để tìm đúng cái vị bò tái ngòn ngọt, dai dai, bùi bùi, thịt màu hồng đào bắt mắt, da giòn rùm rụm, hay chén mắm cái thơm lừng, cay nồng của ớt, âm ấm của gừng thì phải tìm đến Cầu Mống thứ thiệt ở Điện Phương (Điện Bàn), nơi ngôi làng gắn với cây cầu được đặt tên cho một món ngon nhớ đời.
bethui2
Thịt bê ngon phải có màu đỏ hồng nhưng không sống, da vàng rộm nhưng không khô, không dai và không có mùi khói. Mắm chấm thịt phải từ loại mắm cái cá cơm, cá nục nguyên chất, rau sống phải là rau Trà Quế. Trải miếng bánh tráng mỏng từ các lò tráng bánh ở Điện Minh, Vĩnh Điện, hay bánh tráng Đại Lộc, nhón vài lát thịt bê cuốn với rau, chấm mắm cái ớt tỏi, cắn thêm miếng ớt xanh, nghe vị ngọt, mặn, cay nồng thấm tận ruột non.
bethui1
5. Bún cá ngừ
Bún cá ngừ là một món ăn ngon của ẩm thực xứ Quảng Món. Cá ngừ um được chế biến rất đơn giản, vài lát cá tươi, một ít dứa thái lát hơi dày, củ hành thái mỏng, ớt bột. Cho tất cả các nguyên liệu đó vào nồi và đặt lên bếp, để lửa hơi lớn. Sau khi thấy nồi cá sôi thì cho nhỏ lửa để gia vị thấm đều vào từng thớ thịt cá. Một đĩa rau gồm xà lách, bắp chuối thái mỏng, vài cọng húng quế và một ít giá sống, đĩa bún tươi, chén ớt xanh, đặt bên cạnh bát cá ngừ um bốc khói sẽ là một món ăn hấp dẫn mà bạn không thể cưỡng lại được, nhất là vào những ngày mưa.
bunca2
Cho một ít bún tươi vào chén, một lát cá ngừ, một ít rau sống, chan nước um cá vào và thưởng thức. Vị hơi chua của nước dùng, vị cay nồng của ớt bột, thêm một miếng cá ngừ kho vừa thơm vừa béo cùng bún tươi và rau sống. Món ăn ngon nhưng cay xé lưỡi làm cho bạn vừa ăn vừa hít hà và không bao giờ quên được.
bunca1
6. Cá chuồn Núi Thành
Cá chuồn được chế biến được nhiều món ngon: cá chuồn nướng, cá chuồn áp nén chiên giòn, cá chuồn nấu canh với rau ranh, rau muống, nấu cháo gạo, kho, luộc… nhưng không món nào có thể thiếu gia vị là củ nén. Tầm tháng Ba đến tháng Năm âm lịch, nếu bạn có dịp về biển Rạng giữa mùa rộ cá chuồn, nhưng hiếm, đắt và ngon nhất vẫn là cá chuồn xanh.
cachuon3
Cá chuồn xanh nướng có mùi vị đặc trưng không thể lẫn với bất kỳ loại cá nào. Khi ăn cá chuồn xanh nướng cũng không cầu kỳ, cứ cầm hẳn trên tay, bẻ đôi chấm vào nước mắm nguyên chất hoặc muối sống ớt xanh thì không gì thú vị bằng, vừa ăn vừa xuýt xoa, mằn mặn đầu môi vị muối của đại dương. Nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu cá chuồn nướng quấn trong bánh tráng lề kèm rau sống, chấm nước mắm ớt.
cachuon1
III. Một số lưu ý khi du lịch đến Quảng Nam
5543847
Để đến Quảng Nam bạn có thể đi bằng đường không qua sân bay Đà Nằng, xe khách, tàu hoả, xe máy hoặc tham gia các tour du lịch khám khá xứ Quảng.
Hệ thống khách sạn ở Quảng Nam có chất lượng tốt. Bạn có thể dễ dàng thuê một phòng nghỉ với giá từ 150 đến 500 ngày/đêm tuỳ phòng và tuỳ khách sạn.
fmt1368698071
Ở Quảng Nam có rất nhiều thứ để mua như đèn lồng, đồ lụa tơ tằm, khắc gỗ, đồ thêu ren, đồ lưu niệm… Bạn có thể mua và nhớ trả giá trả giá nhé.
Một số vật dụng bạn nên mang theo khi du lịch Quảng Nam: quần áo các thể loại, đồ tắm, kính mát, kem chống nắng, kem chống côn trùng đốt, tiền mặt, máy ảnh… Chúc bạn có một chuyến du lịch nhiều niềm vui với những khám phá tuyệt vời ở xứ Quảng.
cuadai3


http://pidivn.com/du-lich/2013/11/26/kham-pha-ve-dep-hoang-so-den-me-hon-xu-quang-i/

Một góc Hội An - Một thoáng mưa!

Mời các anh chị và các bạn cùng đến với một góc Hội An hiền hòa trầm mặc!

Welcome to Hoi An!

Những bảng tên phố cổ kính


Những bảng hiệu đơn giản


Bảng hiệu tiếng nước ngoài trước ngôi nhà cổ

Mái ngói rêu phong (xanh)

Tiệm tạp hóa

Không gian tĩnh lặng sau cơn mưa

Lô xô


Một cửa hiệu đèn lồng - Một nghề thủ công truyền thống Hội An

Trong veo sau cơn mưa

Cỏ dại non tơ mọc lên từ ngói

Đồ gốm Thanh Hà

Art Stamps

Tiệm hớt tóc với những hàng mần xanh thẳng tắp trên ngói âm dương
Một nhịp sống bình lặng!

Làm dáng

Mẹt đồ chơi con thú thổi bằng đất nung - Làng gốm Thanh Hà

KHÁM PHÁ CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG XỨ QUẢNG (I)

Từ những năm đầu của thế kỷ XV – XVI, theo chân những lưu dân vùng Bắc Bộ mở đất về phương Nam, nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ đã ra đời và phát triển mạnh mẽ trên vùng đất Quảng Nam. Những làng nghề thủ công, truyền thống nổi tiếng như làng gốm Thanh Hà, làng đúc đồng Phước Kiều, làng chiếu Bảo Thạch, làng trống Lâm Yên… từ lâu đã trở thành sản phẩm quen thuộc của Quảng Nam và một số tỉnh thành lân cận. Trải qua hàng trăm năm thịnh vượng, thăng trầm, một số làng nghề Quảng Nam vẫn được gìn giữ theo truyền thống cha truyền con nối cho đến ngày nay.
dsc0981-455846-1373333086_600x0

1. Làng chiếu Bàn Thạch
Từ thị trấn Nam Phước – huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đi về hướng Đông khoảng 5 km, du khách sẽ bắt gặp những bãi đay xanh tốt nằm dọc hai bờ hữu ngạn con sông Thu Bồn. Đây là nguồn nguyên liệu chính của làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch. Sợi đay đơn sơ nhưng qua bàn tay khéo léo, tài hoa của những người phụ nữ Bàn Thạch đã trở thành những chiếc chiếu trắng, chiếu hoa, chiếu trổ, chiếu bông, chiếu nổi… rực rở, mịn màng và bền chắc, được thị trường trong nước ưa chuộng. Nguyên liệu làm chiếu được lấy từ những vùng cói, đay mọc ven sông.
chieu3
Khác với các làng nghề dệt chiếu khác, thường dệt chiếu trắng rồi in khuôn hoa lá, hình ảnh lên nền chiếu, chiếu hoa ở Bàn Thạch thực sự là một “bức tranh hài hòa về màu sắc” của những “họa sĩ nông dân”. Để hình ảnh, màu sắc sảo và ít phai, phải mất khá nhiều công đoạn. Trước tiên là chọn sợi lác về nhuộm phẩm với đủ loại màu xanh, đỏ, tím, vàng… Để màu nhuộm chính xác, khó phai thì phải nấu phẩm lên, nhúng từng chùm nhỏ vào, tùy theo độ đậm nhạt mà có thể nhúng 2 – 3 lần trở lên. Lác nhuộm phẩm xong phải phơi cho đủ nắng, không quá gắt vì dễ giòn gãy, cũng không quá dịu vì dễ ẩm mốc. Lác dùng để dệt phải ửng màu xanh, dệt xong đem phơi sẽ cho ra màu trắng sáng. Sợi lác còn dài, không chắp nối thì sẽ cho ra những chiếc chiếu mịn màng. Tùy theo hình dáng hoa văn mà người dệt sẽ điều khiển mặt cửi chạm nổi âm dương, mắc cửi đơn hoặc kép cho phù hợp. Làng chiếu Bàn Thạch cũng là một trong những làng nghề đang được Quảng Nam ưu tiên đầu tư khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống gắn kết với du lịch.
chieu1
chieu2
2. Đèn lồng Hội An
Đèn lồng truyền thống là một trong những sản phẩm độc đáo của Hội An. Đến Hội An, ngoài việc tìm hiểu và chiêm ngưỡng phố cổ, thưởng thức cao lầu đặc sản hay tìm chút thư giãn với dòng nhạc cổ điển khi màn đêm buông xuống, bạn còn được tận hưởng những sắc màu lung linh huyền ảo, trữ tình của những chiếc đèn lồng giăng kín các ngả đường vào phố cổ. Có một chút gì như là sự hoài niệm về quá khứ, rất gần mà cũng rất xa, rất thật mà cũng rất mơ hồ. Dường như không khí của một thương cảng sầm uất đang hiện về, dưới ánh đèn lồng và dưới bóng những ngôi nhà cổ đầy chất thơ.
den1
Đèn lồng Hội An từ lâu không chỉ đem lại cho phố cổ một nét riêng độc đáo mà còn là một mặt hàng quà lưu niệm hấp dẫn đối với du khách bởi sự đa dạng về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng và hình thù. Để làm lồng đèn, tre phải là tre già ngâm với nước muối 10 ngày để chống mối, mọt sau đó phơi khô, vót mỏng tùy theo kích cỡ của loại đèn. Vải bọc phải là vải xoa hoặc lụa tơ tằm, có độ dai để khi căng không bị rách và người thợ căng vải cần có kỹ thuật để thẳng góc ở những đoạn cong. Phải mất 4 ngày từ khi vót nan cho đến khi xong 2 chiếc đèn lồng cộng với công vẽ, trang trí.
den2
Vào những đêm trăng rằm, đèn lồng Hội An lung linh dưới ánh trăng treo trước cửa mọi nhà. Đường phố cổ khi đó không tiếng xe, không ánh đèn điện, những chiếc đèn lồng càng lộng lẫy khoe sắc trước sự ngạc nhiên, thú vị của hàng vạn khách du lịch. Đèn lồng Hội An khá đẹp, nhẹ và quan trọng là có thể thu gọn lại bằng cách xếp khung theo nếp để mang đi. Vì vậy bạn có thể dễ dàng mua vài chiếc như là sự lưu giữ kỷ niệm về một phố cổ nên thơ, đồng thời làm quà tặng thật ý nghĩa cho người thân. Đèn lồng Hội An đã trở thành nét văn hóa riêng của phố cổ.
den3
3. Làng trống Lâm Yên
Khởi thuỷ nghề làm trống ở Lâm Yên không ai nhớ là có từ bao giờ. Từ bao đời nay khi đến những mùa lễ hội: “Cử chinh cổ” người dân Ðại Lộc nói riêng và vùng lân cận Ðiện Bàn, Duy Xuyên…thường nhắc đến câu ca: “Trống Lâm Yên – Chiêng Phước Kiều”. Hiện nay tại Lâm Yên, gia tộc họ Phan đã có trên 7 đời làm trống. Quy trình làm thành một chiếc trống phải qua nhiều công đoạn khác nhau. Ðầu tiên là làm dăm, thứ đến là da trâu và đóng chốt thành mặt trống.
trong3
Nghề làm trống đòi hỏi ở người thợ tính cần cù nhẫn nại, chịu khó và khéo tay khi bắt đầu đến khi hoàn thành sản phẩm. Mỗi chiếc trống làm ra đều có quy cách và kích cỡ nhất định theo từng loại: trống chầu, trống chiên, trống chùa… Mỗi sản phẩm làm ra đòi hỏi rất cao: chất liệu phải đảm bảo độ bền, độ vang của trống, dăm trống phải bằng gỗ mít và mặt trống phải bằng da trâu chứ không phải bằng bất kỳ chất liệu khác.
Hàng năm không phải mùa nào nghề trống ở Lâm Yên cũng đắt khách mà phải chờ vào tháng 3 (thanh minh) và tháng 8 âm lịch. Hai tháng này có nhiều lễ cúng tế có nhiều người đến đặt trống thì người thợ Lâm Yên mới có điều kiện và thời gian để làm trống.
trong1
Xã hội ngày một phát triển, trong đó có đáp ứng về nhu cầu tinh thần, nhu cầu văn hoá thể hiện qua các hình thức lễ hội, nghệ thuật… thì không thể thiếu bởi tiếng trống chầu, trống lịnh hay trống chùa. Chắc chắn nghề làm trống Lâm Yên – Tỉnh Quảng Nam sẽ được duy trì và không ngừng phát triển.
trong2
4. Làng đúc đồng Phước Kiều
Phước Kiều là làng nghề đúc đồng nổi tiếng, đặc biệt về kỹ thuật đúc cồng chiêng tại xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Nghề đúc đồng ở đây được hình thành do một người tên là Dương Tiền Hiền di cư từ Thanh Hóa vào truyền dạy. Cuối thế kỉ XVIII, ở đây đã hình thành hai khu vực là phường tạc tượng Đông Kiều và phường chú tượng Phước Kiều. Đến đầu thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn sát nhập 2 phường lại thành xã hiệu Phước Kiều, còn được gọi là làng đúc đồng Phước Kiều .
ducdong1
Cũng như các làng nghề đúc đồng khác, để chế tác ra một sản phẩm đồng hoàn chỉnh, người thợ làng Phước Kiều phải tiến hành các công đoạn như: làm khuôn, sơn khuôn, nấu đồng và đúc đồng. Tuy nhiên, những nghệ nhân đúc đồng Phước Kiều còn có bí quyết pha hợp kim riêng và kỹ thuật thẩm âm để tạo ra sản phẩm có tiếng vang, phù hợp với phong tục, tập quán và văn hóa tâm linh của từng tộc người. Điều này đòi hỏi người thợ Phước Kiều phải có đôi tai tinh nhạy, sự từng trải, am hiểu và kinh nghiệm cảm nhận âm thanh tinh tế.
ducdong3
Trước đây, làng chỉ đúc những sản phẩm truyền thống như chiêng, chuông, thanh la, chân đèn, lư hương, đồ gia dụng. Đặc biệt, sản phẩm cồng chiêng của Phước Kiều đã có mặt ở hầu khắp các bản làng dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Hiện nay, các nghệ nhân Phước Kiều còn chế tác đồ trang trí nội thất cho các khu du lịch, biệt thự hay khí nhạc theo yêu cầu. Đến với làng đúc đồng Phước Kiều, ngoài việc mua sắm các vật dụng, đồ lưu niệm, du khách còn có cơ hội trực tiếp tham gia vào các công đoạn sản xuất đồng và được xem các nghệ nhân biểu diễn các loại nhạc cụ cồng chiêng do chính họ chế tạo ra. Làng nghề đúc đồng Phước Kiều ngày nay đã trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Quảng Nam.
ducdong2
5. Làng Gốm Thanh Hà
Có nguồn gốc Thanh Hoá, được hình thành từ cuối thế kỷ 15 và phát triển mạnh cùng với cảng thị Hội An trong các thế kỷ kế tiếp, làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, thuộc địa bàn phường Thanh Hà, thành phố Hội An. Sản phẩm gốm Thanh Hà được làm từ nguồn nguyên liệu chính là đất sét bởi những bàn tay điêu luyện của nghệ nhân và kỹ thuật truyền thống của làng nghề. Sản phẩm chủ yếu là các đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống … mang nhiều kiểu dáng, màu sắc rất phong phú và đặc biệt nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại của những địa phương khác.
gốm
gom5
Cho đến nay, làng gốm Thanh Hà vẫn tồn tại và hoạt động sản xuất thủ công với phương tiện và kỹ thuật truyền thống. Chính vì thế làng gốm Thanh Hà trở thành một bảo tàng sống, một nguồn tư liệu quý giá cho các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu về nghề gốm cổ truyền của Việt Nam nói riêng cũng như của vùng Đông Nam Á nói chung. Đến thăm làng, ngoài việc tho sức lựa chọn các sản phẩm lưu niệm bằng gốm, bạn còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từ những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề này.
gom2
gom3
6. Làng dệt Mã Châu
Làng nghề Mã Châu thuộc thôn Châu Hiệp – thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. Làng được hình thành từ thế kỷ XV, bên cạnh kinh đô Trà Kiệu, chuyên dệt lụa cung cấp cho giới quý tộc, quan lại trong các vương triều Đại Việt và Champa xưa. Các công việc trồng dâu, chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa đều được thực hiện trong làng, với sự tham gia của hàng trăm hộ gia đình theo phương thức thủ công. Khi xứ Đàng Trong – Đại Việt mở cửa giao thương với thế giới bên ngoài qua cảng thị Hội An thì tơ lụa Mỹ Châu là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất. Từ cuối thế kỷ XIX, khi người Pháp đến Việt Nam, làng Mã Châu có thêm nghề trồng bông, dệt vải nhưng tơ lụa vẫn là mặt hàng chủ yếu. Trong thời kỳ này, phương thức sản xuất của làng nghề đã được cải tiến đáng kể, từ chỗ sử dụng các khung dệt hoàn toàn thủ công chuyển sang bán cơ giới, rồi tiến đến tự động hoá như ngày nay.
machau1
Làng dệt Mã Châu có vóc dáng đặc trưng của một làng quê Việt Nam yên bình với những khu vườn xanh tốt, những hàng cau, hàng chè tàu thẳng lối đi và những gương mặt thân thiện, luôn nở nụ cười đón khách của chủ nhân. Do nằm ngay trên tuyến đường từ Hội An đi Mỹ Sơn, làng dệt Mã Châu thuận tiện để du khách viếng thăm.
machau2
7. Làng mộc Kim Bồng
Làng mộc Kim Bồng bắt đầu hình thành từ thế kỷ XV bởi những người Việt đầu tiên ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh vào khai khẩn vùng đất Cẩm Kim – Hội An thời bấy giờ. Cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII nghề mộc Kim Bồng bắt đầu phát triển nhờ sự phồn thịnh của thương cảng Hội An. Đến thế kỷ XVIII, nghề mộc Kim Bồng đã phát triển mạnh mẽ và thịnh đạt thành làng nghề với ba nhóm nghề rõ rệt: nghề mộc xây dựng các công trình kiến trúc đô thị, nghề mộc dân dụng và nghề đóng tàu thuyền mộc.
langmoc1
Địa danh làng mộc Kim Bồng đã được Lê Quý Đôn đề cập trong Phủ Biên Tạp Lục viết vào thế kỷ XVIII. Với danh tiếng của mình, nhiều hiệp thợ Kim Bồng được vua các triều Nguyễn triệu tập tham gia xây dựng kinh đô Huế. Trong số đó, nhiều người đã được ban tước Cửu Phẩm, Bát Phẩm, đổi trưởng mộc tượng. Riêng với đô thị cổ Hội An, bàn tay tài hoa của người thợ Kim Bồng đã góp phần tạo nên những công trình kiến trúc.
langmoc2
langmoc3
8. Làng rau Trà Quế
Cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 2km về phía Đông Bắc, nằm giữa con sông Đế Võng và đầm rong Trà Quế, làng nghề rau Trà Quế đã nổi tiếng từ rất lâu với những sản phẩm rau xà lách, diếp cá, răm, húng, quế, hành, ngò thường có mặt trong các món ăn đặc sản Quảng Nam như cao lầu, mì Quảng, tôm hữu, thịt heo cuốn bánh tráng, bánh xèo, bê thui.
rau2
Với diện tích đất trồng rau chỉ khoảng vài chục hécta nhưng trồng rau đã trở thành một nghề chính của cư dân trong làng qua nhiều thế hệ. Kể từ khi du lịch Hội An bắt đầu khởi sắc, cũng là lúc làng rau phát triển thịnh vượng nhất. Ngoài việc trồng rau để phục cho các nhà hàng, khách sạn và các chợ đầu mối trên địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, người dân Trà Quế cũng tham gia vào các hoạt động du lịch. Đến với làng quê thôn dân dã này, bạn sẽ được hướng dẫn cuốn đất, vun luống, bón phân, gieo hạt, trồng rau và học chế biến các món ăn từ sản phẩm rau tại làng nghề như những người nông dân thực sự.
rau3
rau1
9. Làng hoa trái Đại Bường
Làng hoa trái Đại Bường là một ngôi làng trù phú, một điểm du lịch mới lạ tại Quảng Nam. Làng Đại Bường nằm về phía hữu ngạn sông Thu Bồn, thuộc xã Quế Trung, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Làng Đại Bường có nguồn gốc từ xa xưa. Trong làng kể rằng trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cả vùng đất Đại Bường không nơi nào không hứng chịu bom đạn khốc liệt, nhưng thật kỳ diệu làng Đại Bường vẫn bốn mùa cây trái xanh mượt, bình yên. Có lẽ vì thế nên ngày nay làng Đại Bường còn được đọc chệch thành Đại Bình.
trai3
Làng hoa trái Đại Bường giống như một bán đảo có đồi thấp, đồng ruộng, làng mạc, dòng sông và được bao bọc bởi hàng tre xanh. Làng như một chấm xanh ẩn trong lòng đầy quả lành trái ngọt giữa bàng bạc sông nước Thu Bồn. Khi đến đây, bạn sẽ cảm nhận đây giống như “Làng Nam bộ giữa miền Trung”, vì nhìn thấy ở đây có các thứ cây trái thuộc loại đặc sản phương Nam như: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm… Ngoài ra, ở đây còn có cả những trái cây đặc sản của miền Bắc như vải thiều… Chính vì sự phong phú đa dạng đó nên nơi đây được coi như một cõi lạ giữa miền Trung. Đặc sản của làng Đại Bường là trái trụ lông, hình dáng như trái bưởi. Trái từ khi còn non, đến già rồi chín, trái được bao phủ một lớp lông tơ mịn màu trắng, múi dày, tép lớn, tách ra không ướt, vị ngọt dìu dịu thanh khiết, mùi ý vị rất khó quên. Đến với làng hoa trái Đại Bường, bạn sẽ ấn tượng bởi nét văn hóa còn mang đậm dấu ấn làng quê Việt Nam xưa, với cổng làng, lũy tre, những vườn cây xanh mát một khung cảnh thanh bình, yên ả, trù phú.
trai2
trai1
Dù đã trãi qua không ít những thăng trầm nhưng các làng nghề truyền thống Quảng Nam vẫn hồi sinh và phát triển trở lại do sản phẩm làm ra bán chạy. Du khách cũng tìm đến tham quan ngày càng đông bởi các làng nghề truyền thống ở đây có sức hấp dẫn rất lớn, mỗi làng nghề không chỉ đơn thuần là nơi sản xuất hàng hóa mà còn là nơi ẩn chứa cả tính cách, tâm lý, nét văn hóa của người dân xứ Quảng.
machau3


PidivnTourist SaigonTravel 360 blog