Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

TẠI SAO ÁO SƠ MI TRẮNG SẼ TRÔNG GIỐNG MÀU CHÁO LÒNG?

Các chất tẩy sử dụng trong giặt là không làm cho áo sơ mi của bạn thực sự trắng sạch, và các loại đèn LED có mức độ tiêu thụ điện năng cực kỳ hiệu quả của tương lai sẽ hé lộ bản chất thực sự của chúng.
Các chất tẩy sử dụng trong giặt là không làm cho áo sơ mi của bạn thực sự trắng, và các loại đèn LED có mức độ tiêu thụ điện năng cực kỳ hiệu quả của tương lai sẽ hé lộ bản chất thực sự của chúng.
Nhiều loại bột giặt được quảng cáo sẽ "làm trắng" sợi vải, nhưng thực tế chúng sẽ không làm như vậy. Thay vào đó, các loại chất tẩy này sử dụng một hiệu ứng quang học rất thông minh để khiến quần áo của bạn trở nên trắng sạch hơn khi nhìn dưới mắt người.
Khi quần áo màu trắng trở nên cũ kỹ, chúng sẽ bị ố vàng. Một số loại bột giặt giải quyết vấn đề này bằng cách để lại trên sợi vải một loại hóa chất có tên chất làm trắng quang học (FWA). FWA có khả năng phản chiếu nhiều ánh sáng màu xanh hơn và do đó tạo ra hiệu ứng rằng quần áo của bạn vẫn trắng như ngày mới mua. Thực tế, màu vàng ố trên quần áo vẫn bị giữ lại, nhưng mắt người khó phát hiện ra màu vàng hơn do đã bị ảnh hưởng bởi ánh sáng xanh.
Loại chất FWA giúp tạo ra hiệu ứng "trắng giả" này cũng được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác. Ví dụ, con người có sử dụng FWA để làm trắng răng kể từ khi phát hiện ra các hợp chất này từ năm 1929. FWA cũng được sử dụng để làm trắng giấy, có trong thuốc nhuộm tóc và kem trang điểm. Ví dụ, thuốc nhộm tóc màu vàng có chứa FWA sẽ sáng hơn, và các loại kem trang điểm khu vực tối dưới mắt cũng sử dụng FWA.
Bề mặt màu trắng sẽ phản chiếu nhiều ánh sáng hơn khi có các chất FWA, và do đó tạo ra cảm giác rằng chúng sáng, ít ngả vàng hơn so với thực tế. Lý do là bởi FWA sẽ phản chiếu tia cực tím UV mà mắt người vốn không thể phát hiện ra trở thành ánh sáng màu xanh có thể nhìn thấy được.
Hiện tại, có khoảng 90 loại hợp chất hóa học được sản xuất thương mại có thể tạo ra hiệu ứng này, ví dụ như tetra-snfolnat triazole-stilbene. Phần lớn các loại chất này sẽ mất tác dụng sau một thời gian do tiếp xúc với tia cực tím và ô-xy, và một số có thể gây ra phản ứng phụ với một nhóm nhỏ người dùng.
Song, các mẫu đèn LED có thể gây ảnh hưởng tới "mẹo" làm sáng quang học này. Quá trình làm sáng quang học của các chất FWA không thể diễn ra trong ánh đèn LED, đơn giản là bởi đèn LED không hề tạo ra ánh sáng nằm trong dải tần của tia cực tím. Các phân từ của FWA sẽ không được kích hoạt, và do đó ánh sáng xanh sẽ không được tạo ra để gây hiệu ứng quang học.
Trong khi vấn đề này hiện tại vẫn chưa thực sự đáng lo cho ngành hóa học, may mặc và thẩm mỹ, nhưng khi đèn LED trở nên phổ biến trong tương lai, các chất FWA sẽ trở nên vô dụng. Đèn LED có rất nhiều lợi thế so với đèn điện thông thường: chúng có tuổi đời lớn hơn và mức tiêu thụ điện thấp hơn rất nhiều. Thị phần của đèn LED được dự đoán sẽ tăng 12 lần trong 1 thập kỷ tới; Las Vegas hiện nay đã chuyển 40.000 chiếc đèn đường sang thành đèn LED.
Trong một nghiên cứu được đăng tải tháng trước trên LEUKOS (tạp chí của Hiệp hội Kỹ thuật Chiếu sáng Bắc Mỹ), một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Penn State do Tiến sĩ Kevin Houser đứng đầu đã thực hiện một thí nghiệm nhằm tìm hiểu khả năng nhận biết sợi vải trắng của con người trong các điều kiện sáng khác nhau.
Trong thí nghiệm này, các nhà khoa học đã yêu cầu 39 người tham gia phải xếp hạng "mức độ trắng" của các loại sợi vải, mỗi loại có chứa một lượng FWA khác nhau. Nghiên cứu của Penn State cho thấy đèn LED sẽ làm giảm hiệu ứng "trắng hơn thực tế" của FWA.
Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các đèn LED có nhiều ánh sáng ở dải màu xanh cũng sẽ giúp vải vóc có vẻ trắng hơn thông thường – giống như tác dụng của FWA. Hiệu ứng này sẽ xảy ra trên tất cả các loại vải, bất kể là chúng có được tẩy bằng FWA hay không.
Do đó, "trách nhiệm" làm trắng quần áo giờ sẽ không còn thuộc về các công ty hóa chất. Thay vào đó, chúng thuộc về các nhà sản xuất đèn: họ sẽ phải tăng cường độ ánh sáng xanh trên đèn LED của mình. Tuy vậy, nếu thực hiện điều này, họ cũng sẽ khiến cho tất cả các loại vật chất màu trắng khác (bàn, tủ, đồ gia dụng…) trở nên trắng hơn. Đó không phải là kết quả mong đợi trong tất cả các trường hợp.
Penn State cũng cho rằng các nhà sản xuất có thể gia tăng thêm tia cực tím vào đèn LED, nhờ đó mà con người có thể tiếp tục "làm trắng" quần áo như trước đây mà không cần phải lo sẽ ảnh hưởng tới các loại vật liệu khác.
Lê Hoàng
Theo Telegraph

VÌ SAO SỮA CÓ MÀU TRẮNG?

Chúng ta thường nhìn thấy sữa có màu trắng. Có thật sữa thực sự có màu trắng, hay sữa còn có thể có các màu sắc khác nhưng thị giác của chúng ta bị đánh lừa và nhìn thấy sữa màu trắng?
Sữa được làm từ khoảng 87% nước và 13% chất rắn, như chất béo và protein. Đứng đầu trong số các protein này là casein, bốn loại protein casein này chiếm đến khoảng 80% protein trong sữa. Các phân tử protein casein thường trôi lơ lửng trong sữa và có dạng hình cầu, khoảng một micromet. Lý do chúng thường trôi lơ lửng trong chất lỏng là vì các phân tử kappa-casein có điện tích âm, nên chúng đẩy nhau.
Các vật màu trắng trong tự nhiên xuất hiện như vậy khi có một sự khuếch tán ánh sáng xảy ra và không có chút quang phổ rõ rệt nào phản chiếu lên các đối tượng này hơn bất kỳ phần nào khác của vùng phổ sáng. Vì vậy, các protein casein và một số các chất béo trong sữa phân tán và làm chệch hướng ánh sáng thông qua quang phổ thị giác. Kết quả là chúng ta nhìn thấy sữa có màu trắng. Nếu không có các chất béo, các casein có xu hướng phân tán bước sóng màu xanh nhẹ hơn màu đỏ. Vì vậy, với loại sữa tách kem (không có chất béo), bạn sẽ thấy một chút ánh màu xanh.
Ngoài ra, sữa cũng chứa riboflavin, chất có thể mang lại cho sữa một chút màu xanh lá cây, nếu nồng độ đủ lớn, chẳng hạn như trong trong một số loại sữa tách kem hoặc nước sữa.
Một màu sắc khác nữa mà đôi khi bạn sẽ thấy trong sữa là màu vàng nhạt. Khi bạn nhìn thấy màu này, đó là do một lượng nhỏ carotene có mặt trong sữa.
Sau đây là một số thực tế khác giải thích cho việc sữa có màu trắng và một số thông tin hữu ích liên quan đến sữa:
Sự phân tán màu xanh chứ không phải màu đỏ này là kết quả của hiệu ứng phân tán ánh sáng Tyndall và cũng là lý do đôi khi chúng ta thấy khói từ xe hơi hoặc xe gắn máy xả ra có màu hơi xanh khi một số loại dầu động cơ bị đốt cháy.
Cho đến khi có kết luận của Newton về ánh sáng, hầu hết mọi người đều cho rằng màu trắng là một màu cơ bản của ánh sáng và bạn sẽ nhìn thấy các màu sắc khác khi thêm một cái gì đó vào màu trắng. Newton đã chứng minh điều này là sai lầm bằng cách cho thấy ánh sáng trắng chỉ đơn giản là hiệu ứng của việc kết hợp tất cả các màu trong quang phổ mà mắt thường có thể nhìn thấy.
Bạn có thấy cốc sữa này có màu hơi xanh không?
Sơn màu trắng thường được tạo ra bằng cách cung cấp một loại vật liệu trong suốt với một chỉ số khúc xạ cao, và chúng trôi lơ lửng trong một số loại kết dính. Vật chất điển hình được sử dụng là canxi carbonat hoặc một dạng rutil tổng hợp.
Sữa mẹ tiết ra khi vừa sinh con, còn gọi là sữa non, cho em bé bú sẽ rất tốt vì sữa non mang kháng thể từ mẹ sang con, trong đó tăng cường đáng kể hệ miễn dịch của bé.
Khoảng 40% lượng calo trong sữa bò đến từ lactose. Lactose là một hỗn hợp của glucose và galactose. Hiện tượng cơ thể không dung nạp lactose là do thiếu các enzyme lactase trong ruột non. Khi em bé được sinh ra, mức độ lactase sẽ giảm dần dần nếu em bé không được cho bú sữa thường xuyên. Bởi vì khi lactose đi qua ruột non, nó sẽ gắn liền với lactase và sau đó, galactose và glucose từ lactose có thể được hấp thụ.
Nếu không có lactase, điều này không thể xảy ra, đồng thời cơ thể không có lactase cũng có thể gây ra tiêu chảy, đầy khí đường ruột, đau bụng, vv... Khí trong ruột non khi lactose không tiêu hóa được là do các vi thực vật trong ruột xử lý lactose và bài ​​tiết khí thông qua hô hấp kỵ khí.
Theo một phát hiện, con người đã sử dụng nguồn sữa động vật từ ít nhất 6.500 năm trước Công nguyên. Trước đó, người ta nghĩ rằng hệ tiêu hoá của con người thời đó vẫn chưa phát triển khả năng xử lý nguồn sữa không phải từ con người.
Quá trình thanh trùng sữa có thể tiêu diệt các vi sinh vật trong sữa, đồng thời phá hủy Vitamin C, cũng như làm giảm đáng kể lợi ích sức khỏe khác của sữa.
Một quá trình xử lý mới đã được phát triển và chứng minh là vượt trội so với việc thanh trùng sữa. Đó là quá trình lọc tinh. Đầu tiên, kem được tách ra từ sữa, vì kem không thể được lọc đúng cách nếu để nguyên trong sữa. Tiếp theo, sữa phải đi qua các ống lọc tinh, lọc đến 99,9% tất cả các vi sinh vật. Quá trình này tốt hơn khoảng 5% so với quá trình thanh trùng sữa thông thường; việc lọc tốt hơn cũng giúp kéo dài đáng kể thời hạn sử dụng của sữa. Tiếp theo, kem được tiệt trùng theo cách thông thường và sau đó kết hợp lại với sữa để tạo thành sữa có thành phần kem và sữa như trước khi vi lọc.
Lý do sữa thô nhanh chóng hỏng khi bỏ ra ngoài là vì lactose trong sữa không được xử lý bằng vi sinh vật thành acid lactic. Tùy thuộc vào quá trình xử lý của các vi sinh vật, điều này có thể sản xuất ra các sản phẩm khác nhau, chẳng hạn như các loại pho mát, sữa chua, vv...
Sữa thanh trùng thường phá hủy nhiều loại vi khuẩn sản sinh ra axit lactic. Kết quả là, sữa không thể lên men đúng cách, cho phép các loại vi sinh vật phát triển mạnh. Điều này có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Điều này thường không xảy ra trong sữa thô vì quá trình lên men của các axit lactic sản sinh ra vi khuẩn làm giảm đáng kể các vi sinh vật "xấu".
Sữa được tiệt trùng sử dụng phương pháp xử lý ở nhiệt độ cực cao có thể được lưu trữ trong vài tháng mà không cần để lạnh, miễn là nó vẫn chưa mở. Điều này cũng làm thay đổi mùi vị của sữa một chút, đó là lý do tại sao việc thanh trùng sữa không được ưa thích.
Cấu trúc phân tử casein tương tự như của gluten. Đây là lý do tại sao chế độ ăn kiêng không chứa chất gluten cũng có nghĩa là không chứa casein.
Hoàng Lan
Theo Today I Found out

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Những chuyện cười ra nước mắt ở Triều Tiên (p1)

(MegaFun) - Trong khi thế giới đang hướng tới sự mở cửa, thông thương với quốc tế, Triều Tiên vẫn là một mảnh đất 'bí ẩn" vì sự kín kẽ không giống ai của mình.
1- Cứ gặp lãnh tụ là khóc
Ở đất nước này, nước mắt được coi là sự trung thành với lãnh tụ, thế nên, khi được gặp lãnh tụ người dân thường khóc như mưa.
Các nữ quân nhân thuộc Đại đội Cây Hồng, đoàn 4302 quân đội Triều Tiên nức nở khi được nguyên soái Kim Jong Un đến thăm
Các nữ quân nhân thuộc Đại đội Cây Hồng, đoàn 4302 quân đội Triều Tiên nức nở khi được nguyên soái Kim Jong Un đến thăm
Vợ của các binh sĩ trên đảo Jangjae không cầm được nước mắt khi được trực tiếp gặp mặt nhà lãnh đạo
Vợ của các binh sĩ trên đảo Jangjae không cầm được nước mắt khi được trực tiếp gặp mặt nhà lãnh đạo
Hai quân nhân này thì sung sướng gục hẳn đầu vào vai Kim Jong Un để khóc nức nở. Đối với họ, đó là một vinh dự vô cùng lớn
Hai quân nhân này thì sung sướng gục hẳn đầu vào vai Kim Jong Un để khóc nức nở. Đối với họ, được gặp lãnh tụ là một vinh dự vô cùng lớn
2- Không đeo huy hiệu lãnh tụ là một trọng tội
Người Triều Tiên bắt đầu được đeo huy hiệu từ năm lên 12 tuổi, và có tới khoảng 20 mẫu huy hiệu khác nhau.
Loại huy hiệu đắt giá nhất là loại có in cả hình chân dung của hai lãnh tụ Kim Nhật Thành và Kim Jong Il. Đây là huy hiệu chỉ dành cho các quan chức, và chúng cũng được bán với giá rất đắt. Khoảng đầu những năm 2000, giá một chiếc huy hiệu có hình của cả 2 lãnh tụ đã lên tới ít nhất 5.000 won, tương đương với 6 - 12 tháng lương hồi ấy.
 
Đeo huy hiệu cả trong đám cưới
Đeo huy hiệu cả trong đám cưới
Trong khi đó, huy hiệu phổ biến nhất mà người Triều Tiên hay đeo là huy hiệu in hình ông Kim Nhật Thành hoặc ông Kim Jong Il.
Nếu một người Triều Tiên ra ngòai đường mà không đeo huy hiệu, đó là một trọng tội, cho dù đó là bất kỳ ai. Tháng 10/2012, dư luận Triều Tiên và thế giới xôn xao chuyện Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri So Ju không xuất hiện bên cạnh chồng trong các hoạt động cộng đồng như trước. Thậm chí, ngay cả trong ngày kỉ niệm 67 năm thành lập Đảng Lao Động – một sự kiện quan trọng bậc nhất nước này – người ta cũng thấy bà vắng mặt.
 
Liên quan tới sự “biến mất” bất ngờ này, Cổng thông tin Chính phủ Trung Quốc dẫn nguồn tin báo chí Hàn Quốc cho hay, bà Ri So Ju, phu nhân của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un đã bị tạm thời cấm xuất hiện trước công chúng.

Trong khi Kim Jong Un đeo huy hiệu đôi (huy hiệu in hình cả 2 cố lãnh đạo), thì vợ chỉ đeo hoa cài áo
Trong khi Kim Jong Un đeo huy hiệu đôi (huy hiệu in hình cả 2 cố lãnh đạo), thì vợ chỉ đeo hoa cài áo
Theo một nguồn tin Hàn Quốc thân cận với Triều Tiên, Đệ nhất phu nhân Ri đã phải chịu sự chỉ trích nặng nề từ phía các tướng lĩnh quân đội và quan chức lão thành trong chính phủ vì nhiều lần không đeo huy hiệu in hình chân dung lãnh đạo quá cố. Hành động này của Đệ nhất phu nhân trẻ tuổi bị đánh giá là “hoàn toàn không thể chấp nhận được và chắc chắn để lại hậu quả”. 
Huy hiệu được cho là thứ đáng quý trọng trong cuộc đời người Triều Tiên tới mức, đã có những thời điểm giữa những năm 1990, thiếu nữ Triều Tiên lấy huy hiệu in hình lãnh tụ làm quà tặng để thể hiện tình cảm chân thành của mình đối với người yêu.
 
3 - Gặp lãnh tụ nhất định phải mang giấy bút

Hơn cả quan điểm 'vua là con trời' khi xưa ở Trung Quốc, lãnh tụ ở Triều Tiên là một vĩ nhân vượt xa tầm hiểu biết của con người. Mọi lời nói của lãnh tụ là 'khuôn vàng thước ngọc', nên khi gặp lãnh tụ luôn phải mang theo giấy bút để ghi chép.

Kim Jong Un đi thị sát địa điểm xây dựng khu trượt tuyết Masik, các sĩ quan vây quanh, hí húi ghi chép
Kim Jong Un đi thị sát địa điểm xây dựng khu trượt tuyết Masik, các sĩ quan vây quanh, hí húi ghi chép
Kim Jong Un đi thăm một nhà máy quốc phòng. Cả quan chức dân sự và quân sự tháp tùng đều chăm chú ghi chép
Kim Jong Un đi thăm một nhà máy quốc phòng. Cả quan chức dân sự và quân sự tháp tùng đều chăm chú ghi chép
Nhân viên nhà máy thực phẩm Chang Song cặm cụi ghi chép xung quanh ông Kim Jong Un
Nhân viên nhà máy thực phẩm Chang Song cặm cụi ghi chép xung quanh Kim Jong Un
4- Đội tuyển thua, HLV bị bắt đi lao động khổ sai
Trong thời gian dẫn dắt đội tuyển Triều Tiên tại World Cup 2010, ông Kim Jong Hun, huấn luyện viên trưởng đội này từng khẳng định ông “thường xuyên nhận được những chỉ đạo chiến thuật trong suốt trận đấu” từ nhà lãnh đạo Kim Jong-il “thông qua điện thoại di động. Đó là những chiến thuật mà "người trần mắt thịt" không bao giờ có thể thấy được” và nó do chính nhà lãnh đạo tối cao tự xây dựng một cách có chủ ý.
 
Cựu huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Triều Tiên Kim Jong Hun.
Cựu huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Triều Tiên Kim Jong Hun

Tuy nhiên, điều không may là các cầu thủ Triều Tiên phải ngậm ngùi trở về nước mà không chạm được vào cúp vô địch. Sau 3 trận thua, đặc biệt là thất bại 0 - 7 trước đội tuyển Bồ Đào Nha, cả thầy và trò đội tuyển bóng đá quốc gia Triều Tiên đã bị cáo buộc tội phản bội tư tưởng, mang nhục về cho quốc gia.

Toàn bộ đội bóng đã phải trải qua 6 giờ điều trần và nhận vô số lời chỉ trích nặng nề trước sự chứng kiến của 400 quan chức, vận động viên và sinh viên thể thao.
 
Trong khi đó, huấn luyện viên Kim Jong Hun đã bị khai trừ khỏi Đảng và phải đi lao động khổ sai tại một công trường xây dựng 14 tiếng/ngày.
 
Ngân Giang (tổng hợp)
.

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

NHẬP CẢNH KHÔNG ĐƯỢC VÌ QUÁ ĐẸP SAU GIẢI PHẪU THẨM MỸ

Tay nghề giải phẫu thẩm mỹ của các bác sĩ Hàn Quốc điêu luyện đến nỗi những cô nàng đến đây phẫu thuật không thể qua cổng kiểm tra hộ chiếu để về nước vì quá đẹp so với lúc mới nhập cảnh.

Gương mặt trước và sau phẫu thuật thẩm mỹ ở Hàn Quốc
Gương mặt trước và sau phẫu thuật thẩm mỹ ở Hàn Quốc
Nhiều người tìm đến "dao kéo" đều với hy vọng làm mình trông đẹp hơn. Tuy nhiên, họ thường không lường được mình đã thay đổi đến mức mọi người không thể nhận ra.
Kết quả giải phẫu thẩm mỹ quá thành công khiến một số bệnh nhân người nước ngoài đến Hàn Quốc làm đẹp gặp khó khăn khi không thể qua cổng kiểm tra hộ chiếu để trở về nhà sau cuộc phẫu thuật. Trong nhiều trường hợp, gương mặt của họ trở nên quá xinh đẹp so với ảnh chụp trong hộ chiếu.
Vì thế, một số bệnh viện ở Hàn Quốc đã phải cấp giấy chứng nhận phẫu thuật thẩm mỹ để cho bệnh nhân của họ có thể trở về nhà. Chứng chỉ này bao gồm số hộ chiếu, tên bệnh viện thực hiện phẫu thuật cũng như thời gian lưu trú của bệnh nhân.
Nhập cảnh không được vì quá đẹp sau giải phẫu thẩm mỹ
Trước đây, tờ China Daily từng đưa tin trong năm 2009, 23 phụ nữ Trung Quốc cho biết đã phải rất khó khăn mới được trở về Trung Quốc sau khi phẫu thuật thẩm mỹ tại Hàn Quốc. Họ đã bị chặn lại khi qua cổng kiểm tra hộ chiếu vì hầu hết ai cũng có đôi mắt to hơn, sống mũi cao thanh thoát và chiếc cằm nhỏ thon gọn quá khác so với hình ảnh trên giấy tờ tùy thân. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, những cô gái này đã được phép về lại Trung Quốc nhưng đều phải đi làm hộ chiếu mới ngay lập tức.
Chen Tao - một nhân viên tại sân bay quốc tế Hồng Kiều, Thượng Hải - kể lại: "Sau khi họ bỏ mũ và kính ra theo yêu cầu, chúng tôi thấy họ trông rất khác với những chỗ còn băng bó và một số vết khâu. Chúng tôi đã phải so sánh những phần chưa sửa trên mặt họ với bức ảnh trong hộ chiếu một cách cẩn thận".
Nhập cảnh không được vì quá đẹp sau giải phẫu thẩm mỹ
Theo số liệu toàn cầu được Hiệp hội các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ quốc tế công bố vào năm ngoái, hiện Hàn Quốc là nước có tỉ lệ người dân giải phẫu thẩm mỹ rất cao, cứ 77 người thì có 1 người đã phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện ngoại hình. Đáng chú ý, hơn 20% phụ nữ trong độ tuổi từ 19 đến 49 ở Seoul thú nhận từng can thiệp dao kéo. Một trong số những phẫu thuật được nhiều người thực hiện nhất là cắt mí để giúp đôi mắt trông to và "Tây" hơn.
Cắt mí, nâng mũi là những ca phẫu thuật được bác sĩ Hàn Quốc thực hiện nhiều nhất
Cắt mí, nâng mũi là những ca phẫu thuật được bác sĩ Hàn Quốc thực hiện nhiều nhất
Người ta tin rằng sự bùng nổ ngành công nghiệp âm nhạc là lý do việc nhiều phụ nữ tìm đến bệnh viện cùng các bức ảnh những người nổi tiếng và yêu cầu được phẫu thuật để có đôi mắt hoặc chiếc mũi kiểu Mỹ.
Theo H.Trang (NLĐ, Daily Mail)

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

SỰ THẬT THƯƠNG VỤ NGA BÁN ALASKA CHO MỸ?

Năm 1867, Nga đã bán Alaska cho Mỹ với giá 7,2 tỉ USD. 50 năm sau đó, người Mỹ thu về khoản tiền lớn gấp 100 lần con số bỏ ra ban đầu. Vì sao Đế chế Nga lại từ bỏ vùng đất này?
TIN BÀI LIÊN QUAN
Gần đây xuất hiện một đơn thỉnh cầu Nga sáp nhập lại vùng đất Alaska trên website của Nhà Trắng. Thỉnh cầu này thu thập được hơn 35.000 chữ ký. Cho tới nay, rất nhiều người vẫn nghĩ hoặc là người Mỹ đã đánh cắp Alaska của người Nga, hoặc là thuê và không trả lại. Tuy nhiên, thương vụ này thật sự tồn tại và các bên có lý do để thực hiện nó.
Alaska, sáp nhập, Nga, Mỹ
Alaska
Alaska trước khi bị bán
Vào thế kỷ 19, vùng đất Alaska của Nga là một tâm điểm của thương mại quốc tế. Tại thủ phủ Novoarkhangelsk (giờ là Sitka), các thương lái bán vải, trà Tàu, thậm chí là đá – thứ mà miền nam nước Mỹ rất cần, trước khi có phát minh về tủ lạnh. Các tàu và nhà xưởng mọc lên, than đá được khai thác. Nhiều người đã biết rằng ở vùng đất này có vô số mỏ vàng. Bán vùng đất này đi họa chăng chỉ có điên.
Thương lái Nga kéo tới Alaska để mua ngà con moóc (đắt tương đương ngà voi) và da rái cá đắt tiền. Công việc kinh doanh do công ty Nga – Mỹ (RAC) tiến hành. Công ty này khởi sự từ những thương gia, du khách và doanh nghiệp Nga. Công ty kiểm soát tất cả các mỏ than, khoáng sản của Alaska, và có thể đứng độc lập trong các thỏa thuận thương mại với các quốc gia khác, cũng như có lá cờ và đồng tiền riêng.
Chính quyền Sa Hoàng đã ban cho công ty các ưu tiên đặc biệt này. Chính quyền không chỉ thu rất nhiều thuế từ công ty, mà còn sở hữu một phần rất lớn cổ phần của công ty. Gia đình Sa Hoàng và các thành viên đều là các cổ đông của RAC.
“Pizarro của nước Nga”
Người điều hành chủ yếu việc định cư của người Nga tại Mỹ là thương gia tài năng Alexander Baranov.
Ông xây trường học và các nhà máy, dạy người dân bản địa cách trồng khoai tây và lương thực, xây pháo đài và xưởng đóng tàu, mở rộng việc mua bán rái cá. Baranov tự nhận mình là “Pizarro của nước Nga”. Ông yêu Alaska không chỉ với hầu bao của mình, mà còn với cả trái tim của mình – ông kết hôn với con gái thủ lĩnh tộc Aleut.
Dưới thời Baranov, RAC thu về lợi nhuận khổng lồ: tỉ lệ lợi nhuận là 1.000%. Khi Baranov từ chức vì tuổi già, người thay thế ông là Trung úy Hagemeister. Hagemeister mang theo các cộng sự và những cổ đông trong quân đội.
Quy chế sau đó quy định chỉ có các quan chức hải quân mới được lãnh đạo công ty này. Những người có thế lực nhanh chóng nắm được công việc kinh doanh đầy lợi nhuận của công ty, nhưng chính những hành động của họ làm cho công ty sụp đổ.
Đồng tiền bất nhân
Những ông chủ mới đặt ra mức lương ‘trên trời’ cho bản thân. Trong khi các sĩ quan bình thường hưởng 1.500 rúp mỗi năm (tương đương lương của bộ trưởng và nghị sĩ), thì người đứng đầu công ty hưởng tới 150.000 rúp.
Họ mua da rái cá từ người dân địa phương chỉ với nửa giá. Hệ quả là, 20 năm sau, người Eskimo và người Aleut đã giết hầu hết số rái cá, lấy đi của Alaska những mặt hàng có lợi nhuận nhất. Người dân bản địa chịu thiệt thòi lớn nhất và đã nổi dậy. Người Nga đã nổ súng vào dân làng ven biển từ các tàu quân sự của mình.
Các sĩ quan bắt đầu tìm các nguồn lợi nhuận khác. Từ đây việc kinh doanh đá và trà bắt đầu, nhưng những doanh nhân có khoản tiền bất chính không thể tổ chức công việc một cách hợp lý, còn hạ lương là việc không thể chấp nhận được. Hệ quả, RAC được chuyển sang dạng nhận bảo hộ của nhà nước – 200.000 rúp mỗi năm. Nhưng ngay cả điều này cũng không cứu được công ty.
Sau đó cuộc chiến Crưm nổ ra. Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ đều chống lại Nga. Một điều trở nên rõ ràng là Nga không thể tiếp viện cũng như bảo vệ Alaska – tuyến đường biển do tàu của quân đồng minh kiểm soát. Thậm chí ngay cả viễn cảnh khai thác vàng cũng trở nên bi quan hơn. Khi đó có một nỗi lo ngại rằng người Anh có thể phong tỏa Alaska, và sau đó thì Nga chẳng còn lại gì.
Căng thẳng giữa Moscow và London gia tăng, trong khi quan hệ với các nhà chức trách Mỹ lại nồng ấm hơn bao giờ hết. Tất cả các bên hầu như cùng lúc đều nghĩ đến việc bán Alaska. Do đó, Baron Eduard de Stoeckl, đại diện của Nga tại Washington, đã đàm phán với Ngoại trưởng Mỹ William Seward nhân danh Sa Hoàng.
Lá cờ Nga tại Alaska
Trong khi giới chức các bên đang đàm phán, dư luận cả hai nước đều phản đối vụ mua bán này. “Làm thế nào chúng ta lại có thể từ bỏ vùng đất mà ta đã dày công sức và thời gian để phát triển, vùng đất đã có đường dây điện tín được xây dựng và các mỏ vàng đã được tìm thấy?”- Báo Nga viết. Còn báo Mỹ viết rằng: “Tại sao người Mỹ lại cần ‘hộp băng’ này với 50.000 dân Eskimo hoang dã – thường uống dầu cá vào bữa sáng?”
Không riêng báo chí mới có cảm giác này. Quốc hội Mỹ cũng phủ quyết việc thâu tóm Alaska. Nhưng ngày 30/3/1867, tại Washington DC, các bên đã ký vào một thỏa thuận bán 1,5 triệu hectar đất của Nga cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD (khoảng 4,74 USD/km2) – một phép cộng chỉ mang tính biểu tượng. Cùng lúc đó, tại thị trường trong nước, một vùng đất kém hoa lợi như ở Siberia với diện tích tương tự có thể có giá gấp 1.395 lần giá đó.
Việc chuyển giao đất đai diễn ra tại Novoarkhangelsk. Các binh sĩ Nga và Mỹ đứng thành hàng bên cạnh cột cờ, lá cờ Nga bắt đầu hạ xuống trong khi dàn hợp xướng ngân lên. Tuy nhiên, lá quốc kỳ lại bị mắc vào đỉnh cột cờ. Người thủy thủ trèo lên để hạ cờ xuống, và tình cờ lá quốc kỳ rơi xuống các lưỡi lê của lính Nga. Đó bị coi là một điềm gở.
Sau đó, người Mỹ bắt đầu tiếp nhận các tòa nhà ở thị trấn, và đặt lại tên là Sitka. Vài trăm người Nga không nhận quốc tịch Mỹ đã được di chuyển tới các tàu thương lái và họ trở về đất liền vào một năm sau đó.
Chỉ một thời gian ngắn sau đó, vàng bắt đầu chảy ra từ các ‘hộp băng’. Một cuộc chạy đua tìm vàng bắt đầu tại Alaska, mang về cho Mỹ hàng trăm triệu USD.
Lê Thu

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

CÂU CHUYỆN BÌNH MINH CẦN GIỜ

Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50km về hướng Đông Nam, huyện Cần Giờ có thể được xem là cực Nam của thành phố. Ở đây, người dân rất thật thà và vui vẻ. Không khí nơi đây rất dễ chịu và thoải mái (dĩ nhiên mùa mưa bão thì không thoải mái chút nào rồi). Diện tích của Cần Giờ có thể xem là huyện lớn nhất của thành phố nhưng số lượng người dân sinh sống lại không nhiều, do thế nếu đi trên đường thi thoảng chúng ta mới gặp 1 vài xe chạy chiều ngược lại.

Ở Cần Giờ tuy vắng vẻ nhưng theo mình đánh giá thì có vẻ rất an ninh. Những ngôi nhà mặt tiền đường không có những bờ rào kiên cố cao quá đầu người mà chỉ là những bờ rào nho nhỏ, thậm chí với những nhà có buôn bán, họ cũng chẳng cần làm rào mặc dù vẫn có cái cổng. Mình uống cafe sáng ở đây và thấy mọi người dân ở đây đi xe máy đến quán, họ đều để xe trên vỉa hè và ... cắm sẵn khóa ở đó. Thật thú vị khi được sống trong môi trường như thế phải không các bạn.

Đây là lần thứ 3 mình đến Cần Giờ và là lần thứ 2 trong vòng hơn 1 tháng một chút. Mình đi bằng xe máy và xuất phát ở thành phố khá sớm. Mình thích phong cảnh nơi đây, mình thích người dân nơi đây, mình cũng thích không khí nơi này, đặc biệt vào lúc sáng sớm và mình đến Cần Giờ cũng chỉ vì nơi đây cho mình những cảm giác ấy.

Mình đến Cần Giờ và chụp hình ở đây cũng nhiều, đồng hành cùng mình là chiếc máy ảnh compact. Mình có hẳn hơn chục ảnh muối, hơn chục ảnh đời thường và hàng sa số ảnh phong cảnh nơi đây. Tuy đi nhiều lần nhưng mình tin rằng Cần Giờ còn rất nhiều chỗ rất đẹp và mình rất mong sẽ tìm thấy nơi đó trong những lần tiếp theo.

Mình thích cảm giác được ngắm mặt trời lên buổi sáng, và Cần Giờ là một nơi lý tưởng để làm việc đó. Trong lần này, mình sẽ kể một câu chuyện bằng một vài hình ảnh về bình minh ở Cần Giờ. Theo mình, đây là bộ ảnh đơn giản, không đẹp lắm, không có bố cục và nếu xem từng ảnh thì nó chẳng nói lên điều gì, tuy nhiên mình đang mong bằng những hình ảnh này, sẽ cho các bạn xem bài có được 1 cảm giác đầy đủ nhất về một "buổi bình minh ở Cần Giờ".

1.
5h20 AM: Mặt trời chưa lên, nhưng cuối chân trời đã bắt đầu hừng rồi

2.
5h48 AM: Mặt trời vẫn chưa lên nhưng phía xa xa nhưng mây đã bớt đen

3.
5h54 AM: Tia sáng đầu tiên đã xuất hiện phía chân trời

4.
5h55 AM: Tia thứ hai cũng bắt đầu "manh nha"

5.
5h58 AM: Lúc này những tia sáng trông giống như vệt đèn chiếu thẳng lên bầu trời

6.
6h02 AM: Có vẻ như đám mây "bất lực" trong việc "che dấu" ánh bình minh vậy

7.
6h04 AM: Vẫn như 2 phút trước đó, nhưng những áng mây bắt đầu di chuyển và ánh sáng hắt xuống biển nhiều hơn


8.
6h07 AM: Đám mây di chuyển kéo theo sự thay đổi của những tia sáng, lúc này mặt trời lên khá cao nên những tia sáng rất mạnh

9.
6h11 AM: Tình cờ khoảng trống giữa đám mây lộ ra, đây thật là một khoảnh khắc mê ly

10.
6h14 AM: Cuối cùng thì mặt trời cũng xuất hiện trong đám mây

11.
6h18 AM: Tuy nhiên, nỗ lực cuối cùng của đám mây cũng kịp làm cho mặt trời "trễ hẹn"

12.
6h33 AM: Và cuối cùng, ngày mới cũng bắt đầu!


Xin hết ạ! :D

P/S: Một vài thông tin cho các bạn thích đến Cần Giờ vào sáng sớm nhé:
- Phà Bình Khánh từ sau 22h sẽ xuất phát dãn chuyến, mỗi chuyến cách nhau 2h đồng hồ. Do vậy chuyến đi sớm nhất đến Cần Giờ là bạn phải có mặt ở phà Bình Khánh trước 2h. Còn nếu bạn đi chuyến phà lúc 4h thì bạn chỉ có khoảng 45 phút để hoàn thành đoạn đường 40km để đến được ngã ba Long Hòa, từ đó bạn phải "nuốt" tiếp 7km để đến xã biển Cần Thạnh, nơi có cầu gỗ "kinh điển" của Cần Giờ.
- Nếu đi xe máy thì bạn nên chăm sóc và kiểm tra xe thật kỹ trước khi đi, vì quãng đường từ phà Bình Khánh đến Cần Thạnh sẽ kg có chỗ để sửa xe (nếu đi đêm), nếu có buộc bạn phải "gõ" cửa các quán bên đường. Đèn xe phải tốt vì đường rất tối, xăng dầu đầy đủ.

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Máy bay điều khiển từ xa Phantom FC40 - Chính hãng
Hãng: DJJ, Hàng nhập mỹ, Giá: 13.780.000đ, Bảo hành 6 tháng, miễn phí vận chuyển toàn quốc.
LH: Ms Nhung, Tell: 0987.68.20.69: Hitech USA - 23 Hàng Bài - HN
Thông tin sản phẩm:
- Máy bay điều khiển từ xa DJI Phantom FC40 là một máy bay có 4 cánh quạt với điều khiển từ xa và một giá đỡ gắn camera.

- Chiếc máy bay Phantom FC40 nhỏ gọn, bao gồm điều khiển từ xa và bộ thu, cho phép phạm vi truyền động của thiết bị lên đến 300m.

- Nó còn có một hệ thống lái tự động đa cánh quạt thông minh Naza-M GPS, hỗ trợ hai chế độ bay và một chức năng an toàn tự động, giúp tự chuyển đổi thiết bị sang chế độ hạ cánh an toàn khi mất kiểm soát.

- Máy bay điều khiển từ xa Phantom FC40 có tốc độ bay ngang 10m/s và bay thẳng đứng 6m/s.
- Đèn LED chỉ báo cũng giúp định hướng cho máy bay, an toàn khi bay ban đêm.
- Sạc & thông số pin
- Đầu vào bộ sạc AC: 100 - 240 V
- Dòng điện sạc 1 A / 2 A / 3 A
- Năng lượng 20 W
- Loại pin Lithium-polymer
- Dung lượng pin 2200 mAh
- Kích thước Phantom (WxL): 11,4 x 11,4 "(290 x 290 mm)
- Sải cánh: 15.4 "(390 mm)
- Chiều dài cánh quạt: 8 "(203 mm)
- Bộ điều khiển từ xa (WxH): 6.9 x 8.3 "(175 x 210 mm)

NHỮNG CHÀNG TRAI VIỆT TRÊN CHIẾN HẠM MỸ

Trong lực lượng hải quân Mỹ trở lại VN tham gia đợt hợp tác hải quân thường niên giữa hai nước tại TP.Đà Nẵng vào trung tuần tháng 4 vừa qua có 2 người VN. 

 Những chàng trai Việt trên chiến hạm Mỹ 1
Mai Rocky thi đấu bóng đá giao hữu cùng sinh viên Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng
Mai Rocky (31 tuổi) là dân xứ Quảng chính hiệu, trải qua tuổi thơ ở thị trấn Hà Lam, H.Thăng Bình, Quảng Nam đến năm 1996 mới theo gia đình định cư ở Mỹ. Mai kể: “Lúc mới sang, mình học tiếp trung học, sau đó được giới thiệu gia nhập lực lượng hải quân và bắt đầu phục vụ trên tàu USS John S.McCain từ năm 2011”.
Trên tàu USS John S.McCain, Mai mang cấp bậc trung sĩ, đảm nhận nhiệm vụ điều phối thông tin chiến thuật và liên lạc viên. “Công việc của mình là theo dõi hệ thống radar, trao đổi với tàu khác. Mình rất thích nhiệm vụ này vì có thể nói chuyện với nhiều người, có thêm kinh nghiệm giao tiếp khi trao đổi với tàu của nhiều quốc gia khác nhau”, Mai chia sẻ.
Dù đã nhiều lần về thăm VN, nhưng trở lại Cảng Tiên Sa (TP.Đà Nẵng) cùng tàu USS John S.McCain lần này với Mai có một cảm xúc rất đặc biệt, vì đây là lần đầu tiên những người thân của Mai ở thị trấn Hà Lam, H.Thăng Bình, Quảng Nam được lên tận tàu khu trục để thăm Mai. Hôm 9.4 vừa rồi, Mai hào hứng dẫn họ hàng đi quanh tàu xem nơi Mai làm việc, chỗ sinh hoạt để khoe với mọi người một cậu nhóc nghịch ngợm ngày xưa ở thị trấn Hà Lam nay đã trưởng thành như thế nào.
Những chàng trai Việt trên chiến hạm Mỹ 2
Thiếu tá Nguyễn Thái Sơn tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển tại Đà Nẵng - Ảnh: Nguyễn Tú 
Trở lại TP.Đà Nẵng dịp này còn có thiếu tá Nguyễn Thái Sơn (38 tuổi), Phó chỉ huy trưởng đơn vị dự bị hải quân Mỹ. Trong đợt hợp tác hải quân năm 2014, thiếu tá Sơn đóng vai trò sĩ quan hải chiến, làm nhiệm vụ hỗ trợ Ban hành quân lực lượng đặc nhiệm 73, đơn vị hậu cần Tây Thái Bình Dương của hải quân Mỹ. Thiếu tá Sơn có quê ngoại ở Thừa Thiên-Huế, sinh ra tại Sài Gòn và theo gia đình định cư ở Mỹ từ năm 1984. Tốt nghiệp phổ thông, Sơn đăng ký vào Học viện Hải quân.
 
Từ ngày 7 - 12.4, gần 400 sĩ quan, thủy thủ tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John S.McCain, tàu cứu hộ USNS Safeguard và các lực lượng chi đội lặn - cứu hộ cơ động (MDSU), đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5 (EODMU 5), nhân viên Liên đội tàu khu trục 7 (DESRON 7), Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm 73 (CTF 73) và ban nhạc Orient Express của Hạm đội 7 hải quân Mỹ tham gia hoạt động hợp tác hải quân thường niên lần 5 giữa Mỹ và VN nhằm nhấn mạnh mối quan hệ ngày càng gần gũi hơn giữa hai nước.
Tuy nhiên, trong giai đoạn học tập và huấn luyện, Sơn gặp không ít khó khăn bởi ngoại hình thấp bé so với các đồng nghiệp. “Nhỏ con là khó khăn thứ nhất nên có những gian khổ, đòi hỏi sức lực nhưng vì đam mê và ý chí, tôi vẫn vượt qua được”, Sơn kể. Sau khi lấy bằng cử nhân, Sơn bắt đầu phục vụ trên tàu khu trục với vị trí sĩ quan hải chiến, nhiệm vụ cụ thể là giảm thiểu, khắc phục thiệt hại trong tình huống bị tấn công. Một thời gian sau, Sơn chuyển công tác sang tàu thủy quân lục chiến và được bổ nhiệm chức vụ Phó phòng hành quân. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên 2 tàu, Sơn được điều động về Mỹ đảm nhận vị trí Chỉ huy phó đơn vị dự bị 183 người trong hải quân Mỹ.
Tuy đơn vị đóng ở đất liền nhưng công việc của Sơn lại đi nhiều hơn, bởi lực lượng hậu cần Tây Thái Bình Dương của Sơn chuyên hỗ trợ hoạt động của tàu chiến Mỹ tại Đông Nam Á. Sơn ví công việc của mình giống như dọn đường cho các tàu hải quân, từ tiếp nhiên liệu đến sửa chữa, thủ tục vào cảng, chuẩn bị chương trình hoạt động, hội thảo, thao diễn quân sự… Do đó, trong đợt hợp tác giữa hải quân hai nước lần này, Sơn cùng các đồng nghiệp tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển tại ĐH Đà Nẵng hôm 8.4.
Sơn nói: “Tôi thấy rất thú vị và hào hứng vì giúp ích được nhiều cho các cuộc trao đổi nhờ ưu thế thông thạo 3 ngôn ngữ Anh, Việt và Trung. Với vốn kiến thức về văn hóa Á Đông, tôi giúp hải quân Mỹ đưa ra góc nhìn bao quát hơn trong giao tiếp, tiếp cận và xử lý vấn đề”. Sơn cũng chia sẻ thêm, trong hải quân Mỹ có rất nhiều người VN, như trung tá Lê Bá Hùng (44 tuổi), người Việt đầu tiên trở thành Hạm trưởng khu trục hạm hải quân Mỹ (USS Lassen).
Ông Clay Doss, phát ngôn viên hợp tác hải quân năm 2014 của hải quân Mỹ, nhận định hải quân Mỹ có thể nói là lực lượng rất đặc biệt, bởi lẽ sĩ quan, thủy thủ đến từ nhiều quốc gia khác nhau, họ có kiến thức, văn hóa đa dạng, phong phú, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau nên đã tạo ra sức mạnh tổng hợp cho quân đội.
Nguyễn Tú