Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

8 KỸ NĂNG CẤP CỨU CƠ BẢN AI CŨNG NÊN BIẾT

Bạn không cần phải là một chuyên gia y tế mới có thể cứu sống mạng người khi cần thiết. Hô hấp nhân tạo, sơ cứu người bị đau tim, chảy máu nhiều, bỏng, tắc thở vì có dị vật, cứu người chết đuối, đỡ đẻ và di chuyển nạn nhân có cân nặng quá lớn là các kỹ năng bất kì ai cũng cần nắm vững.
Nguyên tắc quan trọng nhất trước khi bạn học cách cứu người là phải gọi điện cho bệnh viện hoặc các đơn vị có khả năng cấp cứu ngay lập tức. Sau đó, trong thời gian chờ đợi, hãy xem xem bạn có thể giúp đỡ nạn nhân theo cách nào. Ngoài ra, hãy lưu ý tới sự an toàn của chính bản thân mình. Trong nhiều trường hợp, nếu bạn tự làm cho mình bị thương, bạn sẽ không giúp đỡ được cho bất kì ai cả.
Hô hấp nhân tạo/ép tim thổi ngạt
Khi nói tới "kỹ năng cứu mạng" người khác, có lẽ điều đầu tiên mà bạn nghĩ tới sẽ là hô hấp nhân tạo. Kỹ năng này sẽ quyết định giữa sự sống và cái chết cho những người đã bị lâm vào tình trạng tim ngừng đập. Tốt nhất là bạn nên tham gia một khóa học về kỹ năng hô hấp nhân tạo, nhờ đó bạn có thể thực hành kỹ năng này một cách đúng trình tự và thu nhận được các kinh nghiệm quan trọng trong quá trình học.
Tuy vậy, ngay cả khi không được đào tạo, bạn vẫn có thể cứu mạng người nếu xung quanh không có ai. Hãy xem đoạn video chỉ dài 3 phút sau đây.
<br />
Bạn có thể thực hiện quá trình ép tim thổi ngạt (hô hấp nhân tạo chỉ sử dụng tay) trên bất kì bệnh nhân nào, trừ trẻ sơ sinh. Với kỹ thuật này, bạn sẽ nhấn lồng ngực của người bệnh xuống khoảng 3cm rồi thả ra với tốc độ 100 lần/phút cho tới khi nhân viên cấp cứu tới nơi. Theo Liên hiệp Tim mạch Hoa Kỳ, bạn không nhất thiết phải nâng cổ và thổi khí vào bên trong mồm của nạn nhân.
Nạn nhân bị đau tim
Đôi khi, biểu hiện của cơn đau tim có thể là rất rõ ràng, ví dụ như tim ngừng đập; trong một số trường hợp khác cơn đau tim có thể giống như cảm giác nóng rát sau xương ức. Cứ 7 ca tử vong tại Mỹ thì lại có một ca có nguyên nhân là bệnh tim, do đó bạn cần nắm vững các triệu chứng của cơn đau tim:
8 kỹ năng cấp cứu quan trọng hô hấp nhân tạo ép tim đau tim tắc thở dị vật chết đuối cầm máu bỏng hộ sản
- Tức ngực, cảm giác đau ở ngực hoặc ở cánh tay, có thể lan ra vùng cổ, quai hàm.
- Buồn nôn, đầy bụng, đau vùng bụng.
- Thở nhanh, khó thở.
- Đổ mồ hôi.
- Cảm giác hồi hộp, bất an.
- Mệt mỏi.
- Khó ngủ
- Đầu óc không tỉnh táo.
Sau khi gọi trợ giúp, nếu người bị nạn lớn hơn 16 tuổi và không bị dị ứng với aspirin và cũng đang không sử dụng các loại thuốc có thể gây tương tác với aspirin, hãy cho họ uống một viên aspirin nhằm giảm mức tổn thương tim.
Làm thế nào để cứu người đang bị tắc thở vì dị vật trong cổ họng
Nếu đường hô hấp của nạn nhân đang bị tắc vì có thức ăn hoặc các loại dị vật khác, hãy để ý xem người này có đang ho hay không. Nếu họ còn tỉnh táo, hãy bảo họ ho càng mạnh càng tốt. Nếu người này không thể ho, thở hay nói, bạn cần thực hiện cách sơ cứu Heimlich:
- Gọi cấp cứu ngay lập tức.
- Hướng người bị nạn về phía trước và dùng ức bàn tay đấm mạnh vào lưng người đó 5 lần.
- Xốc mạnh bụng của người bị nạn 5 lần: 2 tay vòng lên trước bụng, một tay nắm đấm, một tay bao quanh tay còn lại ngay phía trên lỗ rốn.
- Xốc mạnh cho tới khi dị vật bị đẩy ra khỏi đường hô hấp, hoặc khi người bị nạn có thể tự thở hoặc tự ho.
<br />
Với phụ nữ mang thai hoặc người béo phì, đặt tay lên phía trên, ngay phía dưới xương sườn thấp nhất.
Với trẻ em: bạn hãy giữ trẻ như trong hình dưới đây, lưu ý không bịt miệng hoặc làm tổn thương tới cổ.
8 kỹ năng cấp cứu quan trọng hô hấp nhân tạo ép tim đau tim tắc thở dị vật chết đuối cầm máu bỏng hộ sản
Đấm bằng ức bàn tay vào lưng trẻ 5 lần, với lực không quá mạnh. Trọng lực và lực từ bàn tay bạn có thể sẽ làm dị vật thoát ra. Nếu dị vật không thoát ra, chuyển sang tư thế sau đây:
8 kỹ năng cấp cứu quan trọng hô hấp nhân tạo ép tim đau tim tắc thở dị vật chết đuối cầm máu bỏng hộ sản
Sau đó, dùng 2 hoặc 3 ngón tay nhấn vào phía dưới xương sườn cho tới khi dị vật thoát ra.
Cứu người chết đuối
Chết đuối là một trong các loại tai nạn gây chết người phổ biến nhất. Nếu bạn không có kỹ năng bơi cứu nạn, bạn phải lưu ý rằng bơi ra cứu người là giải pháp cuối cùng. Hãy ghi nhớ trình tự sau đây: "Với tay, ném, chèo thuyền, bơi ra".
8 kỹ năng cấp cứu quan trọng hô hấp nhân tạo ép tim đau tim tắc thở dị vật chết đuối cầm máu bỏng hộ sản
1. Với tay: nếu người bị nạn ở gần thành bể bơi hoặc cầu neo, hãy nằm thẳng trên mặt đất và cố với tay ra phía người bị nạn. Nếu ở gần bạn có cành cây, gậy dài, khăn tắm…, hãy sử dụng chúng để với về phía người bị nạn. Nếu cần thiết, hãy giữ một tay vào thành bể và xuống nước với tay về phía người bị nạn.
2. Ném: Nếu có phao cứu nạn thì hãy ném cho người bị nạn ngay lập tức.
3. Chèo thuyền: Nếu có thuyền, hãy chèo thuyền ra phía người bị nạn.
4. Bơi: Bơi ra để cứu người là giải pháp cuối cùng. Nếu có thể, hãy mang theo phao cứu nạn để kéo người bị nạn vào. Hãy cố gắng tiếp cận người bị nạn từ phía sau. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể phải đánh mạnh vào mặt người bị nạn để người đó bất tỉnh hoặc bị choáng; sau đó tiếp cận từ phía sau và ôm người đó bơi vào bờ. Người bị đuối thường hoảng loạn, nếu không tiếp cận đúng cách người này có thể gây nguy hiểm cho chính bạn.
Sơ cứu người bị chảy máu nhiều
8 kỹ năng cấp cứu quan trọng hô hấp nhân tạo ép tim đau tim tắc thở dị vật chết đuối cầm máu bỏng hộ sản
Có rất nhiều loại chảy máu, trong đó nguy hiểm nhất là đứt động mạch. Trong mọi trường hợp, điều đầu tiên bạn phải làm là cầm máu. Sau khi rửa sạch tay và đeo găng y tế (túi ni lông sạch, mỏng cũng là một lựa chọn tốt), bạn cần:
1. Cho người bị nạn nằm xuống và lấy chăn bao phủ người họ. Nâng cao phần bị mất máu lên phía trên.
2. Lau bụi bẩn hoặc dị vật ở trên vết thương. TUYỆT ĐỐI KHÔNG cố gắng loại bỏ các dị vật quá lớn hoặc đâm quá sâu.
3. Dùng vải sạch hoặc bông băng áp chặt lên vết thương trong vòng ít nhất là 20 phút (không mở ra xem máu đã ngừng chảy hay chưa).
4. Thêm bông băng nếu cần thiết.
5. Nếu máu không ngừng chảy, ép động mạch tại các vị trí sau:
- Chặn vị trí phía trên khuỷu tay và dưới nách.
- Chặn vị trí phía sau đầu gối, gần háng.
Xoa để đưa động mạch tại các khu vực này tới gần xương. Giữ ngón tay chắc. Với tay còn lại, giữ chắc trên vết thương.
6. Chỉ khi máu đã ngừng chảy, bất động phần cơ thể bị thương và băng vết thương lại.
Sơ cứu vết bỏng
8 kỹ năng cấp cứu quan trọng hô hấp nhân tạo ép tim đau tim tắc thở dị vật chết đuối cầm máu bỏng hộ sản
Các vết bỏng lớn, nghiêm trọng sẽ cần tới sự trợ giúp của các bác sĩ, song bạn cũng nên thực hiện các bước sau:
- Rót nước vòi lạnh lên vết thương trong 10 phút.
- Lau vết thương với khăn thấm nước lạnh. KHÔNG bôi đá, bơ hay bất kì thứ gì khác lên vùng da bị bỏng.
- Làm sạch da bằng xà phòng và nước vòi.
- Uống thuốc giảm đau có chứa acetaminophen (ví dụ như Panadol) hoặc ibuprofen.
Bạn không cần băng bó các vết bỏng nhẹ. Thời gian rửa bằng nước lạnh cũng có thể kéo dài trong 20 phút, và bạn cũng nên cởi bỏ bớt quần áo, đồ trang sức xung quanh.
Hiện tại, các biện pháp chữa "mẹo" như sữa chua, lòng trắng trứng, khoai tây, dầu ăn… chưa được kiểm chứng. Bạn cũng có thể bôi bơ lên vết bỏng do dầu hắc gây ra, song trong các trường hợp khác, bạn không nên áp dụng "mẹo" này.
Đỡ đẻ khẩn cấp trong xe ô tô (và các vị trí khác)
8 kỹ năng cấp cứu quan trọng hô hấp nhân tạo ép tim đau tim tắc thở dị vật chết đuối cầm máu bỏng hộ sản
Bạn rất có thể sẽ không bắt gặp trường hợp này, song kỹ năng cấp cứu vẫn là tối cần thiết. Thực tế, quá trình sinh nở sẽ diễn ra hoàn toàn tự nhiên, song bạn cũng cần nắm vững các bước sau đây:
1. Tính thời gian co thắt tử cung: Nếu sản phụ có cơn co tử cung khoảng 3-5 phút một lần, mỗi lần từ 40 đến 90 giây, càng ngày càng xuất hiện nhiều và co thắt mạnh hơn trong vòng 1 giờ, rất có thể sản phụ sắp sinh. Điều này sẽ xảy ra với các bà mẹ sinh lần đầu.
2. Đỡ đầu của đứa bé khi nó chui ra khỏi bụng mẹ.
3. Lau khô và giữ ấm đứa trẻ. Không vỗ mông đứa bé, song bạn cũng cần lấy các chất lỏng (nếu có) ra khỏi mồm đứa trẻ.
4. Trên sợi rau, cách đứa bé khoảng vài cm, dùng một sợi dây (ví dụ dây giày) để thắt rau lại.
5. Bạn không cần phải cắt rau, trừ trường hợp cách bệnh viện quá xa (khoảng vài giờ di chuyển). Nếu cần thiết, thắt chặt sợi rau ở vị trí cách người mẹ vài cm và cắt khu vực ở giữa 2 nút thắt.
Trong trường hợp đứa bé thò chân ra trước, bạn cũng có thể áp dụng các bước trên.
Di chuyển những người có cân nặng lớn hơn bạn
8 kỹ năng cấp cứu quan trọng hô hấp nhân tạo ép tim đau tim tắc thở dị vật chết đuối cầm máu bỏng hộ sản
Thông thường, bạn cần để nguyên người bị thương tại chỗ để đợi bác sĩ tới. TUYỆT ĐỐI không di chuyển những người bị thương phần đầu, cổ và cột sống. Trong các trường hợp khác, bạn có thể phải di chuyển người bị nạn tới nơi an toàn. Nếu người bị nạn quá nặng, sau đây là cách di chuyển họ:
1. Quay người bị nạn về phía mình, kéo tay họ quàng lên vai mình
2. Quì xuống hoặc ngồi xổm xuống, sao cho phần bụng-ngực người bị nạn nằm trên vai của bạn.
3. Giữ thẳng hông và đứng dậy. Không nghiêng người về phía trước để tránh bị chấn thương lưng.
4. Người bị nạn sẽ nằm trên vai bạn và bạn có thể di chuyển ra xung quanh.

Lê Hoàng & Hồng Phương
Theo Life Hacker
 
http://vnreview.vn/tin-tuc-xa-hoi-so/-/view_content/content/840872/8-ky-nang-cap-cuu-co-ban-ai-cung-nen-biet 

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

25 bức ảnh "đẹp mộng mị" không cần nhờ tới Photoshop

Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn không sử dụng tới các phần mềm chỉnh sửa ảnh, nhưng lại bỏ ra tới 8 tháng để chuẩn bị cho các bức ảnh? Câu trả lời là những bức ảnh đẹp một cách bí ẩn và rất đáng ngạc nhiên.
Mỗi bức ảnh trong bộ sưu tập của nhiếp ảnh gia JeeYoung Lee, người Hàn Quốc, được chuẩn bị trong vòng 7 tháng trời. Kì lạ hơn nữa, cô chỉ chụp ảnh trong một căn phòng có kích cỡ 3,6 x 4,2 x 2,3 mét!
Trang web của gallery Opiom, nơi giới thiệu các tác phẩm của JeeYoung Lee, cho biết: "Trong nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng, cô xây dựng nên vũ trụ tâm tưởng của mình trong studio có kích cỡ 3 x 4 mét với sự cẩn thận và nhẫn nại hiếm thấy để tránh phải chỉnh sửa bằng phần mềm".
Hãy cùng chiêm ngưỡng ảnh chụp của cô Lee để thấy máy móc và phần mềm không thể thay thế cho con người:
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
jeeyoung lee ảnh không photoshop chỉnh sửa phần mềm đẹp
Việt Dũng
Theo Gizmodo

BẠN CÓ BIẾT CÁCH NÀO LÀM LẠNH BIA NHANH NHẤT KHÔNG?

Tất cả mọi người đều thích uống bia lạnh. Tuy vậy, đôi khi trong các buổi tiệc bận rộn, bạn sẽ phải mua vội một vài két bia từ cửa hàng tạp hóa. Hiển nhiên, chúng không đủ lạnh để bạn thưởng thức. Vậy, đâu là cách làm lạnh bia nhanh, an toàn và dễ dàng nhất?
cách làm lạnh bia chuẩn ngâm trong nước đá đặt trong tủ lạnh bia lon bia chai
Nhiều người có thể đưa ra câu trả lời: để bia vào ngăn đá tủ lạnh. Đây là một cách làm được nhiều người tận dụng, song nếu không cẩn thận bạn sẽ làm bia bị đóng đá và đôi khi các chai bia cũng có thể phun trào khi để trong ngăn đá. Với các tủ lạnh công suất thấp, để bia trong ngăn đá cũng không giúp được gì nhiều cho bạn.
Có một cách làm lạnh bia nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều. Dựa vào tính dẫn nhiệt vượt trội của nước so với không khí, hãy thử biện pháp làm lạnh bia sau đây: cho chai bia của bạn "tắm nước đá".
Trước hết, chúng ta có 3 chai Heineken vừa được tách ra khỏi két ở nhiệt độ khá cao: 28 độ C.
cách làm lạnh bia chuẩn ngâm trong nước đá đặt trong tủ lạnh bia lon bia chai
Một chai được mở ra để đo nhiệt độ. Hai chai còn lại thì một chai bia đặt trong 700ml nước và 10 viên đá, một chai kia được đặt trong tủ lạnh (ngăn đá).
cách làm lạnh bia chuẩn ngâm trong nước đá đặt trong tủ lạnh bia lon bia chai
cách làm lạnh bia chuẩn ngâm trong nước đá đặt trong tủ lạnh bia lon bia chai
Cuộc chiến bắt đầu. Đá trong hộp nước bắt đầu tan chảy và hộp nước giảm dần từ 24 độ C xuống còn 11 độ C.
Sau 20 phút
Sau 20 phút, chúng ta có thể kiểm nghiệm kết quả. Bia trong tủ lạnh chỉ đạt 17 độ C. Bia ngâm trong nước đá giảm xuống còn 13 độ C!
cách làm lạnh bia chuẩn ngâm trong nước đá đặt trong tủ lạnh bia lon bia chai
cách làm lạnh bia chuẩn ngâm trong nước đá đặt trong tủ lạnh bia lon bia chai
Hãy cùng tiếp tục thử nghiệm. Chai bia đặt trong tủ lạnh trở về với tủ lạnh, trong khi chai bia được "tắm" nước đá được "tiếp sức" thêm 10 viên đá nữa.
cách làm lạnh bia chuẩn ngâm trong nước đá đặt trong tủ lạnh bia lon bia chai
Sau 20 phút tiếp theo, bia trong tủ lạnh đạt nhiệt độ 9 độ C. Bia được "tắm đá" đạt nhiệt độ 8,6 độ C. Như vậy là nước đá đã hết "nhiệm màu".
cách làm lạnh bia chuẩn ngâm trong nước đá đặt trong tủ lạnh bia lon bia chai
cách làm lạnh bia chuẩn ngâm trong nước đá đặt trong tủ lạnh bia lon bia chai
Nhìn chung, bạn có thể có ý kiến khác nhau, song bia có thể được coi là "ngon" ở nhiệt độ 13 độ C. Thí nghiệm này cho thấy nếu bạn cần làm bia lạnh trong khoảng thời gian chỉ khoảng 20 phút, bạn nên đặt chai bia vào nước đá, thay vì sử dụng tủ lạnh.
Nếu bạn có 40 phút, mức độ hiệu quả của 2 biện pháp là như nhau. Sau 40 phút, nhiệt độ trong tủ lạnh có thể xuống thấp hơn, khiến bia bị đóng đá và cũng có thể "nổ" như hình dưới đây:
cách làm lạnh bia chuẩn ngâm trong nước đá đặt trong tủ lạnh bia lon bia chai
Thử nghiệm với bia lon
Mức độ trở nhiệt của thủy tinh cao hơn rất nhiều so với nhôm, do đó có thể làm lạnh bia lon sẽ dễ dàng hơn là làm lạnh bia chai. Ngược lại, khi bia đã lạnh, bia trong chai thủy tinh sẽ giữ độ mát tốt hơn trong can.
Hãy cùng đến với thử nghiệm bia lon để kiểm nghiệm sức mạnh của nước đá. Nhiệt độ khởi đầu của các lon bia này là 26 độ C.
cách làm lạnh bia chuẩn ngâm trong nước đá đặt trong tủ lạnh bia lon bia chai
Một lon bia được đưa vào ngăn đá tủ lạnh, một lon được đưa vào bình nước đá với 10 viên đá.
cách làm lạnh bia chuẩn ngâm trong nước đá đặt trong tủ lạnh bia lon bia chai
cách làm lạnh bia chuẩn ngâm trong nước đá đặt trong tủ lạnh bia lon bia chai
Cuộc chiến bắt đầu. Do bia lon lạnh nhanh hơn nên chúng ta sẽ đo kết quả sau 10 phút.
cách làm lạnh bia chuẩn ngâm trong nước đá đặt trong tủ lạnh bia lon bia chai
Nhiệt độ trong nước đá đạt 10 độ C! Tuyệt vời! Nhiệt độ của bia trong tủ lạnh lên tới 17,8 độ C.
cách làm lạnh bia chuẩn ngâm trong nước đá đặt trong tủ lạnh bia lon bia chai
Hãy cùng thử nghiệm thêm 10 phút nữa.
Bia trong nước đá đạt 8,9 độ C! Bia trong tủ lạnh đạt 12,2 độ C. Bia để trong nước đá cũng "thể hiện" độ mát rất ngon mắt của mình:
cách làm lạnh bia chuẩn ngâm trong nước đá đặt trong tủ lạnh bia lon bia chai
Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng cách làm lạnh bia nhanh nhất và "an toàn" nhất (không lo bị "nổ" lon bia, không bị đóng đá) là ngâm chai/lon bia trong nước đá chứ không phải là trong ngăn đá tủ lạnh. Nếu thời gian của bạn quá gấp gáp, hãy mua bia lon thay vì bia chai.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thử nghiệm pha muối vào nước đá dùng để "tắm" bia. Theo thử nghiệm củaCockeyed, pha muối vào sẽ giúp cho cách làm lạnh này trở nên hiệu quả hơn nữa!
Lê Hoàng
Theo Gizmodo

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

[INFOGRAPHIC] 15 LÝ DO VUI ĐỂ BẠN DỌN DẸP NHÀ VÀO DỊP CUỐI NĂM

header.

Thời gian cuối năm đã gần đến, đây cũng là lúc bạn nên bắt đầu lên kế hoạch để dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị cho năm mới. Có lẽ thời gian này nhiều người sẽ bận rộn hơn với công việc cuối năm, học hành thi cử, điều đó sẽ khiến bạn mệt mỏi và chẳng muốn đụng tay chân đến việc dọn dẹp này. Bạn nghĩ rằng nó sẽ lấy đi của bạn nhiều thời gian, bạn cho rằng mình quá mệt nên không thể dọn dẹp, tuy nhiên bạn đã sai.

Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn cho việc tìm kiếm một vật gì đó, nó sẽ giúp bạn vận động giảm stress và nó sẽ khiến tâm trạng bạn cảm thấy thoải mái hơn khi ở trong căn nhà sạch sẽ gọn gàng. Và chắc chắn một điều rằng bạn sẽ không muốn nhà cửa mình bừa bộn khi năm mới đến đâu. Hãy xem infographic dưới đây để thấy được việc dọn dẹp nhà cửa sẽ mang đến lợi ích gì cho bạn nhé.

Ngoài ra để chuẩn bị cho năm mới, bạn có thể xem thêm vài hướng dẫn sau để trang trí lại căn nhà của mình bắt mắt hơn.
[Infographic] Màu sắc cho ngôi nhà - cách dùng màu và các trạng thái màu
[Infographic] 12 cách trang trí sáng tạo cho căn hộ của bạn

[Submit] 15 ly do de ban don nha.

Nguồn: visual.ly