Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

[Fshare] National Geographic: Great Migrations (2010) BluRay x264 DTS -MySiLU - Những cuộc di cư vĩ đại


Các loài vật từ lớn đến bé đang di chuyển vòng quanh trái đất trong những cuộc hành trình đầy hiểm nguy có thể kéo dài qua nhiều thế hệ, để đuổi theo những thứ có thể giúp chúng tồn tại. Các nhà nghiên cứu đã ghi lại hình ảnh của những cuộc di cư vĩ đại này và làm thành chương trình “Great Migrations – Những cuộc di cư vĩ đại”, gồm 7 phần, phát trên National Geographic. Để có được những hình ảnh này, các nhà nghiên cứu đã phải mất 2 năm rưỡi, di chuyển qua một khoảng cách dài 420.000 dặm, qua 20 quốc gia và tất cả 7 lục địa.










National Geographic Great Migrations (2010)
Release Date: 7 November 2010
Stars : Alec Baldwin, Thomas Fritsch and James Byrne
Runtime……..: ~ 00:50:17 min per episode
Genre……….: Docmentary
Rating………: 8.3/10 (37 votes)
More Info………..: Great Migrations (TV mini-series 2010–


Great Migrations: Born to Move
In the premiere hour of Great Migrations, witness the dramatic migration of Christmas Island’s red crabs as they travel from interior forests to mate on the beaches, braving battles with ferocious yellow ants; the heartbreaking moment a wildebeest calf falls prey to crocodiles, all part of the 300-mile journey the wildebeest make each year; the monarch butterfly’s annual journey that takes four generations to complete; and the sperm whale, who may travel more than a million miles in a lifetime.

Great Migrations: Need to Breed
In the second hour of Great Migrations, witness the awe-inspiring stories of species’ need to reproduce. View, for the first time in nearly 30 years, the white-eared kob performing a deadly mating ritual in Sudan. This episode also features stunning footage of flying foxes soaring across the skies of Australia with their young wrapped in their wings; hard-working ants on the floor of a Costa Rican rain forest; and the remarkable breeding behaviors of elephant seals in the Falkland Islands.

Great Migrations: Race to Survive
Every spring in Botswana, hundreds of zebras make a desperate 150-mile slog so their bodies can take in much-needed minerals. Shot by the award-winning filmmakers Beverly and Dereck Joubert, the journey is documented as never before. Next, we’ll see the heartbreaking struggle of Pacific walrus that have become victims of earth’s changing climate. Watch a herd of pronghorn antelope follow its ancient migration through Wyoming.Then, journey alongside the mysterious whale shark.

Great Migrations: Feast or Famine
Witness the fortitude of Mali elephants as they undertake the longest elephant migration on earth – a vast, 300-mile circle around the heart of the country. See the great white sharks that cover thousands of miles of ocean each year from Hawaii to Mexico to reach an abundant feast. Witness close up the rarely filmed attack on a seal by a great white, shown in brilliant detail from above and below the water’s surface. And follow the golden jellyfish of Palau on a race to follow the sun.

Great Migrations: Science of Great Migrations
Borne of suffering, desperation, and starvation, every migration is a death-defying journey, filled with countless obstacles. Science of Great Migrations will go behind breathtaking images of migration and show how scientists learn from and study these magnificent spectacles of nature. The iconic migration of wildebeest in the Serengeti; the 1,800 mile flight path of the monarch butterfly; the two-month pilgrimage of the southern elephant seal off Patagonia; and the perilous journey of African elephants in Mali together give scientists a look into this dangerous world of migration. Advances in scientific technology and data collection are revealing a new understanding of animal decision-making, swarm dynamics and the inner workings of a herd, flock or pod.

Great Migrations: Behind the Scenes
Starting in 2007, National Geographic crews dispersed all over the planet to film the most amazing and unique animal migration stories ever told. Over the 2 years, the crew spent 350 hours in trees, 500 hours in blinds and 400 hours underwater. This behind-the-scenes story takes you to the depths of the sea and the far corners of the earth as you experience the dangers, difficulties and adventures of a National Geographic Cameraman.



download | mkv | 1-6                Sub

Bao gồm 7 tập x 2.7GB
1. Born to move
2. Need to breed
3. Science of Great Migrations
4. Feast or Famine
5. Race to Survive
6. Behind the Scenes
7. Rhythm of Life (Link của anh HoaiTrung, Hardsub Việt) 

http://ebookforchildren-baby.blogspot.com/2013/11/fshare-national-geographic-great.html 

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Ký sự Sapa - Lạc giữa sương mù

Không cần lặn lội qua London xa xôi để biết thế nào là “thế giới sương mù”, chỉ cần bước lên Sapa dịp mùa xuân bạn sẽ như  “lạc vào sương mù”, từ những ngọn đồi mây bay đến các con phố dài lát đá mờ mịt, ngôi nhà thờ cổ kính ẩn hiện, và từng ngọn cỏ, bông hoa đều đẫm sương mát rượi.
 




      
Du khách thì dấu mình trong những chiếc áo gió dày cui tự biến mình thành những “chú gấu bắc cực”.

Đến Sapa đừng quên lên núi Hàm Rồng, ngọn núi nằm ngay kế bên chợ Sapa với con đường lên núi là các bậc thang đá phủ rêu phong, đi qua những khúc quanh co xuyên qua mõm đá, và bở ngỡ nhận ra mình lạc giữa rừng hoa đào, hoa mai trắng, sắc hoa quyện cùng sương trắng mờ ảo, cảnh hư ảo như chốn “Đảo đào hoa” trong bộ truyện Kim Dung ngày ấy..





Đại hội anh hào
Ăn cơm lam, trứng gà nướng và nhâm nhi chén trà nóng tuyết san
Rời “Đảo đào hoa” phái đoàn lặn lội đến “Thác tình yêu” dòng thác bắt nguồn từ dãy núi Hoàng Liên, đổ xuống tạo thành một bồn tắm thiên nhiên tuyệt đẹp, các nàng tiên trong câu chuyện kể của người xưa đã chọn nơi đây làm bến tắm và mải mê chơi đùa cho đến khi mặt trời đã xuống núi mới bay về trời.
Con đường dẫn mọi người đi sâu vào khu rừng nguyên sinh, với những cây cổ thụ cao vời vợi soi bóng xuống suối. Băng qua cầu, vượt qua suối và tìm thấy “Thác tình yêu” đang bình thản buông những sợi tóc nhẹ nhàng dịu dàng và chợt nghĩ cũng thật xứng đáng đi 3 cây số tìm đến đây.
 




Chuyến đi sẽ có thiếu sót lớn nếu không viếng thăm những bản làng mờ sương phủ của dân tộc Mường, Tè, H’Mông, .. mỗi dân tộc có một nền văn hóa đa dạng với sắc thái rất riêng từ lối sống, cách ăn mặc đền công cụ làm việc, sinh hoạt.
 


Chuyến đi ngắn ngủi 2 ngày kết thúc với một sự thật tiếc nuối là không đủ thời gian ngắm nhìn thỏa khuê và hiểu hết được một Sapa với cảnh vật, con người cực kỳ hấp dẫn.
Thế nên đành hẹn lại: Thác bạc, cầu Hồ Kiều, đỉnh Phanxiphăng, núi Cô tiên, … và những bản làng nằm ẩn sâu trên núi ở dịp sau vậy.
            Hồ Ngọc

Sự Khác Nhau Giữa Con Trai Và Con Gái

Bắt đầu khám phá nào ad

Sự Khác Nhau Giữa Con Trai Và Con Gái 1

Sự Khác Nhau Giữa Con Trai Và Con Gái 2


 Sự Khác Nhau Giữa Con Trai Và Con Gái 3

Sự Khác Nhau Giữa Con Trai Và Con Gái 4


Sự Khác Nhau Giữa Con Trai Và Con Gái 5  Sự Khác Nhau Giữa Con Trai Và Con Gái 6
Làm Tóc ad

Sự Khác Nhau Giữa Con Trai Và Con Gái 7
Quan hệ xã hội
Sự Khác Nhau Giữa Con Trai Và Con Gái 8

Sau khi tắm

Sự Khác Nhau Giữa Con Trai Và Con Gái 9 Sự Khác Nhau Giữa Con Trai Và Con Gái 10

Khi ước

  Sự Khác Nhau Giữa Con Trai Và Con Gái 11

Khi cãi nhau

Sự Khác Nhau Giữa Con Trai Và Con Gái 12

Khi thấy người mặc đồ giống mình.

Sự Khác Nhau Giữa Con Trai Và Con Gái 13 Sự Khác Nhau Giữa Con Trai Và Con Gái 13 Sự Khác Nhau Giữa Con Trai Và Con Gái 14 Sự Khác Nhau Giữa Con Trai Và Con Gái 15


Nguồn tin: Sưu tầm

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

NGƯỜI VIỆT SẼ THAY ĐỔI TOÀN BỘ THÓI QUEN XEM PHIM, NGHE NHẠC VÌ MỘT HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI?

Hết nghe nhạc "chùa", xem phim lậu 

Người Việt sẽ thay đổi toàn bộ thói quen xem phim, nghe nhạc vì một hiệp định thương mại?
Hiệp định đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được kỳ vọng sẽ hỗ trợ Việt Nam đi sâu vào tiến trình hội nhập với toàn thế giới. Tuy nhiên, TPP lại chưa chắc là một tín hiệu vui cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet.

Suy luận từ nghiên cứu của TS. Suelette Dreyfus từ Đại học Melbourne, Australia, có thể thấy sau khi ký Hiệp định TPP, có thể hàng loạt những trang web có chứa nhạc không bản quyền như mp3.zing.vn, nhaccuatui.vn sẽ phải thay đổi về cơ bản cách thức hoạt động. Nội dung trên hàng loạt các trang web xem phim online như v1vn.com, phimtructuyenhd.com có thể bị gỡ bỏ.


Nguyên nhân? Các điều khoản trong chương về bản quyền của Hiệp định TPP có thể buộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) phải có trách nhiệm bảo vệ bản quyền cho phim bộ hay bản nhạc.

Với những quy định của mình, TPP có thể buộc các nhà mạng phải có những trách nhiệm sau:

- Những nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) như FPT, Vietel hay VNPT sẽ phải “lọc” tất cả hệ thống của mình, “rình mò” tất cả khách hàng đang online và săn đuổi những ai có dấu hiệu vi phạm bản quyền.

- Sau đó các nhà mạng sẽ cung cấp danh tính của các bên vi phạm bản quyền, nhưng không phải cho cảnh sát mà là cho các hãng phim, công ty sản xuất băng đĩa.

- Kiểm duyệt các trang web (có thể) liên quan tới việc vi phạm bản quyền.

Những người sử dụng Internet có thể đột nhiên bị đóng tài khoản khi bị tố cáo vi phạm.

Một vấn đề khác nữa, đó là để đáp ứng những dịch vụ mới về bản quyền, các nhà cung cấp Internet sẽ phải tăng giá cước.

Lý do là họ có thể bị buộc phải làm "cảnh sát" ở một nơi không thể nào kiểm soát nổi, đó là không gian mạng. Chiểu theo đề xuất trong dự thảo Hiệp định TPP, không những nhà mạng phải tốn thêm chi phí theo dõi người dùng, mà nếu họ không làm vậy, có thể đối mặt với những vụ kiện cực kỳ tốn kém từ phía ngành công nghiệp điện ảnh và thu âm.

Người Việt sẽ thay đổi toàn bộ thói quen xem phim, nghe nhạc vì một hiệp định thương mại? (1)
Các hãng sản xuất băng đĩa và phim ảnh đều ủng hộ điều khoản về bản quyền trong dự thảo Hiệp định TPP

Một số quốc gia bắt đầu thắt chặt vấn đề này. Tháng 4 năm ngoái, Tòa án tối cao Australia còn nghiên cứu trách nhiệm pháp lý của nhà mạng trong trường hợp khách hàng của họ tải về những nội dung bất hợp pháp.

Các nhà mạng cũng như người dân tại Mỹ và Australia đều không đồng tình với điều này. Nhà mạng cho rằng, họ không phải là cảnh sát, và việc tố cáo, bắt những người vi phạm cũng không phải là trách nhiệm của họ.

Theo TS. Dreyfus, điều khoản này của TPP chẳng khác nào một chủ hiệu đĩa bị ăn cắp một chiếc đĩa CD rồi nổi xung lên đòi cảnh sát dừng mọi phương tiện lưu thông trên đường cao tốc để khám xét từng xe một.

Tại Australia, người ta còn lo ngại điều khoản này TPP sẽ ảnh hưởng tới tự do ngôn luận, khi các hoạt động của người dùng phải qua nhiều tầng lớp kiểm duyệt hơn.

Xem ra, không chỉ riêng Việt Nam, hầu hết nhà mạng lẫn người sử dụng Internet mọi nơi sẽ chẳng ưa gì điều khoản này của TPP.


Minh Tuấn
Theo Trí Thức Trẻ

 

TIẾT LỘ 'CÁNH TAY' TÌNH BÁO CỦA QUÂN ĐỘI TQ

Một nghiên cứu mới đây đã phân tích và chỉ ra một "cánh tay" ngầm của tình báo Trung Quốc.
Thời gian này, những tin tức về hoạt động bí mật phân tích và thu thập tin tức tình báo, hay còn gọi là gián điệp, của Mỹ và Australia liên tục được đăng tải trên báo chí toàn cầu. Tuy nhiên, hai quốc gia trên không phải trường hợp cá biệt.
Nghiên cứu mới đây của Viện dự án 2049 - Project 2049 Institute (Virginia, Hoa Kỳ) về Tổng cục chính trị thuộc Quân giải phóng Nhân dân (QGPND) Trung Quốc đã khiến hoạt động gián điệp của Trung Quốc cũng bất ngờ thu hút sự quan tâm. Song, trường hợp này liên quan đến tình báo từ nguồn con người (HUMINT) hơn là tình báo tín hiệu (SIGINT, hay nghe lén điện tử) như trường hợp của Mỹ và Australia.
Hai tác giả của nghiên cứu, Mark Stokes và Russell Hsiao, đã mô tả chi tiết lịch sử và các hoạt động chính trị hiện tại của quân đội Trung Quốc. "Chiến tranh chính trị" là một bộ phận trong chiến lược quân sự của Trung Quốc kể từ thời Quốc dân đảng cho đến nay. Đây vốn vẫn được định hướng là hoạt động nội địa, nhưng với sự tham gia ngày càng sâu vào toàn cầu hóa của Trung Quốc, vai trò của Cục liên lạc thuộc Tổng cục chính trị cũng ngày một quốc tế hoá.
Stokes và Hsiao cho rằng, chiến tranh chính trị, với nhiệm vụ góp phần tăng cường các quan hệ đối ngoại truyền thống và quân sự chính thức, đã trở thành "biện pháp tích cực để thúc đẩy sự trỗi dậy của Trung Quốc trong trật tự quốc tế mới và bảo vệ đất nước chống lại các mối đe doạ an ninh quốc gia".
tình báo, nghe lén, Trung Quốc, Quân giải phóng nhân dân TQ, Cục liên lạc, Tổng cục chính trị
Ảnh minh họa, nguồn: Flickr.com
Cục liên lạc được coi là một nhân tố không thể thiếu trong cộng đồng tình báo Trung Quốc. Nhưng chức năng của cục này rộng hơn, vì còn phát triển mối liên kết với giới tinh hoa toàn cầu và nhằm mục tiêu gây ảnh hưởng lên các chính sách và thái độ của các quốc gia, các thể chế và các nhóm bên ngoài Trung Quốc.
Cục này tham gia một loạt các hoạt động bao gồm tuyên truyền, liên lạc, gây ảnh hưởng, thu thập thông tin và quản lý nhận thức. Các thành viên của Cục đôi khi được cử đến làm việc tại các đại sứ quán Trung Quốc. Tóm lại, phạm vi nhiệm vụ của cục này liên quan đến "mánh khóe" gây ảnh hưởng hơn là việc sử dụng các sức mạnh mềm thông thường.
Để thực hiện nhiệm vụ của mình, Cục liên lạc thiết lập một loạt tổ chức, trong đó, nổi bật nhất về mặt hoạt động quốc tế là Hiệp hội hữu nghị quốc tế Trung Quốc (CAIFC).
Trên trang web của mình, CAIFC tự giới thiệu là "một tổ chức xã hội nhằm mục đích tăng cường giao lưu hữu nghị trong khu vực và quốc tế", mà hoàn toàn lờ đi mối liên hệ mật thiết với QGPND và Uỷ ban quân sự trung ương Trung Quốc.
Hiệp hội này tổ chức các hoạt động và chuyến thăm, rồi mời những nhân vật danh tiếng thế giới tham gia. Chẳng hạn, diễn đàn từ thiện đầu tiên tại Trung Quốc vào tháng 11/2012 có sự hiện diện của tỷ phú Bill Gates, thủ tướng Anh Tony Blair, và thống đốc Tây Úc Malcolm McCusker, cùng với "40 chuyên gia tư vấn và lãnh đạo CAIFC". Cựu thủ tướng Úc John Howard cũng là khách danh dự được tiếp đón nhiệt tình bởi ông Thành Tư Nguy, chủ tịch Quỹ nghiên cứu chiến lược quốc tế Trung Quốc - một tổ chức gắn bó chặt chẽ với QGPND Trung Quốc.
Mới đây, CAIFC cũng được cho là đã mời bà Aung San Suu Kyi đến thăm Trung Quốc, dù Bộ Ngoại giao nước này phản đối. Điều này cho thấy một số khác biệt trong chính sách ngoại giao giữa Quân đội và Bộ ngoại giao Trung Quốc.
Lý Triệu Tinh, chủ tịch CAIFC hiện nay là cựu ngoại trưởng Trung Quốc, người kết hợp các hoạt động của CAIFC với các tổ chức ngoại giao chính thức như Hiệp hội ngoại giao Trung Quốc cũng do ông đứng đầu. Một trong những phó chủ tịch CAIFC là bà Đặng Dung, con gái của Đặng Tiểu Bình, cũng đang thu hút nhiều sự chú ý.
Stokes và Hsiao chỉ ra, trong vai trò thành viên CAIFC, các đặc vụ cao cấp của QGPND Trung Quốc thực hiện các nhiệm vụ của Cục liên lạc. Trong số các đặc vụ có Hình Vân Minh, phó chủ tịch của CAIFC, được giới thiệu trên website Hiệp hội là một quan chức từng phục vụ tại Nam Kinh và Bộ nội vụ Trung Quốc. Nhưng theo nghiên cứu tiết lộ, thiếu tướng Hình cũng là giám đốc của Cục liên lạc thuộc Tổng cục chính trị của QGPND Trung Quốc từ năm 2007.
Còn Lý Hiểu Hoa, một phó chủ tịch của CAIFC, được giới thiệu với lý lịch là kinh tế gia từng làm việc cho Uỷ ban kinh tế thương mại Quảng Đông và Uỷ ban kế hoạch quốc gia. Thế nhưng, ít ai biết ông này cũng là một thiếu tướng trong quân đội Trung Quốc và là phó giám đốc Cục liên lạc. Thiếu tướng Lý thường xuyên gặp gỡ và tiếp đón những vị khách cao cấp trong khu vực liên quan đến phạm vi quản lý của ông tại CAIFC.
Một phó chủ tịch khác của CAIFC, Trần Tổ Minh, là chuyên gia tiếng Nga trước đây làm việc cho Sở ngoại thương Sơn Đông. Ông này cũng phục vụ trong quân đội Trung Quốc với hàm thiếu tướng, và lãnh đạo Cục liên lạc nhiệm kỳ trước Hình Vân Minh. Nhiệm vụ của Trần Tổ Minh là phát triển mối liên hệ với Nga và các nước Đông Âu.
Cuối cùng là Tân Kỳ, cũng là phó chủ tịch CAIFC,  một học giả tích cực tham gia các hoạt động văn hóa và xuất bản. Tuy nhiên các trang web của quân đội Trung Quốc cũng ghi nhận ông là Thiếu tướng Tân Kỳ, phó giám đốc của Cục liên lạc.
Sự tham gia mật thiết của các thành viên cao cấp thuộc QGPND Trung Quốc trong hoạt động của CAIFC rõ ràng cho thấy vai trò "cánh tay" ngầm cho quân đội Trung Quốc của tổ chức này trong công tác tuyên truyền và tình báo.

Như Nguyệt (theo Aspistrategist.org.au)

*Tác giả bài báo, Geoff Wade, là một nhà báo nghiên cứu quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Ông phụ trách phát triển dự án Trung Quốc - Asean và Trung Quốc - Ấn Độ tại Trung tâm Nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Hồng Kông.

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/149804/tiet-lo--canh-tay--tinh-bao-cua-quan-doi-tq.html