Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

[INFOGRAPHIC] TỐC ĐỘ CỦA NGÔN NGỮ

header.

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, truyền đạt thông tin giữa người với người. Dân số thế giới hiện tại có khoảng bảy tỉ con người, chia nhau sống trên năm lục địa và phân ra khoảng hai trăm quốc gia. Phần lớn các con người không chỉ khác nhau về phong tục tập quán mà còn khác nhau về ngôn ngữ. Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao một số ngôn ngữ lại nói nhanh hơn nhiều so với những ngôn ngữ khác? Tiếng Nhật thì nghe có vẻ nhanh hơn Tiếng Đức, Tiếng Tây Ban Nha thì lại nhanh hơn Tiếng Anh. Nếu bạn xem một bộ phim lồng tiếng phim nước ngoài, bạn sẽ thấy đoạn đối thoại vừa đúng nghĩa với bản gốc và gần như trùng khớp với khẩu hình miệng của diễn viên. Vậy, họ đã làm điều đó như thế nào? Hãy cũng xem Infographic dưới đây để hiểu rõ thêm về tốc độ của ngôn ngữ.

Toc do cua ngon ngu.

Nguồn: Visual.ly
http://www.tinhte.vn/threads/infographic-toc-do-cua-ngon-ngu.2168126/

[NGHIÊN CỨU] NGƯỜI CÀNG THÔNG MINH THÌ CÀNG ÍT TIN VÀO TÔN GIÁO?

Intelligence.

Trong gần một thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề liệu có sự liên quan nào giữa tôn giáotrí thông minh? Các nghiên cứu không có chung một kết luận, nhưng một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Rochester đã quyết định xem xét lại một số lượng lớn các nghiên cứu và nối kết lại nhằm đưa ra kết luận của họ - và họ đã phát hiện ra rằng, người càng có nhiều niềm tin vào tôn giáo thì thường ít thông minh hơn. Ít nhất, kết luận này đúng khi xét đến khái niệm truyền thống về "khả năng phân tích", tập trung vào việc giải các câu đố, học tập và các suy nghĩ trừu tượng.

Để đưa ra kết luận của riêng mình, nhóm nghiên cứu của Zuckerman phân tích 63 công trình nghiên cứu đã công bố rộng rãi so sánh giữa tôn giáo và trí thông minh. Và 53 trên 63 công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng hai thứ này có quan hệ đối nghịch nhau. Đối với Miron Zuckerman, người đứng đầu nhóm nghiên cứu thì điều này cũng không quá ngạc nhiên. Zuckerman cho biết là những nghiên cứu từ năm 1928 đã phát hiện ra điều này và bạn buộc phải chấp nhận là nó không mới.

Dù vậy, lý do dẫn đến mối liên kết này vẫn còn rất mơ hồ. Zuckerman và nhóm của anh ta vẫn không thể khẳng định tại sao nó lại như vậy, tuy nhiên họ lý luận rằng trí thông minh cao có thể khiến con người xa rời tôn giáo. Họ đã đưa ra 3 khả năng lớn có thể xảy ra: Đầu tiên, người thông minh thường dễ thích nghi với các áp lực xã hội. Thứ hai, người thông minh thường có xu hướng thích phân tích hơn là sử dụng trực giác, họ sẽ đi tìm những chứng cứ khoa học rõ ràng để giải quyết vấn đề chứ không thể để mọi thứ mơ hồ. Và thứ ba, người thông minh thường không cần đến "sự trợ giúp" của tôn giáo để giải quyết các vấn đề cá nhân.

Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn đang xem xét về sự tác động qua lại giữa trí thông minh và tôn giáo, nhưng họ cũng lưu ý rằng hai yếu tố này không nhất thiết phải có sự liên kêt trực tiếp. Cả hai có sự tương quan - và chúng có vẻ là có thể dự đoán về nhau - nhưng điều đó không có nghĩa là chúng có ảnh hưởng hoàn toàn lên nhau. Zuckerman cho biết, không có bất cứ một nghiên cứu nào mà ông xem qua nó rằng trí thông minh và tôn giáo có liên hệ trực tiếp, và điều này cũng không nằm trong phạm vi nghiên cứu của nhóm ông.

Thật ra thì các nghiên cứu mới nhất cũng chưa thể đưa ra một câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này: vì các đánh giá của nhóm Zuckerman chưa xem qua những công trình nghiên cứu được viết bằng ngôn ngữ khác, mà chỉ tập trung vào các nghiên cứu ở châu Âu, và họ chỉ mới tính toán trí thông minh bằng các bài kiểm tra IQ hay GPA, vốn không phải là một nhân tố trong các loại trí thông minh không phân tích khác. Dù vậy thì Zuckerman cũng cho rằng hầu hết những nghiên cứu đang được thực hiện cũng đã phát hiện được một điều gì dó - mặc dù chính họ cũng không chắn chắc về thứ mà họ tìm thấy.

Vậy các bạn nghĩ thế nào về vấn đề này? Liệu có sự liên kết nào đó giữa trí thông minh và tôn giáo hay không?

http://www.tinhte.vn/threads/nghien-cuu-nguoi-cang-thong-minh-thi-cang-it-tin-vao-ton-giao.2155109/

ĐẠI HỌC HARVARD CHẾ TẠO THÀNH CÔNG LOA TRONG SUỐT, MỀM DẺO TỪ GEL ION

loa_trong_suot_01.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ trường kỹ thuật và khoa học ứng dụng (SEAS) thuộc đại học Harvard đã vừa tạo ra một chiếc loa dẻo từ chất liệu gel ion. Chiếc loa hầu như trong suốt nếu quan sát bằng mắt thường và có thể tạo ra âm thanh chất lượng cao trong phổ âm thanh nghe được của tai. Qua phát minh này, họ đã chứng minh ý tưởng các thiết bị điện tử có thể truyền tải tín hiệu điện theo một cách tương tự như hệ thần kinh của người.

Để chế tạo những chiếc loa này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một tấm cao su trong suốt và thêm vào đó một lớp gel nước muối dẫn điện ở mỗi mặt. Khi một điện thế được áp dụng vào các góc đối nhau của lớp gel, khu vực bên trong tấm cao su sẽ nhanh chóng uốn cong, tạo ra âm thanh với tần số từ 20 Hz đến 20 kHz. Do đặc tính dẻo và ion của vật liệu, loa có thể được kéo dãn nhiều lần so với kích thước nguyên gốc mà vẫn hoạt động tốt. Các nhà khoa học tin rằng một phiên bản cải tiến của phát minh này có thể được tích hợp vào máy tính hay màn hình tablet nhằm mang lại âm thanh và phản hồi xúc giác mà không cần đến loa ngoài.

Một chiếc loa trong suốt đã là điều rất tuyệt vời. Tuy nhiên, mục tiêu chính của dự án là trình diễn khả năng truyền điện tích bằng ion thay vì electon và tiềm năng ứng dụng vào các thiết bị điện tử. Trong hầu hết các trường hợp, các chất ion có khuynh hướng tạo ra một mạch kết nối yếu khi áp dụng lên chúng một điện thế và điện thế quá cao có thể kích hoạt một phản ứng hóa học phá hủy vật liệu. Tuy nhiên, với hệ thống của đại học Harvard, cao su đóng vai trò như một lớp cách ly, cho phép các nhà khoa học kiểm soát điện thế tốt hơn và tăng tốc kết nối.

loa_trong_suốt_02.
Jeong-Yun Sun (trái) và Christoph Keplinger (phải) - 2 nhà khoa học làm việc với dự án loa trong suốt từ gel ion.

Theo nhóm nghiên cứu, nếu các chất dẫn ion hoàn hảo, chúng tiềm năng sẽ mang lại một số ưu điểm so với các chất dẫn đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Một vấn đề thường gặp với hầu hết các chất dẫn dẻo là điện trở của chúng sẽ tăng khi bị kéo dãn, làm hạn chế hiệu năng trong một số thiết bị điện tử. Chất dẫn ion mặt khác không vấp phải vấn đề này và có thể được kéo dãn nhiều lần so với diện tích ban đầu mà không ảnh hưởng đến mạch điện bên trong. Dĩ nhiên là chất dẫn ion chưa thể đáp ứng suất điện trở cần thiết trong thiết bị điện tử tính đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nếu mục tiêu đặt ra là chế tạo một mạch điện có thể gói gọn, mềm dẻo thì chất dẫn ion là một sự lưa chọn thay thế đầy tiềm năng. Thêm vào đó, chất dẫn ion có thể được chế tạo từ các vật liệu trong suốt sẵn có trên thị trường.

Christoph Keplinger - đồng tác giả dự án, hiện đang làm nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Harvard SEAS cho biết: "Chúng tôi muốn thay đổi quan điểm của mọi người về ứng dụng của các chất dẫn ion. Hệ thống của chúng tôi không cần nhiều năng lượng để hoạt động và bạn có thể tích hợp nó vào mọi nơi khi bạn cần một lớp vật chất mềm, trong suốt, có thể uốn dẻo được để phản hồi với các kích thích điện - chẳng hạn như trên màn hình của một chiếc TV, laptop, hay smartphone để tạo ra âm thanh hoặc phản hồi xúc giác tại chỗ và chúng ta thậm chí có thể nghĩ đến những chiếc cửa sổ thông minh. Nhiều khả năng bạn có thể đặt chiếc loa này trên cửa sổ để đạt hiệu quả khử tiếng ồn với không gian bên trong hoàn toàn im lặng.

Kết nối sinh học:

Bên cạnh đặc tính trong suốt và có thể kéo dãn mà không ảnh hưởng đến mạch điện, gel ion trong loa có thể vận chuyển ion tương tự một số hệ thống sinh học, chẳng hạn như các dây thần kinh của chúng ta. Điều này nhiều khả năng sẽ mở ra một cánh cửa để hợp nhất các hệ sinh học với các hệ thống ion do con người tạo ra, chẳng hạn như cơ hoặc da nhân tạo.

Về lâu dài, các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện của họ có thể dẫn đến những máy móc thiết bị "mềm và tiên tiến hơn" với khả năng thay đổi hình dạng theo lệnh.

Keplinger nói: "Tầm nhìn lớn của chúng tôi là những cổ máy mềm. Những hệ thống ion được kỹ thuật có thể đạt được nhiều chức năng mà cơ thể chúng ta có, chẳng hạn như cảm giác, truyền một tín hiệu và phát động cử động. Chúng tôi thật sự đang tiếp cận một loại thiết bị mềm tương tự như các hệ thống sinh học."

Một số ví dụ về những dự án khả thi mà họ đề cập bao gồm những chiếc kính đeo mắt có thể tự thay đổi tiêu cự hay những con robot có thể thay đổi hình dạng nhằm đáp ứng với nhiều tác vụ khác nhau. Hiện tại, nhóm nghiên cứu đã lên kế hoạch tiếp tục nghiên cứu của mình bằng các thí nghiệm tương tự với nhiều vật chất ion khác để tìm ra loại nào có thể hoạt động với điện tích lâu hơn và vật liệu nào có thể được kết hợp để mang lại kết nối tốt hơn.

Nghiên cứu trên đã vừa được đăng tải trên tạp chí Science. Dưới đây là video trình diễn khả năng phát âm thanh của loa trong suốt mỏng dẻo do đại học Harvard chế tạo.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=5K5KSDL1gXE


Theo: Gizmag
Nguồn: Harvard SEAS

 

THAM QUAN BẢO TÀNG LAMBORGHINI THÔNG QUA GOOGLE STREET VIEW

lamborghini_1.

Lamborghini vừa mới cho phép mọi người tham quan bảo tàng của hãng này thông qua Google Maps với công nghệ Street View. Từ giờ, những ai đam mê các mẫu xe của Lamborghini mà không có cơ hội đến Sant'Agata Bolognese để tham quan trực tiếp bảo tàng của hãng này, thì vẫn có thể thong thả đi dạo một vòng quanh Museo Lamborghini thông qua dịch vụ trực tuyến của Google.

Bạn có thể đi từ từ qua các khu vực trưng bày trong toà nhà 2 tầng này và xem lại những mẫu xe lịch sử. Bảo tàng ảo này cũng cung cấp khả năng xem 360 độ các mẫu siêu xe của Lamborghini, bao gồm những mẫu xe nổi tiếng như Miura, Countach, Diablo và Murcielago, cũng như nhiều mẫu xe concept, xe phiên bản giới hạn số lượng, xe có một chiếc duy nhất, xe đua hay các động cơ. Tại đây cũng có trưng bày những mẫu siêu xe cực hiếm của Lamborghini như là Reveton, Estoque và Sesto Elemento.

lamborghini_2.

Ngoài việc xem xe từ bên ngoài, Lamborghini còn cho phép mọi người tham quan bên trong các mẫu xe thông qua bảo tàng ảo này. Bạn có thể "đi" tham quan Museo Lamborghini trên các thiết bị như máy tính, máy tính bảng, điện thoại… thông qua Google Maps. Hãy bắt đầu tiến vào Lamborghini Museo thôi!

Các bạn cũng có thể xem qua những hình ảnh Google Street View từ quần đảo Galapagos, Doctor Who's Tardis hay mỏ muối Wieliczka có từ thế kỷ 13 ở Ba Lan.

http://www.tinhte.vn/threads/tham-quan-bao-tang-lamborghini-thong-qua-google-street-view.2187262/

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Tình Khúc Trịnh Công Sơn

Link chứa toàn bộ CD nhạc Trịnh:

Mỗi file là 1 CD
Tình Khúc Trịnh Công Sơn Vol 01 - 08





1997 – Nhạc hòa tấu Trịnh Công Sơn – Chìm dưới cơn mưa [FLAC]




1993 – Various Artists – Tình Khúc Trịnh Công Sơn 2 [FLAC]





Link: ...


1997 – Various Artists – Văn Cao & Trịnh Công Sơn (1997) [FLAC]





1997 – Nhạc Hòa Tấu Trịnh Công Sơn: Ru Em [FLAC]





1997 – Trịnh Công Sơn: Như Tiếng Thở Dài (1997) [FLAC]




1999 – Various Artists – Tình Khúc Trịnh Công Sơn [FLAC]



2000 – Hòa Tấu Trịnh Công Sơn – Ru Ta Ngậm Ngùi (2000) [FLAC]

link:

2000 – Tuấn Ngọc: 15 Tình Khúc Trịnh Công Sơn [FLAC]



2000 – Trịnh Vĩnh Trinh: Tình Khúc Trịnh Công Sơn Vol.06 – Tình Yêu Tìm Thấy [FLAC]




2001 – Various Artists: Một Cõi Đi Về – Tình Khúc Trịnh Công Sơn [FLAC]





2001 – Hòa Tấu Trịnh Công Sơn: Tuổi Đá Buồn (2001) [FLAC]




2001 – Vì Tôi Cần Thấy Em Yêu Đời (2001) [FLAC]




2003 – Don Hồ – Hạ Trắng – Tình Khúc Trịnh Công Sơn (2003) [FLAC]



2002 – Hong Nhung – Vol.7 Thuo Bong La Nguoi (Ca khuc Trinh Cong Son) (2002) [FLAC]



2003 – Quang Dũng: Ru Mãi Ngàn Năm: Tình Khúc Trịnh Công Sơn [FLAC]



2003 – Various Artists – Xin Trả Nợ Người – Trịnh Công Sơn (2003) [FLAC]




2003 – Various Artists: Trịnh Công Sơn – Chiếc Lá Thu Phai (2003) [FLAC]



2004 – Cẩm Vân – Tình khúc Trịnh Công Sơn: Xin Cho Tôi (2004) [FLAC]




2004 – Elvis Phương: Tình Khúc Trịnh Công Sơn [FLAC]




2004 – Thái Hòa – Cõi tình Trịnh Công Sơn – Phúc Âm Buồn (2004) [FLAC]



2004 – Thái Hòa – Tình khúc Trịnh Công Sơn – Lặng Lẽ Nơi Này [2004] [FLAC]




2004 – Vĩnh Tâm – Vol.2 – Hòa tấu guitar nhạc Trịnh Công Sơn: Lời Buồn Thánh (2004) [FLAC]





2005 – Đức Tuấn: Những Tình Khúc Phạm Duy, Trịnh Công Sơn [FLAC]



2004 – Trần Hoài Phương – Độc tấu Guitar tình khúc Trịnh Công Sơn: Góp Lá Mùa Xuân (2004) [FLAC]



2005 – Elvis Phương: Tình Khúc Trịnh Công Sơn 2 [FLAC]




2005 – Various Artists – Trịnh Công Sơn – Đêm Thần Thoại (2005) [FLAC]



2005 – Phương Thanh: Tình Khúc Trịnh Công Sơn [FLAC]



2006 – Hòa Tấu: Những Tình Khúc Bất Hủ (Trịnh Công Sơn Vol.04)(2006) [FLAC]




2007 – NSUT Van Vuong – Tinh khuc Trinh Cong Son (2007) [FLAC]




2006 – Lô Thủy: Tôi Ơi! Đừng Tuyệt Vọng – Tình Khúc Trịnh Công Sơn (2006) [FLAC]




2007 – Various Artists – Trịnh Công Sơn – Tình Nhớ (2007) [FLAC]




2007 – Thủy Tiên – Tình khúc Trịnh Công Sơn: Xin cho tôi (2007) [FLAC]


2007 – Quang Dũng: Yêu – Tình Khúc Trịnh Công Sơn + Diệu Hương (2007) [FLAC]




2008 – Various Artists – Trịnh Công Sơn: Ru (2008) [FLAC]




2009 – Bảo Yến – Phiếm Tơ Lòng – Tình khúc Trịnh Công Sơn – Quốc Dũng (2009) [FLAC]




2009 – Quốc Vĩnh: Ru Đời Đi Nhé – Tình Khúc Trịnh Công Sơn [FLAC]





2009 – Thái Hòa: Mẹ (Cánh Chim Cô Đơn) (Trịnh Công Sơn) (2009) [FLAC]



2010 – Thái Hòa: Môi Hồng Đào – Tình Khúc Trịnh Công Sơn Vol.08 [FLAC]




2011 – Ánh Tuyết Hát Trịnh Công Sơn (2CDs) [FLAC]



2011 – Tấn Sơn: Trịnh Công Sơn – Phố [FLAC]



Khánh Ly – Trịnh Công Sơn: Đời Cho Ta Thế [FLAC]



Hòa Tấu Saxophone Guitar: Tình Khúc Trịnh Công Sơn – Ru Em Từng Ngọn Xuân Nồng [FLAC]


Bến Thành Audio – Tình Khúc Trịnh Công Sơn [FLAC]


Khánh Ly – Trịnh Công Sơn: Nguyệt Ca [FLAC]


Hòa Tấu: Trịnh Công Sơn – Lời Cuối Cho Em (2CDs) [FLAC]

Hạ huyền (11 tình khúc Trịnh Công Sơn) - Giang Trang (2012) [FLAC]


Uploading ....
http://www.hdvietnam.com/diendan/183-nhac-viet-nam/328115-bo-suu-tap-nhung-tinh-khuc.html

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

BÀN LUẬN VỀ DAC

Bạn nào muốn biết DAC là cái gì và có chức năng cải thiện âm thanh ra sao thì tôi có thể cho mượn DAC của tôi về cắm vào đầu HD dùng thử cho biết. DAC chỉ là một phần tạo ra âm thanh hay, ngoài ra hệ thống âm thanh còn đòi hỏi nhiều thứ khác nữa. Mô tả sơ lược một hệ thống âm thanh có thể tóm tắt như vầy:

Tai ta nghe thấy âm thanh là bởi các sóng âm phát ra từ loa tương tác với môi trường nghe (tường, sàn, trần của phòng ốc, bàn ghế tủ thảm...) rồi đến tai ta. Như vậy loa và phòng nghe là cái gần nhất với ta - chủ thể nghe. Sóng âm được tạo ra từ sự rung của màng loa, sự rung ấy được tạo ra bởi dòng điện điều khiển cái nam châm trong củ loa (nôm na là vậy).

Dòng điện điều khiển củ loa đến từ thiết bị khuếch đại (amplifier hay người VN hay gọi là âm ly). Thiết bị khuếch đại (theo đùng tên gọi của nó) có chức năng làm tăng (khuếch đại) hiệu điện thế và dòng điện của tín hiệu analogue đến từ thiết bị nguồn.

Thiết bị nguồn là nơi phát ra tín hiệu analogue, vật liệu cho thiết bị khuếch đại xử lý. Trước khi kỉ nguyên kĩ thuật số ra đời thì các bản ghi âm được lưu trữ dưới dạng tín hiệu analogue (loại tín hiệu mã hóa bằng dòng điện mà và được lưu trữ chủ yếu dưới dạng băng từ (băng cối) và đĩa than. Công nghệ phát thanh truyền hình chuyển tín hiệu analogue thành làn sóng điện để các loại antena truyền thống của chúng ta thu được, sau đó đưa đến TV và radio cho chúng ta xem. Kể từ khi máy tính và kĩ thuật số ra đời, người ta đã chuyển được tín hiệu analogue thành các chuỗi kí tự 01 và lưu trữ chúng dưới dạng tín hiệu số (digital signal) như chúng ta thấy bây giờ, vật liệu lưu trữ tín hiệu số là các đĩa CD và các file máy tính, file audio, video để rồi phát triển thành vô vàn các định dạng bây giờ (WAV, MP3, WMA, ORG, FLAC, APE, DiVX, MKV...)

Vậy tóm tắt một hệ thống âm thanh gồm 3 phần chủ đạo:
- Phần nguồn phát: đây là bộ phận nạp và đọc tín hiệu đầu vào từ thiết bịị lưu trữ để tạo đầu ra là tín hiệu analogue cho bộ phận khuếch đại.
+ Tín hiệu đầu vào có thể là analogue (đọc từ đĩa than, băng cối, tín hiệu radio, TV analogue), đầu đọc sẽ chuyển thẳng ra tín hiệu analogue
+ Tín hiệu đầu vào có thể là tín hiệu số (đọc từ đĩa CD, DVD, Bluray, file máy tính, tín hiệu TV và radio kĩ thuật số...), đầu đọc cần thực hiện bước chuyển tín hiệu số thành tín hiệu analogue để thiết bị khuếch đại làm việc. Việc này được thực hiện bởi thiết bị Digital - Analogue Converter, còn gọi là DAC, đối tượng xem xét của chúng ta.
- Phần khuếch đại: bộ phận này làm nhiệm vụ phóng to tín hiệu analogue để tạo thành dòng điện đủ lớn có thể điều khiển nam châm của loa.
- Phần phát âm: là loa. Bộ phận này có tác dụng tạo ra sóng âm nhờ sự rung của màng loa để tương tác với phòng nghe tạo thành âm thanh đến tai người nghe

Ở giữa 3 bộ phận chủ chốt trên thì có phần kết nối (dây nối, jack, sóng wifi...). Ngoài ra, những dân chơi âm thanh đẳng cấp cao còn tách riêng phần cấp điện cho 3 bộ phận chính. Phần cấp điện thật sự rất quan trọng để tạo ra âm thanh tốt và những dân chơi đẳng cấp cao thường đầu tư riêng cho phần điên nặng này khẳm tiền.

Ứng dụng vào hệ thống HD mà chúng ta có thì xác định như thế nào:
- Phần lưu trữ là các file film và nhạc mà chúng ta down được, một số ít có đĩa Bluray, CD và DVD đã thuộc về đời cổ.
- Phần nguồn phát là đầu HD, đầu đọc Bluray, hoặc chính cái TV thông minh có chức năng đọc file bên cạnh chức năng phát TV.
- Phần khuếch đại là các amplifier đa kênh. Cái receiver mà số đông chúng ta hiện có ngoài chức năng khuếch đại thường kiêm luôn vai trò giải mã hộ cho đầu đọc, tức là nó chuyển tín hiệu số thành tín hiệu analogue đa kênh, cả âm thanh lẫn hình ảnh luôn. Ngày xửa ngày xưa đầu đọc CD có luôn bộ giải mã (DAC) và ampli chỉ có chức năng khuếch đại. Sau khi có chuẩn âm thanh đa kênh thì các đầu đọc đĩa (VCD, DVD) bị tước luôn chức năng giải mã mà receiver lĩnh ấn luôn. Khoảng những năm 199x thật khó kiếm cái đầu đọc nào có bộ giải mã tích hợp (onboard decoder), nó thường chỉ có chức năng đọc tín hiệu số của film đa kênh, receiver làm nhiệm vụ giải mã. Từ sau năm 2000 trở đi thì đầu đọc có bộ giải mã tích hợp ngày càng nhiều, bây giờ hầu như cái nào cũng có và chất lượng giải mã không hề tệ so với receiver.
- Phần phát âm: đích thị là loa. Chơi nhạc stereo thì xài 2 loa, phim thì xài 3 4 5 6 7 8 loa cốt để tái tạo các hiệu ứng âm thanh đa chiều giống như thật. Năm 2000 lần đầu tiên tôi được xem Saving Private Ryan qua hệ thống chiếu phim đa kênh, trời đất ơi hú hồn vì tiếng súng bắn tứ phía trên đầu dưới chân mình hehehe

Tóm lại cái DAC là một bộ phận trong hệ thống âm thanh stereo và thường chỉ có trong hệ thống 2 kênh đó thôi. Đối với phim đa kênh người ta dùng thiết bị giải mã phức tạp hơn gọi là decoder, không chỉ có con chip mà thuật toán giải mã cũng rất phức tạp (và rất xuất sắc) như trong các thiết bị của Theta, Angstrom.

Con DAC rất quan trọng, nhưng cũng chỉ là một phần trong hệ thống. DAC hay mà các bộ phận khác không hay thì cũng chả ích gì. Sức mạnh của một chuỗi được đo bằng mắt xích yếu nhất trong chuỗi đó, hệ thống âm thanh cũng vậy. Đầu đọc mà không tốt thì giải mã không làm ra tín hiệu tốt được. Tín hiệu ra từ DAC tốt mà quá trình khuếch đại kém thì nó méo mó hết, tín hiệu đến loa mà méo thì loa phát ra tiếng cũng méo. Rồi giả dụ khuếch đại tốt rồi mà cặp loa tồi thì cũng vứt đi. Nguồn, ampli, loa tốt rồi mà phòng nghe lởm thì cũng vứt nốt. Đấy là chưa kể đến hệ thống cấp nguồn điện và dây dợ kết nối, đau đầu lắm.


Trong các phòng thu, trên sân khấu trình diễn, người ta thu âm bằng các micro. Micro là quá trình đảo ngược của loa, tức là sóng âm đập vào màng micro sau đó được mã hóa bằng dòng điện. Sau đó tín hiệu điện (analogue) được ghi lên các băng từ chất lương cực cao gọi là băng gốc (master tape). Từ băng gốc người ta sao chép ra các vật liệu khác như đĩa than, băng từ phổ dụng cho cassette, đây chỉ là quá trình chuyển vật lưu trữ, tín hiệu giữ nguyên là analogue. Thời trước của kĩ thuật số thì người ta chạy đĩa than, băng từ chuyển tín hiệu qua amplifier rồi ra loa, tại loa diễn ra quá trình đảo ngược từ dòng điện thành sóng âm đến tai người nghe. Sự ra đời của công nghệ số đã can thiệp sâu sắc vào quá trình trung chuyển giữa micro và loa, làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp âm thanh. Từ master tape người ta dùng thiết bị Analogue to Digital Converter (ADC) chuyển thông tin dưới dạng tín hiệu analogue thành tín hiệu số rồi lưu trữ chúng trong các phương tiện số như đĩa CD, file máy tính, thuận tiện hơn cho việc vận chuyển, lưu trữ, trao đổi. Khi trích xuất dữ liệu, người ta lại trải qua quá trình chuyển đổi tín hiệu số sang analogue bằng Digital to Analogue Converter (DAC) rồi chuyển qua amplifier đến loa như xưa.

Có bạn hỏi "tại sao phải chuyển qua chuyển lại như vậy làm gì cho phức tạp?" Đấy cũng là quan điểm của một số ít người đam mê analogue còn sót lại, những người ngày nay vẫn còn chơi đĩa than và băng từ. Họ cho rằng kĩ thuật số chuyển qua chuyển lại nên tín hiệu không bao giờ có thể tái tạo lại cho bằng được tín hiệu analogue nguyên thủy. Thà cứ chơi tín hiệu analogue nguyên thủy cho xong!

Nhưng kĩ thuật số vẫn phát triển mạnh mẽ và ngày càng áp đảo. Tất cả nhờ vào yếu tố tiện nghi. Ngày xưa khi đi xem chiếu bóng công cộng, chúng ta được phục vụ bởi những cái máy chiếu phim cứ chạy tạch tạch. Một bộ phim 60 phút đen trắng với hình ảnh và âm thanh tương đối nghèo nàn cũng tốn đến mấy cuộn phim to như cái tráp ăn hỏi ngày nay, phim thì xước mờ mịt nhức mắt luôn và đang xem giữa phim lại phải dừng để thay cuộn phim tiếp theo. Bạn cứ xem ngày nay một bộ phim Bluray cực hoành tráng có độ dài ~2h với biết bao hiệu ứng âm thanh phức tạp có thể được lưu trữ trong một cái thẻ nhớ mỏng dính và to bằng đầu ngón tay, mang đi đâu cũng được, phim không bao giờ bị xước hay bị ngắt giữa chừng. Hãy so sánh với mấy cuộn phim to bằng cái tráp thì sẽ biết tương lai thuộc về ai. Chưa kể đến chuyện bảo quản: băng từ và đĩa than cần được bảo quản kĩ lưỡng nhưng tuổi thọ vẫn cực thấp so với một file máy tính.

Hơn nữa, sự tiến bộ kinh hoàng của công nghệ số đã khiến quá trình chuyển đổi A-D và D-A không còn khó khăn như xưa, mức độ tái tạo thông tin không sai lệch đáng kể so với nguyên gốc, thậm chí còn có thể can thiệp chỉnh sửa để cho bản tái tạo hay hơn cả bản gốc. Việc này tương tự như kĩ thuật buồng tối trong nhiếp ảnh vậy nhưng ở qui mô và cấp độ phức tạp hơn rất rất nhiều lần. Bạn có thể chứng kiến quá trình sx hậu kì (post-production) cho phim, nhạc tại các studio để hiểu về vấn đề này. 

http://www.hdvietnam.com/diendan/61-thiet-bi-am-thanh/518463-ban-luan-ve-dac-5.html