Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

QUẢ ỔI CHÍN NHIỀU VITAMIN C HƠN CẢ CAM

Theo Đông y, quả ổi còn xanh có vị ngọt, chát, tính bình, có tác dụng kiện vị, cố tràng, thu liễm, thường được dùng trong các trường hợp tiêu chảy, kiết lỵ, xuất huyết, viêm nhiễm đường tiêu hoá.

Trong ổi có chứa nhiều lycopene là một chất chống oxy hoá giúp phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt...
Trong ổi có chứa nhiều lycopene là một chất chống oxy hoá giúp phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt…
Quả ổi chín vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ dưỡng, kiện tỳ, trợ tiêu hoá, nhuận tràng, thường dùng trong các trường hợp táo bón, ăn uống không tiêu, xuất huyết, tiểu đường.
 Ngoài ra, ổi còn có tác dụng làm đẹp da. Cũng nhờ tính chất làm se, nên ổi giúp cải thiện cấu trúc da và phòng ngừa một số bệnh về da như một loại mỹ phẩm tốt.
 Cũng do ổi rất giàu vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C tác động như những chất chống oxy hoá nên có thể giúp da tránh được những dấu hiệu lão hoá sớm.
 Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g ổi có 85g nước, 0,6g protit, 7,7g gluxit, 6g xenlulo, 10mg canxi, 16mg photpho, một ít chất sắt, nhiều kali và các loại vitamin, nhất là vitamin A và C, cung cấp được 34kcal.
 Đặc biệt trong ổi còn có nhiều lycopen là một chất chống oxy hoá giúp phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt và rất nhiều kali (một quả ổi cỡ vừa cung cấp được 688mg kali, nhiều hơn 63% kali trong chuối).
 Vỏ quả ổi và phần cùi sát dưới vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả trong nước cam. Nói chung đa số các vitamin tập trung trong phần cùi sát với lớp vỏ bên ngoài, do đó khi ăn ổi ta chỉ cần chú ý rửa thật sạch, không nên gọt vỏ.
 Ngoài giá trị ăn uống ổi còn có giá trị phòng bệnh và chữa bệnh tốt, mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ và có khả năng chữa một số bệnh như tiêu chảy, lỵ, ho, cảm, bệnh về da, các trường hợp cao huyết áp, tiểu đường.
 Tuy ổi có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ nhưng cũng chỉ nên ăn mỗi ngày 2 – 3 quả, nếu ăn quá nhiều lượng chất xơ phong phú trong quả ổi sẽ gây nặng bụng, khó tiêu.
 Chỉ nên ăn ổi chín vì ổi có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong khoảng vài ngày từ lúc bắt đầu chín. Không ăn ổi xanh do có nhiều chất tanin dễ gây táo bón.
Theo BS Hương Liên

http://trongraulamvuon.com/ky-thuat-trong-cay/qua-oi-chin-nhieu-vitamin-c-hon-ca-cam/

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Coi chừng cháy vì… bình chữa cháy!

PN - Bình chữa cháy - một trong những thiết bị thông dụng nhất để cứu hỏa lại có thể phát nổ khiến dư luận không khỏi lo lắng, nhất là sau vụ nổ bình chữa cháy tại Tổng Lãnh sự quán Mỹ khiến một người tử vong hôm 18/7 vừa qua.
Tại TP.HCM, đây không phải lần đầu tiên thiết bị thông dụng nhất trong công tác cứu hỏa này phát nổ. Trước đây, vụ nổ bình chữa cháy loại 12kg tại cửa hàng chuyên bán thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC) Thăng Long trên đường Nguyễn Đình Chiểu (P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM) cũng đã khiến một người bị dập nát chân trái. Cuối năm 2011, một vụ nổ tương tự xảy ra khi đang san chiết khí từ bình lớn sang bình nhỏ tại thành phố Cà Mau khiến ông Nguyễn Đức Thuận (32 tuổi) trọng thương. Năm 2012, vụ nổ bình chữa cháy tại P.Long Bình Tân (TP. Biên Hòa) cũng khiến nạn nhân Phạm Văn Doanh (35 tuổi) bị dập nát chân trái.
Hiện nay, dịch vụ bơm các loại bình chữa cháy các dạng bột, khí CO2 tại TP.HCM có giá khá rẻ. Sáng ngày 21/7, trong vai người có nhu cầu nạp lại bình chữa cháy, chúng tôi tìm đến cửa hàng của Công ty T.B. trên đường Âu Cơ, P.9, Q.Tân Bình. Nhân viên ở đây cho biết, giá sạc bình khí và bình bột là 15.000đ/kg/lần. Vì bình chữa cháy chúng tôi mang theo đã cũ, có hiện tượng vỏ mòn, nhân viên cửa hàng cho biết: “Trước khi bơm sẽ kiểm tra thủy lực, nếu mòn sẽ bơm ở áp suất vừa phải. Nhiều người còn mang bình cũ hơn đến nạp. Chủ yếu để đối phó với đoàn kiểm tra PCCC”. Tương tự, khi chúng tôi đem bình chữa cháy đến các cửa hàng bán thiết bị PCCC có dịch vụ sạc bình trên đường CMT8, Q.Tân Bình, các nhân viên cũng nhận làm, không hề khuyến cáo nên thay bình mới.
Bình chữa cháy phải được kiểm tra định kỳ tối đa 30 ngày một lần.(Ảnh: Cửa hàng bán thiết bị PCCC trên đường CMT8, Q.Tân Bình)
Theo ghi nhận, trên thị trường TP.HCM, giá bình chữa cháy của các nhà sản xuất có sự chênh lệch… rất cao. Bình chữa cháy loại xách tay 5kg dạng khí CO2 xuất xứ Trung Quốc có giá từ 500.000-600.000đ/bình. Trong khi đó, bình chữa cháy tương tự do Malaysia sản xuất có giá lên đến 2.500.000đ/bình, bình chữa cháy do Singapore sản xuất trọng lượng chỉ 4,5kg đã có giá 1.800.000đ/bình. Nhiều cửa hàng cho biết, bình chữa cháy Trung Quốc chiếm đến 80% số hàng bán ra vì giá rẻ, mẫu mã không thua hàng của các nước. Các đầu mối phân phối bình chữa cháy Trung Quốc cũng chiết khấu hoa hồng cao hơn so với mặt hàng cùng loại nhập từ các nước khác. Đây cũng là lý do khiến người dân chủ yếu mua bình chữa cháy giá rẻ hoặc đem bình cũ đi nạp lại thay vì sử dụng các sản phẩm bình chữa cháy chất lượng, giá thành cao. Thậm chí, nhiều nơi, nhiều trang mạng còn rao thu mua bình chữa cháy cũ, sau đó tân trang lại để bán cho khách hàng.
Trung úy Phan Công Thành, Phòng Cảnh sát PCCC Q.3 khuyến cáo: “Nếu quá trình nạp sạc không tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật có thể xảy ra tai nạn đáng tiếc”.
Thượng tá Huỳnh Ngọc Quan - Phó trưởng phòng Hướng dẫn và chỉ đạo về phòng cháy cho biết: “Hiện các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị PCCC không thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Cảnh sát PCCC như các đơn vị kinh doanh xăng dầu. Lý do, sản phẩm bình cứu hỏa không thuộc danh mục chất dễ cháy như xăng dầu. Việc thực hiện thao tác san nạp khí CO2 vào bình chữa cháy lại là quy chuẩn an toàn lao động, thuộc quản lý của Sở LĐ-TB-XH”. PV Báo Phụ Nữ đã liên hệ với ông Nguyễn Quốc Việt - Phó chánh thanh tra Sở LĐ-TB-XH để tìm hiểu về quy trình an toàn lao động trong việc chiết nạp bình cứu hỏa sau vụ nổ tại Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, thì ông Việt cho biết, việc đó thuộc chuyên môn của cảnh sát PCCC!
 VINH QUỐC 
Để đảm bảo an toàn cho bình chữa cháy, người dùng phải để bình ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất là 500C. Khi di chuyển cần nhẹ nhàng, tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, khu vực ẩm thấp, thiết bị rung động. Bình chữa cháy phải được kiểm tra định kỳ tối đa 30 ngày một lần. Người dân khi mua và sử dụng bình phải kiểm tra xem bình còn niêm phong không, vỏ bình có bị hư hỏng, ăn mòn, rò rỉ không, kiểm tra dây loa phun, cò bóp. Các cửa hàng nạp sạc bình chữa cháy phải tuân thủ quy định kiểm tra thủy lực vỏ bình tối thiểu là 30 MPa.
Theo khuyến cáo của Sở Cảnh sát PCCC, người dân sử dụng bình chữa cháy dạng bột không được dùng để phun vào các thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ cao vì bột có thành phần muối, sẽ làm hư thiết bị. Bình CO2 không được sử dụng để chữa các chất cháy trong đó có gốc là kim loại kiềm, kiềm thổ (như nhôm, chất nổ đen...) vì sẽ làm đám cháy mạnh hơn. Do đặc tính CO2 gây ngạt, không để bình trong phòng kín có người ở. Ngoài ra, CO2 được phun ra sẽ có nhiệt độ rất lạnh là -730C, nếu phun trực tiếp vào người khác, hoặc cầm vào loa bình sẽ bị bỏng lạnh.

HƯỚNG DẪN TRỒNG RAU ĂN LÁ TẠI NHÀ

Rau ăn lá là nhóm rau xanh được dùng nhiều cho bữa ăn hàng ngày, rau là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể, vì tính chất phổ biến của rau ăn lá và để an tâm về chất lượng rau, chúng ta nên tự trồng cho gia đình mình những khay rau sạch như là một sự thư giãn cho những giờ phút rảnh rỗi.

Tự trồng rau ăn lá tại nhà là một việc rất dễ dàng khi ta ghi nhớ một số cách đơn giản từ khi gieo hạt, chăm sóc đến khi thu hoạch.
Trong bài viết này, Trongraulamvuon giới thiệu cách trồng các loại rau cải (cải bẹ xanh, cải ngọt, cải thìa), rau dền, Mồng tơi

1. Chuẩn bị dụng cụ gieo trồng rau ăn lá

Vật dụng  phổ biến để trồng rau ăn lá tại nhà là khay xốp có nắp đậy, khay xốp tiện dụng bởi vì dễ dàng di chuyển, dễ thoát nước và vừa có thể trồng được rau ăn lá ( dùng khay sâu), vừa trồng được rau mầm (sử dụng nắp đậy của khay xốp).
Khay xốp
Khay xốp -vật dụng để trồng rau ăn lá
Chúng ta cũng có thể tận dụng thau, rổ, thùng xốp, chậu cũ…. để làm vật dụng trồng rau ăn lá, lưu ý tạo lỗ thoát nước cho những vật dụng này
 Khối lượng hạt giống rau ăn lá gieo cho một khay xốp:
- Rau dền: Khối lượng hạt gieo 1g/thùng xốp.
 -Cải thìa, cải ngọt, cải bẹ xanh: khối lượng hạt gieo từ 1g-2g/thùng xốp.
-Rau mồng tơi: hạt gieo thành hàng cách khoảng 10 cm x 15 cm

2. Cách gieo trồng rau ăn lá

2.1 Ủ hạt giống rau ăn lá
Hạt giống rau ăn lá như rau dền, mồng tơi, rau cải các loại  tương đối dễ nảy mầm nên có thể gieo trực tiếp vào thùng mà không cần ủ nước ấm trước.
Tuy nhiên để đảm bảo hạt giống rau ăn lá có tỷ lệ nẩy mầm cao nhất ta nên ủ như sau:
-Bước 1: Cần phải ngâm hạt giống rau cải trong nước ấm theo tỷ lệ 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh ( 2 ly nước sôi và 3 ly nước thường)
-Bước 2: Ngâm hạt trong phần nước pha trên từ 3h đến 6h rồi vớt ra ủ lại bằng khăn giấy có thấm nước được trải trên vật dụng bằng phẳng từ 6-12h.
-Bước 3: Khi thấy hạt mọng nước và bắt đầu nứt vỏ hạt, lấy hạt ra khỏi khăn giấy,để hạt giống rau ăn lá ráo nước sau đó trộn với giá thể để không hạt giống không bị dính cục, giúp ta rải đều hạt trên mặt thùng xốp.
2.1.Chuẩn bị đất trồng: Hỗn hợp đất dinh dưỡng
-Bước 1: Trộn hỗn hợp xơ dừa đã xử lý vi sinh và đất dinh dưỡng theo tỉ lệ 1 kg xơ dừa + 1 kg đất dinh dưỡng, Nếu xử dụng khay xốp thì chúng ta trộn 2 kg xơ dừa xử lý + 2 kg đất dinh dưỡng,cho hổn hợp đất vào khay cách mặt khay 3-5cm
-Bước 2: Dùng bình phun có tia nước nhỏ, phun ướt đều khay đất trồng để tạo độ ẩm .
-Gieo hạt: Rải đều  hạt rau ăn lá trong khay ươm (hoặc chậu) dùng lưới đen hay tấm giấy che lại giữ ẩm, để khay hạt trong tối mát, tưới nước đủ ẩm từ 2-3 lần/ngày , khi hạt ra được 2 cặp lá  rồi mới đem cây ra ngoài có ánh nắng.
2.3 Cách chăm sóc và bón phân rau ăn lá
 Rau ăn lá
Trồng rau ăn lá trong thùng xốp
- Tỉa thưa và sang khay:
Đây là bước nhằm tạo không gian , cung cấp chất dinh dưỡng giúp rau nhanh lớn và rút ngắn thời gian thu hoạch.
Khi cây rau cải có 3-4 cặp lá ta có thể nhổ ăn dần ( ăn rau mầm) hoặc nhổ bớt rau giống trồng qua khay hay chậu khác để cây có thể lớn nhanh hơn. Qui cách sang khay, tỉa thưa theo khoảng cách cây cách cây là 10 cm hàng cách hàng là 15 cm.
Nếu để rau ăn lá lớn trong thùng gieo ban đầu (không tỉa thưa , không sang khay) từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch là: 45-50 ngày .
Nếu tỉa thưa rau cải nhỏ sang thùng khay khác thì thời gian thu hoạch khoảng 25-30 ngày sau khi trồng lại.
Mùa mưa tưới vừa đủ nước, mùa khô tưới ngày hai lần sáng sớm và chiều mát.
Bón phân
  Bón phân làm 2 đợt , bón thêm phân vô cơ có hàm lượng đạm cao giúp cây rau cải mau lớn cho nhiều lá.
             – Bón phân lần 1: Sau khi cây rau cải ra được từ 2-3 cặp lá, pha 08g-10g urê ( 02 muỗng cà phê đầy) với 2 lít nước rồi tưới đều trên rau, sáng hôm sau trước khi trời nắng tưới lại rửa lá bằng nước sạch .
            – Bón bổ sung vitamin: Sau khi bón phân ure lần 1, tiếp tục phun luân phiên thêm phân bón lá vitamin như B1, Rong biển, Atonik… để giúp cây rau cải có sức đề kháng với sâu bệnh.
             – Bón phân lần 2: Cách lần 1 từ 10-15 ngày, liều lượng 08g-10g NPK, hoặc  DAP cho 3-4 lít nước, sáng hôm sau tưới rửa lá giống như lần 1.
- Thu hoạch
Với các loại rau cải, rau dền sau khi trồng 45- 50 ngày có thể thu hoạch, riêng rau mồng tơi, khi cây ra 8-10 cặp là ta nên cắt ngọn ăn dần ( chừa lại khỏang 3-4 cặp lá tính ừ gốc) ăn lúc này ngọn rau sẽ mập mạp, nếu ta không cắt, rau mồng tơi sẽ vươn dài, ít nẩy tượt non.
    Lưu ý:
- Dùng bình phun hay vòi có tia nước nhẹ đều (phun sương), tránh dùng tia nước có áp lực mạnh làm dập lá rau cải. Khi trời mưa to nên mang khay rau vào nơi có mái che hạn chế nước mưa rơi trực tiếp làm hư nhũng, thối lá.
- Ngưng tưới phân trước khi thu hoạch 07-10 ngày.
- Trồng rau ăn lá tại nhà ta nên hạn chế dùng thuốc, thường xuyên theo dõi để phát hiện rau ăn lá và diệt bằng tay. Trường hợp trời mưa kéo dài, thời tiết trở lạnh cây rau ăn lá sẽ lâu lớn hơn, cây rau cải rất dễ nhiễm nấm bệnh. Nếu cần thiết phải dùng thuốc BVTV nên chọn thuốc BVTV trong danh mục thuốc an toàn cho rau, được nhà nước ban hành năm 2008 ( hoặc có thể hỏi các cơ sở bán hạt giống) .
- Đất trồng rau cải sau khi thu hoạch, nên bón vôi bột nông nghiệp hoặc men vi sinh như EM, Tricoderma để xử lý đất, xới đất để khoảng 2-3 ngày, sau đó cho thêm ít đất dinh dưỡng vào để trồng lại lứa rau mới.
          Trongraulamvuon

http://trongraulamvuon.com/cach-trong-rau/huong-dan-trong-rau-an-la-tai-nha/

LÁ XƯƠNG SÔNG CHỮA VIÊM HỌNG

Viêm họng thanh quản là tình trạng tổn thương do viêm nhiễm niêm mạc vùng hầu họng, thanh quản. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như ô nhiễm môi trường, thời tiết thay đổi bất thường, cơ thể không thích nghi kịp thời gây đau rát khó chịu vùng hầu họng, thậm chí làm mất tiếng.
la-xuong-song sViêm họng thanh quản gặp ở những người làm việc với cường độ giao tiếp cao hay ô nhiễm như: giáo viên, ca sĩ, luật sư, công nhân mỏ, đốt lò… Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng… Tuy nhiên, viêm họng thanh quản hoàn toàn có thể phòng và trị được. Xin giới thiệu bài thuốc kinh nghiệm chữa viêm họng, thanh quản từ lá xương sông để độc giả tham khảo áp dụng khi cần thiết.
Lá xương sông bánh tẻ 5 – 10 lá. Giấm ăn 20 – 30ml (giấm nuôi bằng chuối là tốt nhất). Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ cho ra tinh dầu nhúng giấm. Súc miệng bằng nước muối nhạt (0,9%) rồi ngậm nuốt nước dần ngày 2 – 3 lần cho tới khi khỏi, thường là 5 – 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt. Kinh nghiệm cho thấy, bài thuốc có tác dụng tốt với các chứng bệnh: viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản kể cả đã mất tiếng…
Tại sao xương sông kết hợp với giấm lại trị được viêm hầu họng, thanh quản?
Theo YHHĐ, lá xương sông chứa tinh dầu (0,24%), methylthymol (94,96%), p-cymen (3,28%), limonene  (0,12%). Trong giấm, thành phần chính là acid acetic (acid acetic có tác dụng ức chế, diệt khuẩn rất tốt, đặc biệt là các vi khuẩn như: Streptococcus, Diplococcus pneumoniae, Staphylococcus…).
Theo Đông y, xương sông vị cay, tính bình, có tác dụng khu phong trừ thấp; tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc. Thích dụng để trị các chứng bệnh: cảm sốt, ho, viêm họng, viêm phế, thanh quản; trắng lưỡi, viêm miệng; đầy bụng đi ngoài, nôn mửa; đau nhức xương khớp, mày đay, sốt co giật ở trẻ em… Theo y văn cổ, giấm đã được xếp vào vị thuốc chữa bệnh, đặc biệt là kháng viêm từ hơn 2000 năm trước, kinh nghiệm cho thấy giấm vị đắng chua, tính ấm, quy kinh can, vị, có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, sơ thông hầu họng, tiêu thũng, giải độc, sát khuẩn, chỉ huyết (cầm máu)…
Chính vì vậy, khi phối hợp hai vị thuốc này với nhau trở thành một phương thuốc kháng viêm, giảm đau, chống phù nề tiêu ứ trệ đem lại cảm giác dễ chịu và tiếng nói thanh thoát cho những ai mắc bệnh trên.
Cần chú ý: Bài thuốc này chỉ chữa được chứng viêm họng, thanh quản thể thông thường, người bệnh cần khám cụ thể để phát hiện những căn nguyên và biến chứng như: nhân xơ thanh quản, u hay K vòm họng…
Trong quá trình điều trị, cần giữ ấm cổ, mũi họng, răng miệng, nhất là khi thay đổi thời tiết, không ăn uống đồ lạnh, đồ ướp đá, uống đủ nước…
Lương y Chu văn Tiến- Suckhoe& Doisong


http://trongraulamvuon.com/cach-trong-rau/la-xuong-song-chua-viem-hong/

CHỮA VIÊM XOANG BẰNG CÂY CỎ HÔI

Cây cỏ hôi ở một số vùng quê  nước ta gọi là cây cứt lợn, cỏ thúi địch (đừng nhầm với cây thúi địch hoang). Tên khoa học Ageratum conysoides. Mọc rất nhiều ở bãi ruộng hoặc ven sông rạch. Thân thảo, lá đơn có răng cưa, lông tơ rất nhiều, về mùa thu trổ hoa nhỏ màu tím xanh, khi già lá tím thẫm.

Hoa cây cỏ hôiĐặc biệt, cây cỏ hôi  tiết ra tinh dầu gồm các hoạt chất geratocroen, cadinen, cariophille cùng một số hoạt chất khác. Đây là những vị thuốc quý.
- Bệnh nhân viêm xoang, viêm mũi luôn khịt khạc, chảy nước mũi kinh niên (trẻ từ 3-10 tuổi), phụ nữ bị dị ứng thời tiết: Dùng 50gr cây hoa cây cỏ hôi  tươi rửa sạch (mua ở các sạp bán thuốc xông tại chợ), giã nát, vắt lấy nước cốt. Dùng bông tẩm mỗi lần một muỗng, ngày 2 lần, liên tục 7 ngày.
Ngoài ra, cây cỏ hôi còn dùng trị các bệnh khác như:
- Người cao tuổi cảm cúm, ho khi trở trời
Mua nồi xông gồm lá mã đề, rễ tranh, lá bưởi, khuynh diệp, sả và 300gr hoa  cây cỏ hôi. Nấu trong 2 lít nước, sôi 20 phút. Xông khoảng 15 phút. Tinh dầu hoa cứt lợn sẽ giúp thông đường hô hấp, toát mồ hôi, giải độc, khỏe hẳn, dứt ho, sốt.
- Ăn nhằm thức ăn ôi thiu, bị kiết lỵ, người cao tuổi thiếu men vi sinh, đại tràng bị viêm đi tiêu chảy, mất nước
Hoa cây cỏ hôi thái lát mỏng, sao vàng, nấu với 1 lít nước còn 250ml, uống khi khát, liên tục 5 ngày.
- Phụ nữ bị gàu, rụng tóc nhiều
250gr hoa  cây cỏ hôi  rửa sạch nấu với 10gr hà thủ ô trong 0,5 lít nước. Sau khi sôi 10 phút, gội đầu, xong lau khô, chải tóc với 1 muỗng canh nước cốt chanh. Tóc trơn mượt, bóng và sạch gàu, sảng khoái thần kinh sau vài lần gội.
Đông y sĩ Kiều Bá Long

http://trongraulamvuon.com/cach-trong-rau/chua-viem-xoang-bang-cay-co-hoi/

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

DANH CA THÁI THANH - TIẾNG HÁT VƯỢT THỜI GIAN

Logo nhan vat 1

9 Thai Thanh 1DANH CA THÁI THANH

TIẾNG HÁT VƯỢT THỜI GIAN

ĐÃ BỊ ALZHEIMER

Gửi những ai yêu tiếng hát Thái Thanh để “vĩnh biệt linh hồn” người ca sĩ tài danh này: tuy bà chưa chết nhưg linh hồn Bà đã bị gã Alzheimer (là bệnh thoái hóa cả não bộ không hồi phục) cướp đi rồi. Bà hiện sống trong Nursing Home tại Hoa Kỳ.
Không chỉ một người, tiếp cận “hiện tượng” Thái Thanh từ góc độ “tiểu sử” – một tiểu sử “trải dài” vài thời kỳ lịch sử thăng trầm của đất nước, mà chủ yếu là “đất nước” VNCH trước 1975 – cùng toàn bộ gia tài đồ sộ năm bẩy trăm ca khúc bà đã hát từ dân ca, tình ca, tâm ca, bi ca, hoan ca, hùng ca, đạo ca…, đã gọi bà là tiếng “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi“.
Cũng không chỉ một người, từ góc độ “thưởng thức ca nhạc”, mệnh danh bà là “tiếng hát vượt thời gian”, “giọng ca vàng không tuổi” – chính xác là “The Ageless Golden Voice“, như được in trên bìa một băng nhạc Sài Gòn xưa. Những danh xưng ấy dành cho Thái Thanh tất nhiên không thuyết phục tất cả mọi người, mà chỉ đúng đối với những ai yêu mến bà. Vì sao ? Giọng hát của nữ danh ca này không dành cho những đôi tai :
- không chuộng các “âm tần cao“
- và/hay không chuộng các “cường độ biểu cảm – đặc biệt là bi cảm quá lớn” (gọi nôm na là “quá mùi“).
Tuy nhiên con số những kẻ yêu (giọng hát) Thái Thanh là không nhỏ, và trong số ấy cũng không hề thiếu những tên tuổi lớn các nhà làm văn học nghệ thuật (như nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Cung Tiến, danh cầm Nghiêm Phú Phi, 9 Thai Thanh 2nhà văn kiêm nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Nguyên Sa, …), cho nên những lời xưng tụng dành cho người ca sĩ ấy không thể “hàm hồ” được; chúng tất yếu phải “chính xác” và “xứng đáng”.
Trong chủ quan hạn hẹp của người viết bài này, tiếng hát Thái Thanh có thể ví như một “đặc sản”, chỉ dành cho những kẻ “sành điệu”, đồng thời cũng từ chối quyết liệt những ai không là “đồng điệu”.
Bạn sẽ nhăn mặt : “Làm gì có một đặc sản như thế” ? Xin thưa rằng có : Quả sầu riêng ! Đúng vậy, mặc ai có thể “bịt mũi xua tay”, vẫn không hiếm người lõi đời “nghiện” nó, xem nó là “số Một“, và nó luôn là một trong những loại quả “quí và đắt nhất”. Vậy thì, vâng, có nhiều người tôi quen biết “nghiện” Thái Thanh (và nghiện cả sầu riêng) ! Thậm chí đối với họ chỉ có mỗi một mình Thái Thanh biết “hát”, còn những ca sĩ khác chỉ là “phát âm một cách khổ sở”. (Tôi nhớ đến truyện biếm “Tiếng hát” khi nghe ai phát biểu về Thái Thanh tương tự như vậy.)
Nói về “ngôi vị” của Thái Thanh trong giới ca sĩ Sài Gòn trước 75 có lẽ không ai chính xác bằng “người trong giới”, đặc biệt là một trong các danh ca hàng đầu thuở ấy – Lệ Thu.
Năm 1970, nhân chuyến tham dự khai mạc Hội Chợ Osaka, Nhật Bản, Lệ Thu đã trả lời phỏng vấn của báo chí : “Nếu chị Thái Thanh có mặt ở đây và hát, mọi người sẽ cúi đầu khâm phục !“. Cũng chính Lệ Thu, trong một ca khúc hải ngoại nhớ về Sài Gòn, đã “sửa” ca từ của một câu khi hát “Đâu rộn ràng tiếng hát Thái Thanh ?” Kiêu ngạo và đắt giá nhất trong giới ca sĩ ngày đó, Lệ Thu chỉ chấp nhận “nghiêng đầu” trước Thái Thanh.
Sự thật thì sao ? Mặc dầu Thái Thanh đi trước cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề so với hai diva Lệ Thu và Khánh Ly (cũng như với hầu hết các ca sĩ khác), giọng ca lẫn cách hát của bà vẫn “trẻ trung”, “hiện đại” và “độc đáo” nhất, đặc biệt với những ca khúc này :
9 Thai Thanh 71) CHUYỆN TÌNH BUỒN – 2) ĐẠO CA 8 – GIỌT CHUÔNG CAM LỘ – 3) ĐẠO CA 9 – CHẮP TAY HOA – 4) ĐÊM MÀU HỒNG – 5) NGÀY XƯA HOÀNG THỊ – 6) RU TA NGẬM NGÙI – 7) TẠ ƠN ĐỜI – 8) TIẾNG HÁT TO – 9) TÌNH SẦU DU TỬ LÊ
Tôi vẫn tin là bạn không cần nhìn các ca sĩ (Việt Nam) “làm trò” khi họ hát, mà chỉ cần nghe cách phát âm cũng đủ để phân biệt và xếp hạng họ là loại ca sĩ nào. Nhưng đối với Thái Thanh thì khác, bạn nên ngắm “khẩu hình” của bà lúc bà hát – cái cách bà cấu âm (articulate) từng “âm”, từng “chữ” – chuyển động của má, môi, cơ miệng, lưỡi, hàm (răng) trên, hàm (răng) dưới, xương quai hàm; điều đó tác động đến cả cặp lông mày, cũng như vầng trán, và tất nhiên rồi, cả đôi mắt nữa. Mà không chỉ thế, hãy nhìn thanh quản ở cổ, nhìn hai vai, và tay,.., của người hát.
Cách “phát âm” / “cấu âm” của Thái Thanh, bắt đầu từ “bộ máy phát âm”, đã tác động hoàn toàn tự nhiên đến các cơ trên mặt, rồi lan tỏa toàn thân. Khi hát, Thái Thanh như “đang bơi”, hay “đang bay”, (theo nghĩa đen) trong âm nhạc, và toàn bộ ngôn ngữ cơ thể của người ca sĩ ấy toát lên thông điệp này: Được cất tiếng hát, đối với bà, là Tất Cả – là Sự Sống, là Hạnh Phúc vô bờ.
9 Ban Thang Long 1Nghe Thái Thanh hát :
- Ly Rượu Mừng – Ban Thăng Long
- Giòng sông xanh – Thái Thanh (2 versions)
- Tinh Ca – Thái Thanh
Ban Thang Long- Nụ Tầm Xuân – Bài Ca Sao – Thái thanh / Ý lan
- Hòn Vọng Phu 1-2-3 nhạc Lê Thương – Thái Thanh & nhóm Ngàn Khơi
- Ban Hợp Ca Thăng Long : An homage
- Liên khúc Phạm Duy – Thái Thanh
Tiểu sử
Phạm Thị Băng Thanh sinh năm 1934 tại Hà Nội trong một gia đình có truyền thống văn nghệ. Cha của bà là ông Phạm Đình Phụng, có 2 vợ, vợ trước sinh ra Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm, vợ sau sinh ra Phạm Thị Quang Thái, Phạm Đình Chương và con út là Phạm Thị Băng Thanh.
Năm 1951, Băng Thanh đi hát theo chị Quang Thái trong vùng kháng chiến với nghệ danh Thái Thanh. Cũng trong năm này Thái Hằng cưới nhạc sĩ Phạm Duy. Khi gia đình Phạm Duy dinh tê về Hà Nội rồi chuyển vào Sài Gòn sống, Thái Thanh cũng đi theo.
9 Thai Thanh 5
Năm 1956, Thái Thanh kết hôn với tài tử Lê Quỳnh tại Sài Gòn. Bà sống ở khu vực gần chợ Thái Bình. Năm 1965 bà ly dị Lê Quỳnh sau khi đã có chung với nhau 3 con gái và 2 con trai. Sau biến cố 1975, bà ở lại Việt Nam cho đến năm 1985 thì sang Hoa Kỳ định cư.
Gia đình
Gia đình Thái Thanh có nhiều người thành danh trong lĩnh vực âm nhạc, ngoài Thái Thanh ra, thì chị Phạm Thị Quang Thái Le Quynh 1cũng là ca sĩ nổi tiếng với nghệ danh Thái Hằng. Anh trai bà, Phạm Đình Chương là một nhạc sĩ lớn của tân nhạc Việt Nam và cũng là một ca sĩ với nghệ danh Hoài Bắc. Người anh cùng cha khác mẹ Phạm Đình Viêm được biết đến nhiều với nghệ danh Hoài Trung. Bốn anh chị em Thái Hằng, Thái Thanh, Hoài Trung, Hoài Bắc, đều trong ban hợp ca Thăng Long nổi tiếng thời bấy giờ
Thái Thanh trở thành em dâu của nhạc sĩ Phạm Duy sau khi ông này lấy Thái Hằng làm vợ, nên cũng là dì của các ca sĩ Duy Quang, Thái Hiền, Thái Thảo sau này. Ngoài ra bà còn là cô ruột của ca sĩ Mai Hương, con gái Phạm Đình Sỹ và kịch sĩ Kiều Hạnh.
Thái Thanh có với tài tử Lê Quỳnh 5 người con : con cả là Lê Thị Ý Lan sinh năm 1957, Lê Xuân Việt sinh năm 1958, Lê Thị Quỳnh Dao sinh năm 1960, Lê Thị Thanh Loan sinh năm 1962 và Lê Đại sinh năm 1964. Trong số đó, Lê Thị Ý Lan sau này trở thành ca sĩ nổi tiếng Ý Lan, còn Lê Thị Quỳnh Dao cũng đi hát với nghệ danh Quỳnh Hương. Các cháu ngoại của bà cũng có nhiều người đi theo con đường ca hát như Mai Linh, Ý Thi, Thanh Hương, Quỳnh Trang
CS Thai Thanh 2Sự nghiệp
Phạm Thị Băng Thanh bắt đầu sự nghiệp ca hát từ năm 13-14 tuổi. Bà sở hữu một giọng hát cũng như lối hát đặc biệt, mang tính chất opera nhưng chịu nhiều ảnh hưởng của Chầu văn, quan họ, chèo là những bộ môn nghệ thuật được bà tự rèn luyện, học tập từ thuở nhỏ tại quê hương miền Bắc. Giọng hát của bà có âm vực rộng, nằm giữa nữ trung và nữ cao, nên thể loại nhạc bà hát cũng rất đa dạng, phong phú.
Thời kỳ đầu, bà đi hát theo chị là ca sĩ Thái Hằng ở các chiến khu Việt Minh với các bài tân nhạc thời kỳ đầu, hay các bài dân ca mới của Phạm Duy. Đến năm 1951, bà chính thức lấy nghệ danh Thái Thanh cho giống người chị Thái Hằng.
Năm 1951, bà theo gia đình Phạm Duy vào Sài Gòn lập nghiệp. Tại đây bà tiếp tục đi hát với các chủ đề về quê hương và tình cảm đôi lứa. Giọng hát của bà tỏ ra rất thích hợp với các loại nhạc đa dạng của nhạc sĩ Phạm Duy, từ những bài nhạc kháng chiến, nhạc quê hương, nhạc tình, nhạc xã hội, cho tới các bản trường ca đều được bà để lại một dấu ấn lớn. Bên cạnh đó, bà cũng là ca sĩ hát thành công rất nhiều ca khúc tiền chiến xưa, hay nhạc tình đương thời của các nhạc sĩ trẻ hơn.
Bà thật sự nổi tiếng trong thập niên 1950, được rất nhiều giới yêu thích từ giới trí thức cho tới bình dân. 9 Thai Thanh 6Bà được coi như một diva tầm cỡ nhất của Việt Nam thời đó. Tiếng hát của bà ngự trị trên khắp các chương trình ca nhạc truyền thanh, truyền hình của Việt Nam Cộng Hòa. Trong giai đoạn đầu thập niên 1970, bà cùng với ban hợp ca Thăng Long thường xuyên biểu diễn tại vũ trường ăn khách Đêm màu hồng.
Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Thái Thanh ở lại Việt Nam. Ban đầu bà được chính quyền mời biểu diễn các ca khúc cách mạng, nhưng Thái Thanh không chấp nhận. Do không có thái độ cầu thị, bà bị cấm hát suốt 10 năm, cho đến khi rời khỏi Việt Nam.
Năm 1985, Thái Thanh sang Hoa Kỳ định cư cùng với gia đình. Tại đây bà tiếp tục đi diễn, thâu âm, tham gia những đêm nhạc lớn cho mình. Bà là khách mời danh dự của nhiều đêm nhạc hội lớn của Paris By Night. Bà cũng được mời thu thanh trên nhiều CD của trung tâm Diễm Xưa. Tại quận Cam, bà cùng với nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi từng mở ra một lớp dạy hát, đào tạo ra một số ca sĩ trẻ.
9 Thai Thanh 8Năm 2002, bà chính thức tuyên bố giải nghệ sau một đêm diễn cùng với các con cháu. Tuy nhiên khoảng thời gian sau đó, thỉnh thoảng bà vẫn tham gia giọng hát của mình vào các đêm diễn với vai trò đặc biệt.
Năm 2005, một đêm nhạc thính phòng nhằm mang tên “Vinh danh Thái Thanh, tiếng hát vượt thời gian” được tổ chức tại Montreal, Canada, với sự tham gia của Thái Thanh cùng nhiều ca sĩ nổi tiếng của thế hệ sau như Tuấn Ngọc, Ý Lan, Trần Thu Hà,… Trong đêm nhạc này màn trình diễn của bà được đánh giá là xuất sắc, dù trước đó đã có nhiều nghi ngờ về tuổi tác, cũng như sức khỏe của bà.
Năm 2006, bà trở lại là nhân vật chính trong đêm nhạc “Thái Thanh và ba thế hệ”.
Clip : Ngày Tết của gia đình nghệ sĩ Thái Thanh – Ý Lan – Quỳnh Hương
Đánh giá
Giọng ca Thái Thanh được giới nghiên cứu đánh giá cao, và cũng là đề tài ca ngợi của giới văn nghệ sĩ tại miền Nam trước 1975 và tại hải ngoại sau 1975. Nhạc sĩ Phạm Duy, người song hành với Thái Thanh trong phần lớn các ca khúc của mình, 9 Ban Thang Long 4từng cho rằng không ai có thể thay thế được Thái Thanh trong sự diễn tả những sáng tác của ông.
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn là tác giả của nhiều bài viết về Thái Thanh, phần lớn là những bài phát biểu cảm tưởng. Theo ông, trường hợp của Thái Thanh là một “trường hợp hãn hữu”, và “Máu lửa, chiến tranh, bom đạn, chia cắt, người sống, người chết, nước mắt, mồ hôi, thấm nhập vào âm nhạc của chúng ta như thế nào, đều được phản ánh qua tiếng hát Thái Thanh.”
Bên cạnh đó, nhiều nhà phê bình, văn nghệ sĩ cũng có những bài nhận định về Thái Thanh, những bài này thường mang tính ca ngợi, như Thái Thanh – tiếng hát trên trời của Thụy Khuê, Thái Thanh – tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi của Đỗ Việt Anh, Nụ tầm thanh của Hoàng Hải Thủy… Giọng hát Thái Thanh được nhà văn Mai Thảo tặng cho một biệt danh mà sau này thường được người ta nhắc đến, một cách trân trọng, bên nghệ danh của bà : “Tiếng hát vượt thời gian”.
9 Thai Thanh 9Một số trích dẫn
- “Tiếng hát vượt thời gian” Mai Thảo
- “Tôi thấy được hết những hạch tuyến nơi cổ họng, những tế bào, những bộ phận lớn nhỏ đã phụ họa với nhau để phát ra những âm thanh trong, ấm, thanh tao và diệu kỳ kia. Tôi chưa gặp Thái Thanh lần nào cả, Steve ạ. Hãy nghĩ rằng cô trẻ, đẹp và đằm thắm như giọng hát của cô, và chỉ giữ lại từng đó thôi. Nếu ta nghiêng mình lệch đi một tý, bình diện với thời gian thay đổi, thì cô Thái Thanh đã ở bên kia tự bao giờ rồi, ví dụ năm ngàn năm về trước hoặc năm ngàn năm về sau.” Thích Nhất Hạnh
9 Thai Thanh 3- “Em hát cho vàng tan nát đá
Em hát cho anh biết ngậm ngùi”
Hoàng Hải Thủy
- “Sau khi nghe nàng hát, có khi chúng ta cảm thấy nơi chính mình một chút bâng khuâng, lúc bấy giờ có lẽ là niềm “nhớ nhung cõi trời” -mà Beaudelaire đã nói- dù sao giọng hát Thái Thanh vẫn không phải là giọng u buồn. Giọng Thái Thanh là một giọng ca hoan lạc, giọng hát của hạnh phúc ca xướng, giọng hát của hạnh phúc nói chung. Hãy nghe nàng vào lúc cao hứng nhất, khi giọng hát của nàng vụt nở như một nụ cười hiền dịu hướng về cõi đời này, hãy chăm chú lắng nghe… Giọng hát Thái Thanh lúc đó qua từng nhịp thơ và từng nhịp nhạc, như chỉ muốn nói với ta có một lời. Lời nói tình yêu.” Georges Etienne Gauthier (theo Wikipedia 

http://cafevannghe.wordpress.com/2013/07/02/nhung-my-nhan-sai-gon/

NHẠC SĨ ANH VIỆT THU (1939-1975)

ANH VIỆT THU

Thế hệ nhạc sĩ

sau cùng ở miền Nam

Tên thật Huỳnh Hữu Kim Sang, sinh năm 1939 tại An Hữu – Mỹ Tho  (Định Tường) nay là Tiền Giang. Tốt nghiệp Hòa âm Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn năm 1963.
Thụ huấn điều khiển giàn nhạc với nhạc trưởng Otte Soelner. Đệ trình luận án Âm-nhạc-học với đề tài : “Không có Tiếng Động trong Âm Nhạc” tại Nhạc viện Tokyo – Nhật Bản năm 1963. Trưởng Đoàn Văn Nghệ Tổng Hội Sinh Viên Quốc Gia niên khóa 1958-1959
Chủ tịch Sinh viên Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn 1963 – Hát với tuổi trẻ Biên Hòa (1960-1965) – Thành lập Đoàn Du Ca Phù Sa hát dạo từ Cần Thơ ra Huế trong những năm 1965-1966
Những ca khúc đầu tiên được phổ biến từ năm 1956 : Giòng An Giang, Đường Này Anh Về Đâu…
NHỮNG TÁC PHẨM CHÍNH:
- Dạ khúc Kim Sang (10 bài nhạc không lời cho vĩ cầm và dương cầm) Giải Cantorum Schola – La Mã 1962
- 20 ca khúc Anh Việt Thu phổ biến trong những năm 1964-1968
- Xuân Nguyễn Huệ (trường ca) Giải Đài Phát Thanh Sài Gòn 1966
- Đường chúng ta đi (liên ca)
Ngoài ra đã soạn thảo khoảng trên 200 ca khúc phổ thông. Cùng với Thiên Hà chủ trương chương trình “Phù Sa” ca-ngâm-diễn-đọc, và “Tuần báo Văn Nghệ Truyền Thanh” trên làn sóng phát thanh Sài Gòn (1966 -1968)
Chủ trương “Giờ Âm Nhạc Anh Việt Thu” trên đài Vô Tuyến Truyền Hình Việt Nam từ năm 1971
Hợp tác với hãng đĩa Việt Nam thực hiện một số album như “Bóng Mát Việt Nam”, “Rạng Đông Trên Quê Hương Việt Nam”… dự báo tín hiệu hòa bình đầy ấn tượng trong những năm 1972-1974
Do căn bệnh hiểm nghèo, sau 103 ngày vật lộn với thần chết qua các bệnh viện Rall, Tổng Y Viện Cộng Hòa, Y Viện Quảng Đông, người nhạc sĩ tài hoa ấy đã trút hơi thở cuối cùng hồi 2 giờ 40 phút ngày 15-03-1975 nhằm ngày mùng 3 tháng 2 năm Ất Mão.

Lời trần tình của Anh Việt Thu

Mùa xuân đó có em
… Là những bài tình ca mang bóng dáng những khuôn mặt người yêu và bạn bè, dĩ nhiên có chia ly từ giây phút sum họp, có đau khổ tận cùng trong hạnh phúc vời vợi trong niềm kiêu hãnh vô biên trong tuyệt vời của tuổi trẻ. Là những bài hát đã viết trong suốt quãng đời trẻ tuổi xem như những đóa hoa cỏ dại rải rác bên đường… Và là những dấu hằng năm tháng trên lưng con ngựa già. Không là tường trình đúc kết bởi chân, tác giả còn hơi thở nhịp đi, còn quờ quạng bò lết, còn chạy nhảy trèo leo, còn bồng bế nâng niu không hơn một loài dã thú giữa cội rừng già buồn hiu…
Lời cuối
Trong giây phút chờ đợi ấn hành, tác giả xin dành lại sự quyết định sau cùng, có thể bán hoặc cho không từng bài hay xóa bỏ tất cã những bài hát trong tuyển tập này và xin xem như không có tác giả trong cái xô bồ của làng nhạc ở đây nữa.
Trân trọng xin giới thưởng ngoạn nghệ thuật đón nghe và đón xem, nhưng đừng đợi chờ. Lời cuối cùng là lời chân thành cảm tạ và có thể là lời tạ từ, bởi chân, sự an nghỉ là linh dược cho người điên.
Để từ đó, tác giả yêu Phạm Công Thiện Và từ đó, thương Nguyễn Đức Sơn vô cùng… (AVT)

Cuộc đời của người nhạc sĩ

Nhạc sĩ Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang quê Cái Bè – An Hữu thuộc tỉnh Tiền Giang. Bút danh nầy theo lời anh Vũ Anh Sương (làm thơ – bạn của Anh Việt Thu ) xuất phát từ câu chuyện gia đình : tên Việt Thu là em trai của ông, do ông phải bảo bọc người em nên đặt tên như thế để nhớ trách nhiệm của mình tức “anh của Việt Thu”.
Anh Việt Thu hoạt động văn nghệ ở Sài Gòn vào những năm 70. Các bài hát của ông đã quá quen với chúng ta như Đa tạ, Người ngoài phố, Tám điệp khúc, Hai vì sao lạc, Người đi ngoài phố..
Vào năm 1964 nhạc sĩ Anh Việt Thu từ Sài Gòn lên Tây Ninh dạy học ở trường Nam (nay là trường PTTH Trần Hưng Đạo). Có thể nói ông là người đầu tiên đưa âm nhạc vào học đường thời ấy. Lớp học trò bây giờ ở trên tuổi ngũ thập tri thiên mệnh, vẫn còn nhớ bài hát mang điệu valse ngọt ngào mà thầy Thu đã dạy :
“Dòng An Giang sông sâu nước biếc, dòng An Giang cây xanh lá thắm,lã lướt về qua Thất Sơn….
“Dòng An Giang đáy nước in sâu, nhịp cầu tre ngắm bóng say sưa, nắng vẫn chiếu trên làn nước nhấp nhô…
“Đây những người thôn nữ xinh duyên dáng chuyền tay dắt nhau múc mấy vầng trăng đổ đi…”
Ông dạy nhạc có những nét độc đáo khó quên, lúc ngẫu hứng cùng thầy đi bộ từ chợ cũ – thị xã (nơi ông thuê nhà luật sư Đinh) xuống dốc sương mù Mít Một vào khu vườn sầu riêng của hai người bạn tên Muông -Trâm để vui chơi ca hát. Lương bổng thời đó rất khá (tương đương một chiếc xe Honda Nhật) nhưng do tánh nghệ sĩ nên cũng túng thiếu dài dài, có lần ông phải bán chiếc radio 3 band để trả tiền thuê nhà (nên nhớ thời đó có cái radio là quý, nghệ sỹ càng quý hơn vì để nghe nhạc của mình.)
Đời nghệ sỹ là vậy, xưa thi sĩ Hàn Mặc Tử từng than : Gió trăng có sẵn làm sao ăn?
Ông là một trong những người đưa những âm điệu nhẹ nhàng bình dân vào nhạc cùng với các nhạc sỹ Trúc Phương, Châu Kỳ, Minh Kỳ. Lam phương… (Như điệu boléro, ballade, habanera…) và đã từng đỗ hạng ưu khoá I trường quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn.
Theo nhạc sĩ Nguyễn Quốc Đông kể :
- Trong một dịp xuống Cẩm Giang vào năm 2005, tôi được Vũ Anh Sương cho xem bức thư ông gửi khi sáng tác xong ca khúc Đa Tạ, lời thư rất cảm động : “Mình vừa sáng tác xong 2 bài, độ trung tuần tháng tư trở đi cậu đón nghe đó là Chân dung và Đa tạ. Hiện mình chưa in ronéo, cuối tháng tới mình in luôn, cậu nhớ mua cái radio nho nhỏ nghe nhạc mình xem sao? Mình vẫn sống vất vưởng cù bất cù bơ…(thư đề ngày 31/3/66)
Cũng vào thời ấy, nhạc sĩ Anh Việt Thu phổ một bài thơ hay của thi sĩ Trường Anh, một nhà giáo ở Gò Dầu, bài “Mưa Cẩm Giang” trích trong tập thơ “Mưa Đêm Nay” xuất bản năm 1964 được thi sĩ Vũ Hoàng Chương đề tựa.
Năm 1972,nhạc sĩ Anh Việt Thu là một trong 12 nhạc sĩ du ca có mặt trong tuyển tập nhạc “Hát cho những người sống sót “ (Bút nhạc xuất bản 1973) ông đã viết : Một ngày Việt Nam thơm lừng hòa bình, một ngày Việt Nam bay tràn thế giới…
Đến năm 1975 ông qua đời tại Sài Gòn, hiện còn người vợ là bà Trần Nữ Hiệp và con trai Việt Bằng sống ở Sài Gòn.
Còn nhà thơ Thiên Hà viết về người bạn thân :
- Với Anh Việt Thu phải nói là người bạn thâm giao của Thiên Hà. Anh Việt Thu đã phổ nhạc rất nhiều bài thơ của Thiên Hà và bài nào cũng nổi tiếng đi vào lòng người cho đến tận hôm nay như : Gió Về Miền Xuôi, Nhớ Nhau Hoài, Xa Dấu Ngựa Hồng…v..v.
Do cơn bệnh hiểm nghèo những ngày cuối đời Anh Việt Thu tâm sự với Thiên Hà , anh mơ ước có một căn nhà bên cạnh dòng sông như ở Tân Qui, đường Trần Xuân Soạn hay Bình Đông. Có lẽ anh muốn ngắm nhìn dòng nước mỗi ngày như ở vùng An Hữu quê anh thời thơ ấu.
Khi Thiên Hà đẩy xe đưa Anh Việt Thu vòng quanh bệnh viện cho khuây khỏa chuyện các thầy thuốc đã bó tay. Qua khoảng sân còn sót từng giọt nắng chiều Anh Việt Thu nhìn bầu trời bao la mà thèm những bông hoa nắng. Hiểu ý bạn Thiên Hà hái một đoá Mẫu Đơn bên vệ đường an ủi, động viên bạn mình. Nhưng rồi cơn bệnh nan y đã ngắt đi cuộc sống của nhạc sỹ Anh Việt Thu tại Y viện Quảng Đông (nay là Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) Sài Gòn lúc 2giờ 40 ngày 15 tháng 03 năm 1975 và đưa đi an táng tại quê nhà.
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn viết :
- Anh Việt Thu mất sớm. Những ngày còn làm việc tại Phòng Văn Nghệ thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị (do Thiếu Tá Ðinh Thành Tiên, tức Thi sĩ Tô Thùy Yên làm trưởng phòng), Anh Việt Thu chắc chỉ mời ngoài 30 tuổi. Nếu chúng tôi nhớ không lầm thì khi ấy, cùng làm việc trong Phòng Văn Nghệ còn có nhạc sĩ Trần Thiện Thanh tức ca sĩ Nhật Trường nữa. Chính trong thời gian này, Anh Việt Thu khám phá bị ung thư nhiếp hộ tuyến (hay phổi?) rồi qua đời.
Như thế ca khúc “Dòng An Giang” hẳn đã được Anh Việt Thu viết vào những năm ông còn rất trẻ, ở độ tuổi chưa đến 20, vì bài hát đã nổi tiếng trước đó nhiều năm.
Những người quen biết Anh Việt Thu cho biết, ông là người ít nói. Ông hiền lành và sống với bạn bè rất nhiệt tình.
Có một thời ông muốn làm nhà xuất bản nhạc, nhưng hình như chỉ in được một, hai tập nhạc ngoại quốc lời Việt, rồi thôi.
Có thể coi Anh Việt Thu là thế hệ nhạc sĩ sau cùng sinh trưởng tại miền Nam (nếu lấy ngày 30/04/1975 làm dấu mốc) những người viết nhạc với tâm hồn đôn hậu của người miền Nam, ít cầu kỳ, cả trong giai điệu lẫn ca từ. Nghe nhạc Anh Việt Thu người ta nghĩ đến những kinh rạch chứ không phải những ao hồ. Ao, hồ có một vẻ gì đó u uẩn, tù túng. Kinh, rạch, như lòng người miền Nam, khi thủy triều rút đi, khô cạn, phơi mở không còn gì giấu giếm, lúc thủy triều trở lại, lại kín đáo, tràn đầy. Như bài “Dòng An Giang”.
“Tám Ðiệp Khúc” của Anh Việt Thu là một tình khúc. Nhưng ông đã nhập cái tình riêng của mình vào với tình yêu quê hương, đất nước. Một đất nước tràn ngập điêu linh, tang tóc, mỗi tiếng hát như một lời thở than, kêu gọi yêu thương nhiều hơn là tỏ tình. Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn có lần nói rằng, ông rất thích bài hát này của Anh Việt Thu, mặc dầu nghe cả bài trong một lúc khó nắm bắt tác giả nói gì, nhưng nghe từng đoạn tách rời, âm điệu day dứt của nó làm cho rất buồn…
Những nhạc phẩm thành danh của Anh Việt Thu

Đa tạ

Tôi xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng, / Ngày nao súng phải lạnh lùng.  / Nắng hạ vàng rưng rưng mây trắng / Ôi mây xõa tóc nghiêng nghiêng. / Xin đa tạ người em bé bỏng mặn mà, / người em bé bỏng thật thà. / Nắng hạ vàng rơi phủ bờ vai. / Lời ai ru gió hiu hiu buồn.
Tôi xin đa tạ lời ca tiếng ru ru mềm, / lời ca tiếng ru êm đềm  / Ôi lời ca đã xua chinh chiến / ru chim trắng trắng tung bay. / Xin đa tạ giòng máu thắm đỏ ruộng cây, / Giòng máu vẫn chảy miệt mài / Xin lời ru xua hãi hùng đi./ Lời ai ru gió hiu hiu buồn.
(Lời 2)
Tôi xin đa tạ mồ hôi nhỏ giọt dầm dề / Mồ hôi nhỏ giọt tràn trề / Trên đồng sâu hay trên ruộng lúa / xanh thăm thẳm mắt em thơ / Xin đa tạ lời ca ấp ủ vỗ về / Lời ru ấp ủ não nề / Nắng hạ vàng rơi phủ bờ vai / Lời ai ru gió hiu hiu buồn.
Tôi xin đa tạ lời ca lời ca đã xua bạo tàn / Lời ru đã xua phũ phàng / Nắng hạ vàng rưng rưng mây trắng / ôi mây xõa tóc nghiêng nghiêng. / Xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng / ngày nao súng phải lạnh lùng. / Xin lời ru xưa hãi hùng đi. / Lời ai ru gió hiu hiu buồn

Tám điệp khúc

Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu / Bàn tay năm ngón mưa sa / Dìu anh trong tiếng thở / Đưa tiễn anh đi vào đời / Mẹ Việt Nam ơi! Hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về
Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu / Bàn tay đón gió muôn phương / Bàn tay đan gối mộng / Đưa tiễn anh đi vào đời / Mẹ Việt Nam ơi ! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời
Tiếng hát hát trên môi / Giấc ngủ ngủ trong nôi / Một đàn, đàn chim nhỏ bay khắp trời Việt Nam mến yêu / Ôi tiếng chim muông gọi đàn / Mẹ Việt Nam ơi! Con xin dâng hiến trọn cả đời
Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu / Nằm nghe tiếng hát đu đưa dìu anh trong giấc ngủ / Ôi tiếng ru ru ngọt ngào / Mẹ Việt Nam ơi ! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời
Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu / Từng đêm ấp ủ trong tim / Từng đêm khe khẽ gọi / Anh nhớ thương em từng giờ / Mẹ Việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời
Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu / Trùng dương sóng nước bao la / Trùng dương vang tiếng gọi / Ôi sóng thiêng em về Trời / Mẹ Việt Nam ơi! con xin ghi xin khắc nguyện lời thề
Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu / Rừng thiêng lá đổ âm u / Rừng thiêng vang tiếng gọi / Ôi núi thiêng em về nguồn / Mẹ Việt Nam ơi ! con xin ghi xin khắc nguyện lời thề

NHỚ NHAU HOÀI

(Nhạc Anh Việt Thu – lời thơ Thiên Hà)
Em ở nơi nào ? / Có còn mùa xuân không em / Rừng ngàn lá gió / Từng đêm nhắc nhở thì thầm / Nắng ở trên đầu nắng trong lòng phố / Gió ở trên non gió cuốn mây về
ĐIỆP KHÚC
Sao em vẫn ngồi mà nghe cô đơn / Mà nghe nức nở trong hồn / Và thương đôi mắt nhỏ em buồn / Vì mình yêu nhau / Vì mình thương nhau nên mới giận hờn / Vì mình xa nhau nên nhớ nhớ nhau hoài
Em ở nơi nào ? / Có còn mùa xuân không em / Rừng ngàn lá gió / Từng đêm nhắc nhở thì thầm / Mai lỡ không về chắc anh buồn biết mấy / Dáng nhỏ xuân xưa cũng nhớ đêm ngày
Quế Phượng (Tổng hợp)
http://cafevannghe.wordpress.com/2010/02/26/nh%E1%BA%A1c-si-anh-vi%E1%BB%87t-thu-1939-1975/ 

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Elvis Phương's Collection By Cocongidau

Elvi's Phương Tổng Hợp [WAV/NRG]

Elvi's Phương-Tình Ca Cho em (1989) [WAV]

Elvi's Phương 2- Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang [NRG]

Elvi's Phương 3- Người Tôi Yêu LADY [NRG]

Elvi's Phương 4-Tình Muộn [WAV]

Elvi's Phương 5-Giết Người Trong Mộng[WAV]

Elvi's Phương 7: Elvi's Phương-Tuyệt Diệu Tình Yêu [WAV]

Elvi's Phương 8-Đàn Bà[Wav]

Elvis Phương 9-Tình Ca Phượng Hoàng 2 [NRG]

Elvi's Phương 11- Mong Đợi Ngậm Ngùi [WAV]

Elvi's Phương 14-Tình Ơi ! Tình Đau (1995) [NRG]

Elvi's Phương 15- Em Cứ Đi [WAV]

Elvis Phương 18 - Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa [WAV]

Elvi's Phương 19- Tôi Bán Đường Tơ [WAV]

Elvis Phương 21-Nha Trang Ngày Về [WAV]

Elvis Phương-Elvis Và Tôi [WAV]

Elvis Phương-Tình Khúc Phượng Hoàng [NRG]

Làng Văn 049: Elvi's Phương,Hương Lan- Trên Đỉnh Đau Thương (1989) [WAV]

Bích Thu Vân 16: Elvi's Phương,Julie-Tình Xa Vắng [WAV]

Elvis Phương - Khi Ta Yêu Nhau Vol.1 (2004) [NRG]

Elvis Phương - Khi Ta Yêu Nhau Vol. 2 (2007) [NRG]

Thanh Lan 08: Elvi's Phương,Hương Lan-Chiếc Bóng Bên Đường [WAV]

Elvi's Phương-Tình Khúc Trịnh Công Sơn Vol1 (2004) [WAV]

Elvi's Phương-Tình Khúc Trịnh Công Sơn Vol2 (2005) [NRG]

Elvi's Phương- Đừng Trách Gì Nhau (2005) [NRG]

Elvi's Phương- Huyền Thoại Người Con Gái (2005) [NRG]

Elvi's Phương- SàiGòn Em Và Tôi (2006) [NRG]

KNCD05: Kiều Nga.Elvi's Phương -Tình Yêu Còn Lại [WAV]

Thúy Anh 58-Elvi's Phương,Kiều Nga-Nhớ Người Tình Xưa [WAV]

Elvi's Phương- Mai (2007) [NRG]

Giáng Ngọc CD: Kiều Nga,Ngọc Lan,Elvis Phương-Tình Nhớ [WAV]

Phương Nam Film: Elvis Phương-Mười Năm Tình Cũ [NRG]

Nhạc Vàng 44 : Elvis Phương, Khánh Ly -Giọt Nước Mắt Ngà (Pre 75) [WAV]

Lệ Hằng CD02: Kiều Nga,Ngọc Lan,Elvi's Phương-Những Tâm Hồn Hoang Lạnh [NRG]

Kim Lợi Studio: Elvi's Phương,Hà Phương,Hồng Vân-Giọt Nắng Bên Thềm (1996) [WAV]

Lạc Vũ CD : Elvi's Phương-Không...Cho Anh Xin Số Nhà [NRG]

Lạc Vũ CD : Elvi's Phương-Tát Nước Đầu Đình (2005) [NRG]

Lạc Vũ CD : Elvi's Phương-Tình Khúc Trịnh Công Sơn (2004) [NRG]


---
http://www.hdvietnam.com/diendan/183-nhac-viet-nam/208529-fshare-elvis-phuongs-collection-cocongidau-wav.html

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Tuyển Chọn Những Bản Nhạc Audiophile Vocal Trên HDvietnam

http://www.hdvietnam.com/diendan/185-nhac-khong-loi/173367-tuyen-chon-nhung-ban-nhac-audiophile.html