Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

KIM CHUNG - CLASSIC GUITAR [FLAC] (2CD) (L2BITS)OPEN ORIGINAL ARTICLE

Kim Chung - Classic guitar [FLAC] (2CD) (L2Bits)open original article
Sat Mar 30, 2013 02:02 from HDVNbits.Org Torrents by Ron (Ron@Hdvnbits.org)
Close
image
image

Đôi nét về nghệ sĩ guitar Nguyễn Thị Kim Chung:

Nồng nàn với tremolo

Cho đến nay, Kim Chung được xem là guitarist đầu tiên ở VN “dám” thực hiện và tung ra thị trường một album độc tấu của mình với tên gọi Recuerdos de tremolo (Hoài niệm về tremolo)

Gặp Kim Chung, khó ai có thể ngờ một cô gái có thân hình mảnh dẻ, nhỏ nhắn, nhất là đôi bàn tay gầy guộc với những ngón không dài là một tài năng môn guitar classic. Cô hiện được coi là... của hiếm! Hiếm vì bản thân độc tấu guitar cổ điển là một nghề khó, đòi hỏi không chỉ ở năng khiếu bẩm sinh, ở cường độ tập luyện mà còn ở sức khỏe, tính chất sàng lọc rất gắt gao ngay cả với nam giới.

Ở “đầu vào” hằng năm tại các nhạc viện, các trường nghệ thuật, số thí sinh nữ được tuyển cho bộ môn guitar bao giờ cũng chỉ chiếm một tỉ lệ rất thấp và theo thời gian, càng học lên cao, “tỉ lệ” này càng rơi rụng. Vì vậy, những gương mặt nữ tốt nghiệp cử nhân nghệ thuật chuyên ngành guitar, tính trong cả nước cũng không có mấy người, còn được học bổng, sang tới xứ sở của Tây ban cầm để trực tiếp thọ giáo các môn đệ của Segovia như Kim Chung thì hiện nay, cả nước dường như cũng mới thấy có một.

Thách đố với bàn tay trái

Ba mẹ Kim Chung sinh sống bằng nghề kinh doanh nhưng cả 6 anh chị em cô đều có “máu” văn nghệ. Những khi rảnh rỗi, cả nhà xúm lại ca hát và tiếng đàn guitar tài tử của mấy ông anh đã mê hoặc cô em gái ngay từ khi cô còn rất nhỏ. Mười một tuổi, cô khệ nệ “ẵm” cây đàn cao quá khổ sang nhà ông nhạc sĩ hàng xóm Lê Vinh Phúc xin được “vỡ lòng” và 15 tuổi, cô đậu vào Nhạc viện TPHCM, học một “lèo” hơn 10 năm thì tốt nghiệp xuất sắc hệ đại học chính quy.
. Giải II cuộc thi Tài năng trẻ guitar TPHCM mở rộng 1997.

* Giải Biểu diễn bài VN xuất sắc nhất.

* Giải Nữ nghệ sĩ guitar xuất sắc nhất.

* Tốt nghiệp xuất sắc hệ đại học chính quy năm 1999.

* Nhận học bổng du học Tây Ban Nha (AECI) năm 2001.

* Nhận bằng tốt nghiệp khóa cao học chuyên ngành guitar do Nhạc viện Hoàng gia Madrid - Tây Ban Nha trao năm 2003.

* Hiện là giảng viên khoa guitar Nhạc viện TPHCM.

Cô được giữ lại trường làm giảng viên và 2 năm sau, nhận học bổng của Tổ chức AECI đến Nhạc viện Hoàng gia Madrid - Tây Ban Nha để hoàn thành cao học chuyên ngành guitar với giáo sư Jose Luis Rodrigo, một nhà sư phạm lỗi lạc mà chỉ với chuyện được ông nhận làm học trò đã là một vinh dự.

Theo các chuyên gia về guitar cổ điển thì những người có bàn tay ngón ngắn như Kim Chung mà chọn môn guitar là làm chuyện thách đố với bàn tay trái, phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba mới bằng người. Ngày mới tập bấm, những ngón tay bé xinh non nớt không ít lần bị bầm sưng đến rỉ máu song vì quá say mê, sự đau đớn đối với Kim Chung trở thành “chuyện nhỏ”.

Những năm trung cấp cũng chưa thấy gì ghê gớm nhưng vào đến đại học, phải vật lộn với những bài tập khó, cô mới thấm hết sự nhọc nhằn ở cây đàn mà mình đeo đuổi. Mỗi ngày, luyện ngón đến 4 - 5 tiếng đồng hồ vẫn cảm giác như “chân trời” hãy còn ở vô tận. Khi nhìn thấy con gái ốm yếu ngồi thở dốc sau mỗi cữ tập đàn, ba mẹ cô xót lòng, khuyên nên chuyển sang học một nghề khác, bình thường và ổn định hơn cho cuộc sống tương lai của một người phụ nữ.

Nhưng Kim Chung lại thấy dường như số phận đã gắn chặt cuộc đời cô với cây đàn vất vả này, cho dù giờ đây, buông guitar ra, cô dư sức “sống khỏe” bằng vốn liếng tiếng Tây Ban Nha hoặc nối nghiệp ba mẹ mưu sinh nhẹ nhàng bằng nghề sản xuất và buôn bán bàn bi-da. Khởi đầu chỉ là học vì thích, song năng khiếu trời cho lộ dần qua năm tháng đã giúp cô không thối chí, vượt qua hết những đèo dốc của thử thách để trở thành một guitarist chuyên nghiệp.

Đến chết cũng còn phải học

Ngày đầu tiên đặt chân đến Nhạc viện Hoàng gia Tây Ban Nha tại thủ đô Madrid, Kim Chung không khỏi ngỡ ngàng khi biết được khóa cao học mà cô tham dự tổng cộng chỉ có... hai người: Kim Chung và 1 nam sinh viên người Mỹ! Càng hồi hộp hơn khi cô ra mắt giáo sư của mình: nghệ sĩ Jose Luis Rodrigo, vốn từng là học trò giỏi nhất của danh cầm Andres Segovia.

Gặp cô, ông hỏi cô muốn học gì. Nghe cô lúng túng trả lời rằng mình còn thiếu đủ thứ, cái gì cũng muốn học, ông cười: “Chính tôi đây cũng còn thiếu nhiều thứ, đến chết cũng còn phải học!”. Để được học ông, Kim Chung đã phải trải qua hai cuộc thi gay go và khi nghe cô biểu diễn kỹ thuật tremolo (reo dây), ông gật gù ngạc nhiên và ra vẻ thích thú khi nghĩ rằng ở đất nước VN xa xôi mà sao bộ môn guitar quê ông lại được truyền dạy một cách tinh tế đến vậy.

Học bổng ban đầu chỉ cấp cho 1 năm nhưng căn cứ vào kết quả học tập, cô được nhà trường xét cấp tiếp tục cho năm sau. Nhận xét về tiếng đàn của cô học trò VN của mình, giáo sư J.L. Rodrigo thường dùng chữ “bonito” (xinh xắn). Hết 2 năm, cô được thầy giáo giới thiệu ở lại tiếp tục học lên bậc cao hơn nhưng khi ấy, ở nhà, mẹ đang trở bệnh nặng, cô đành chia tay người thầy Tây Ban Nha đáng kính với lời hẹn “mong gặp lại” của thầy.

Trong thời gian 2 năm ở Madrid, nhằm hoàn thiện trong việc xử lý phần hồn của tác phẩm, Kim Chung đã dành hết những giờ rảnh để học tiếng Tây Ban Nha và trang bị những kiến thức về văn hóa của đất nước này. Cô trích tiền học bổng đến Viện Casa Patas, nơi chuyên dạy mọi thứ thuộc về flamenco (hát, múa, đánh trống, đàn...) để luyện thêm ngón đàn, để hiểu thêm “nỗi buồn sâu sắc” của thể loại này, vốn xuất phát từ miền Nam nghèo khó của đất nước bò tót. Vào những ngày hè, thay vì về nước thăm gia đình như đa số sinh viên nước ngoài ở Tây Ban Nha, Kim Chung sang Đức ghi danh học lấy thêm chứng chỉ Master về guitar classic. Cô đã tận dụng toàn bộ quỹ thời gian ngắn ngủi ở xứ người để bổ sung kiến thức cho mình, đúng như lời khuyên của vị giáo sư khả kính Rodrigo.

Hòa quyện hai trong một

Trở lại với công việc của một giảng viên guitar của Nhạc viện TP, Kim Chung hiện có khá nhiều học trò thuộc nhiều độ tuổi, thành phần và quốc tịch khác nhau. Cô tất bật từ sáng cho đến khuya, công việc chủ yếu là dạy học, thỉnh thoảng mới có dịp biểu diễn ngón nghề trước công chúng trong những buổi hòa nhạc ở Nhạc viện, hoặc ở “cái nôi” guitar cổ điển Trung tâm Văn hóa Phú Nhuận. Như vậy là quá ít và quá phí cho một tài năng được học hành tử tế như Kim Chung.

Ở cương vị nào, một nghệ sĩ biểu diễn hay một cô giáo, Kim Chung cũng đều thể hiện hết năng lực và trách nhiệm. Nhạc sĩ Bùi Thế Dũng, một trong những người thầy dìu dắt Kim Chung trong nhiều năm, đã nói về cô học trò và bây giờ là đồng nghiệp của mình rằng: “Đó là một nữ nghệ sĩ guitar nổi trội, có tiếng đàn đằm thắm, có kỹ thuật reo dây đều, sáng đẹp và nồng nàn; một người thầy rất tận tụy với học trò. Cả hai tính chất tưởng như trái ngược - nghệ sĩ và nhà sư phạm - lại hội tụ được trong một con người, là một điều hiếm có”.

Có lẽ vì dành nhiều thời gian cho sự tận tâm với học trò và nồng nàn với “tremolo” nên Kim Chung dường như đang “bỏ quên” cuộc sống riêng tư. Một mình tất tả đi về, lên xuống trong một căn phòng đơn chiếc nằm tít trên lầu 8 của một chung cư. Thỉnh thoảng, máy di động hiện lên tin nhắn “kẻ hâm mộ vô hình”, không biết chủ nhân của nó thật giả như thế nào càng khiến cô gái mảnh mai thêm ngại ngùng. Vào những đêm trời trong, cô ôm đàn tựa cửa nhìn trăng, rải những nốt dịu dàng của bài Romance để tự ru hồn mình, lắng nghe hương vị của chất men hạnh phúc vừa gần vừa xa, chờ đợi một tremolo không chỉ nồng nàn trên phím đàn mà ngấm tỏa vào cả cuộc sống đời thường của một thiếu nữ, đã trót vận vào mình những đam mê... không đời thường.

Track list:

Recuerdos de tremolo (2006):
01 - Romance (transcribed by Kim Chung) - Anon
02 - Study No.5 - F.Sor
03 - Allegro (Sonate brillant op.15) - M.Giuliani
04 - Recuerdos de la Alhambra - F.Tarrega
05 - Allemande (Suite in A minor) - M.Ponce
06 - Leyenda - Isaac Albeniz
07 - Una Limosna por el amor de Dios - A.Barrios
08 - Prelude (Suite in A minor) - J.S.Bach
09 - Ave Maria - F.Schubert
10 - Sakura - Japanese folk song

Giấc mộng vườn hoa (Sueno en la floresta) (2007):
01 - Canon in D major (Ensemble) - J. Pachelbel
02 - Ave Maria (Ensemble) - J.S. Bach - C. Gounod
03 - Concerto in D major - A. Vivaldi
04 - Feste Lariance - L. Mozzani
05 - Gavotte (Suite in A minor) - M. Ponce
06 - Giac Mong Vuon Hoa (Sueno en la floresta) - A. Barrios
07 - Waltz no. 7 - J.S. Bach - C. Gounod
08 - Ave Maria - J.S. Bach - C. Gounod
09 - Hoai Cam (Nostalgia) - Cung Tien
 
http://hdvnbits.org/details.php?id=35640 

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Một góc nhìn nhạc trẻ miền Nam trước 75!

Trước 30/4/1975, nhạc nhẹ nói chung và nhạc rock nói riêng gần như chỉ có ở miền Nam ... Vậy tại Sài Gòn ai là những người tiên phong cho trào lưu nhạc rock?

Năm 1954, dù người Pháp rút khỏi Việt Nam, nhạc Pháp vẫn còn hằn sâu trong sinh hoạt âm nhạc xã hội, nhưng khi người Mỹ đổ quân đến miền Nam thì nhạc Pháp cũng lùi dần nhường bước cho làn sóng văn hóa Mỹ. Cuối thập niên 1950 - đầu thập niên 1960 có thể nói nhạc trẻ Sài Gòn đã hình thành, nhưng nó thật sự gây được ấn tượng mạnh mẽ với công chúng trẻ là từ năm 1963.


Ban nhạc the Enterprise

Cũng từ cái mốc năm 1963 cho đến trước ngày 30/4/1975, Sài Gòn nhộn nhịp với những đại nhạc hội. Đại nhạc hội thời ấy có hai loại: đại nhạc hội dành cho giới bình dân, biểu diễn tại rạp Quốc Thanh và rạp Hưng Đạo vào mỗi buổi sáng Chủ nhật với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng thời đó như: Chế Linh, Duy Khánh... Hát nhạc kích động “bình dân” tiêu biểu có Hùng Cường - Mai Lệ Huyền, Khánh Băng - Phùng Trọng với những bản nhạc twist, agogo như Một trăm phần trăm, Gặp nhau trên phố.... Ngoài ra, có một đại nhạc hội khác gọi là đại nhạc hội kích động nhạc, tiền thân của nó là những ban nhạc học sinh của trường Taberd (nay là trường Trần Đại Nghĩa - 20 Lý Tự Trọng, quận 1). Đại nhạc hội kích động thường được tổ chức tại trường Taberd, Thảo cầm viên hoặc sân vận động Hoa Lư. Đây là nơi trình diễn của những ban nhạc trẻ không hát những loại nhạc “bình dân” và trong đó có những ban nhạc rock thực thụ.

Giai đoạn đầu các ban nhạc trẻ nói chung chủ yếu là hát nhạc ngoại quốc bằng tiếng Anh hoặc Pháp, các ban nhạc rock thì cover lại những bản nhạc chủ yếu của Anh, Mỹ.

Thời gian cuối thập niên 1960 và nhất là vào đầu thập niên 1970, nhạc trẻ Sài Gòn có một sự chuyển biến đáng chú ý: đó là trào lưu “Việt hóa” các ca khúc Âu - Mỹ. Mở đầu cho trào lưu này có thể nói đến nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng, anh đã chuyển soạn lời Việt cho các ca khúc được nhiều người yêu mến như: Búp bê không tình yêu (Poupée De Cire, Poupée De Son), Gõ cửa 3 tiếng (Knock Three Times), Chuyện Phim Buồn (Sad Movies), Lãng du (L’Adventura), Anh thì không (Toi Jamais) v.v... Sau đó nhiều ban nhạc, nhiều nhạc sĩ khác cũng đã soạn lời Việt cho nhiều ca khúc ngoại quốc khác, trong đó có cả nhà báo Trường Kỳ...

Nhưng trong trào lưu “Việt hóa” có lẽ điều đáng chú ý nhất là các nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà, với ban nhạc Phượng Hoàng, đã đi một bước xa hơn là sáng tác những ca khúc nhạc trẻ Việt Nam đầu tiên với những bài hát đi vào lòng người như Hãy ngước mặt nhìn đời, Tôi muốn... đặt nền móng đầu tiên cho những ca khúc nhạc trẻ Sài Gòn.

Về các ban nhạc trẻ, một trong những ban nhạc gây ấn tượng nhất đó là Strawberry Four gồm Tuấn Ngọc (guitar), Đức Huy (guitar), Tiến Chỉnh (bass, trước đó là Billy Chane), Tùng Giang (trống). Đây được xem là ban nhạc “nhà giàu” với những chiếc đàn, amplie Fender làm “lé mắt” dân chơi nhạc, trên sân khấu họ toàn bận complet lịch lãm và nhất là tạo được “danh giá” khi Trawberry Four là ban nhạc Việt Nam đầu tiên và duy nhất được lên đài truyền hình Mỹ (phát tại Sài Gòn).


Ban nhạc The Black Caps

Nhạc rock đã xuất hiện trong bối cảnh của nhạc trẻ Sài Gòn như trên. Tuy nhiên, lịch sử nhạc rock Sài Gòn có liên hệ mật thiết đến sự có mặt của quân đội Mỹ, những club mọc lên như nấm của người Mỹ tại Sài Gòn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lực lượng nhạc rock, nhất là từ năm 1965 khi người Mỹ có mặt thật đông đảo tại “hòn ngọc Viễn Đông” và các tỉnh phụ cận. Đây cũng là giai đoạn chuyển hướng mạnh mẽ nhất của nhạc trẻ Sài Gòn, và là thời điểm xuất hiện khá nhiều ban nhạc chơi rock Mỹ, khác với trước đó dân chơi nhạc và nghe nhạc vẫn còn yêu chuộng những ca khúc trữ tình của các nhạc sĩ Việt Nam như Đặng Thế Phong, Dương Thiệu Tước... và các ca khúc Pháp.



Tuy nhiên dấu mốc phát triển của rock có thể kể đến sự kiện đại nhạc hội kích động nhạc do “Hội đồng quân nhân cách mạng” Sài Gòn tổ chức sau khi lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Đại hội kích động nhạc này được tổ chức tại Đại Thế giới (nay là Trung tâm Văn hóa Q.5) vào năm 1963, qui tụ hầu hết các ban nhạc trẻ đang hoạt động tại Sài Gòn thời ấy và đây cũng là một tiền đề để sau đó những đại hội kích động nhạc được tổ chức thường xuyên.
Theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thì: “Trước 30/04/75 có những ban nhạc “thuần” rock như The Black Caps, The Rockin’ Stars, The Interprise, Les Pénitents, The Crazy Dog, CBC... Trong đó The Rockin’ Stars và The Black Caps được xem như những ban nhạc rock đầu tiên của Sài Gòn. CBC cũng xuất hiện khá sớm (khoảng 1962) nhưng thời đó còn là một ban nhạc thiếu nhi chơi rock và khi lớn lên CBC được xem là ban nhạc “đệ nhất kích động nhạc” thời ấy”.


Elvis Phương và The Rockin’Stars

Ca sĩ Elvis Phương thành viên của Rockin’ Stars cho biết: "Ban nhạc thành lập năm 1960 với thành viên: Nguyễn Trung Lang (bass guitar), Nguyễn Trung Phương (rythm guitar), Jules Tampicanou (lead guitar), Đặng Hữu Tòng (tenor saxophone), Lưu Văn Hùng (trống) và Elvis Phương (ca sĩ). Năm 1961 có thêm 2 thành viên mới là Jean jacques Cussy va Nicole. Cuối naăm 1961 có thêm ca sĩ Billy Shane. Ban nhạc The Black Caps ra đời vào cuối năm 1960 với: Thanh Tùng (guitar), Paul Doãn (ca sĩ)... Phong trào nhạc trẻ hình thành trong giới học sinh của trường trung học Jean Jacques Rousseau (nay là trường cấp 3 Lê Quý Đôn), vì vậy hai ban nhạc này đa số là học sinh của Jean Jacques Rousseau chỉ có Nicole là của Marie Curie và Billy Shane là của Taberd".

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng cho biết: “Các ban nhạc rock trước giải phóng chủ yếu là cover các bản nhạc rock Mỹ, cũng có một số ca khúc được những “rocker” Việt sáng tác, nhưng chủ yếu là viết lời bằng tiếng Anh để trình diễn trong những club của Mỹ”. Ban nhạc Phượng Hoàng của Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà ra đời khá trễ (1970). Tuy nhiên đây có thể nói là một ban nhạc “Việt hóa” triệt để: sáng tác ca khúc Việt cho rock, hát lời Việt và cái tên cũng “thuần Việt” giữa vô vàn các tên ban nhạc bằng tiếng Anh đang hiện hành. Ca khúc rock viết bằng tiếng Việt của Nguyễn Trung Cang, được nhiều người biết đến đó là bản Mặt trời đen, đây có thể xem là bản nhạc rock Việt đầu tiên khá tiêu biểu của giới rock Sài Gòn.

http://www.hdvietnam.com/diendan/121-ban-luan-am-nhac/379408-mot-goc-nhin-nhac-tre-mien.html

CHÚNG TA BIẾT GÌ VỀ NHẠC SĨ HOÀNG TRỌNG?

Tác giả : Du Tử Lê,

Dường như lịch sử văn học, nghệ thuật của quốc gia nào, thời kỳ nào cũng có những tài năng lớn, được nhiều người cùng giới đánh giá cao. Nhưng mức độ phổ cập trong quần chúng, lại không tương ứng với những cống hiến lớn lao của họ. Tôi trộm nghĩ, cố nhạc sĩ Hoàng Trọng là một trong những trường hợp này.

Từ trái qua: Hoàng Trọng, Duy Trác, Thanh Sơn, Kim Tước, Tuyết Anh, Ánh Tuyết, Mai Hương (Nguồn Cỏ Thơm)
Tôi biết nhiều người thuộc lòng một số ca khúc của họ Hoàng. Vậy mà khi hỏi tên tác giả, thì họ lại không biết, hoặc không dám chắc đó là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Trọng.
Cụ thể như ca khúc “Hai Phương Trời Cách Biệt”, tôi nghĩ, đôi lần chúng ta đã nghe qua. Đã rung động với giai điệu và, ca từ lãng mạn tới nao lòng của họ Hoàng:
Ánh nắng chiều thoáng phai rồi / Hoàng hôn khơi thương nhớ tới xa xôi / Nhớ mãi nhớ muôn đời / Một chiều em khóc trong hồn tôi / Góp hết lại những câu thề / Trả lại cho nhau lúc chia ly / Cố nuốt bao nhiêu lệ / Nhìn theo duyên kiếp đi không về…”
(Nhạc và lời Hoàng Trọng. Theo dactrung.com)
Hoặc:
Ngày xưa xa xôi em rất yêu màu tím / Ngày xưa vô tư em sống trong trìu mến / Chiều xuống áo tím thường thướt tha / Bước trên đường gấm hoa / Ngắm mây chiều lướt xa / Từ khi yêu anh anh bắt xa màu tím / Sầu thương cho em mơ ước chưa kịp đến / Trời đã rét mướt cùng gió mưa / Khóc anh chiều tiễn đưa / Thế thôi tàn giấc mơ (…) Từ khi xa anh em vẫn yêu và nhớ / Mà sao anh đi đi mãi không về nữa / Một bóng áo tím buồn ngẩn ngơ / Khóc trong chiều gió mưa / Khóc thương hình bóng xưa / Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím / Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím / Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau / Tháng năm càng lướt mau / Biết bao giờ thấy nhau…”
(Trích “Ngàn thu áo tím”. Nhạc Hoàng Trọng. Lời Vĩnh Phúc. Nguồn đd.)
Hoặc nữa:
Bạn lòng thân mến / Đây giây phút hồn tôi / nghe chan chứa hương đời /Nhạc lời êm ái / tôi ca ấm vành môi / mong sao đến bên người /Bạn là trăng sáng /Trong đêm tối hồn tôi / Soi lên bao ánh tươi / Bạn là hoa thắm / trên hoang vắng tình tôi /
vun lên một mùa mới!...”
(Trích “Bạn Lòng”. Lời Hồ Đình Phương. Nguồn đd.)
Ngay ca khúc nồng nàn tình yêu quê hương, tổ quốc mà những ai từng lớn lên ở miền Nam, chí ít cũng đã có một lần nghe tới hoặc hát theo với xúc động, hãnh diện là người dân Việt, ca khúc “Bên Bờ Đại Dương” - - Nhưng vẫn có nhiều người không hề biết đó là một sáng tác khác của họ Hoàng:
Đất nước tôi màu thắm bên bờ đại dương / Bắc với Nam, tình nối qua lòng miền Trung / Đất nước tôi từ mái tranh nghèo Bắc Giang / Vượt núi rừng già Trường Sơn / Vào tới ruộng ngọt phương Nam / Dân nước tôi từng đấu tranh diệt ngoại xâm / Trên máu xương từng hát ca bài thành công / Dân nước tôi nòi giống hùng cường Lạc Long / Làm gái toàn là Trưng Vương / Làm trai rạng hồn Quang Trung…
(Nhạc Hoàng Trọng. Lời Hồ Đình Phương. Trích. Nguồn đd.)
Cũng vậy, tôi nghĩ có dễ nhiều người hơn nữa, cũng không hề biết rằng nhạc sĩ Hoàng Trọng bước vào quảng trường tân nhạc Việt Nam rất sớm: Ngay tự những năm cuối thập niên (19)30.
Trong bài nói chuyện về cố nhạc sĩ Hoàng Trọng, nhân buổi tưởng nhớ tác giả “Hai Phương Trời Cách Biệt”, ngày 20 tháng 7 năm 2008, tại hí viện James Lee Theater, Virginia, Luật Sư Phạm Đức Tiến cho biết, nhạc sĩ Hoàng Trọng là một trong những nhạc sĩ có công khai phá nền tân nhạc Việt Nam; cùng thời với những tên tuổi lớn thuộc giai đoạn đó, như Dương Thiệu Tước, Lê Thương, Nguyễn Xuân Khoát…
Diễn giả Phạm Đức Tiến nhấn mạnh:
“…Bản nhạc đầu tay của ông (Hoàng Trọng) được sáng tác vào năm 1938 khi ông mới 16 tuổi, là bài ‘Đêm Trăng’, còn có tên là ‘Vầng Trăng sáng’. Ngay từ những sáng tác đầu, nhạc của ông đã được sự chú ý. Phạm Duy sau này có kể lại là khi còn làm ca sĩ chính ông đã hát một trong những bài đầu tay của Hoàng Trọng là bài ‘Tiếng Đàn Ai’ và Phạm Duy thú nhận bài này đã gợi hứng cho ông viết nên bài ‘Tiếng Đàn Tôi’ sau này…” (Wikipedia – Tiếng Việt)
Nhạc sĩ Hoàng Trọng không chỉ là một trong những nhạc sĩ tiên phong khai phá nền tân nhạc Việt, dựa trên thang âm thất cung mà, ông còn là người nâng điệu Tango tương đối còn xa lạ với giới thưởng ngoạn ở những thập niên (19)30, (19)40 lên tới đỉnh ngọn nghệ thuật của điệu này.
Vì thế, những người cùng giới với họ Hoàng, đã không ngần ngại, đồng lòng phong tặng ông danh hiệu “Ông Hoàng Tango” tân nhạc Việt.
Phong tặng này là một vinh dự to lớn cho một nhạc sĩ. Nhưng nếu vì danh hiệu đó mà, lầm tưởng rằng họ Hoàng chỉ thành công với thể điệu vừa kể thì, tôi cho lại là một lầm lẫn và một bất công khác đối với tài năng, và những cống hiến giá trị khác của nhạc sĩ Hoàng Trọng, cho kho tàng tân nhạc của chúng ta.
Bằng cớ, bên cạnh những ca khúc được coi là tuyệt vời với điệu Tango, nhạc sĩ Hoàng Trọng cũng có những ca khúc còn lưu truyền tới hôm nay - - Được ông viết với nhịp điệu chậm hơn Tango, như Slow, Bolero, Rumba. Hoặc những ca khúc được họ Hoàng viết với nhịp điệu nhanh hơn Tango như March, Fox, Paso…
Đừng quên tới nay, sinh hoạt tân nhạc của chúng ta, mỗi khi mùa xuân về, vẫn âm vang giai điệu tươi vui, ca từ lấp lánh tin yêu của ca khúc “Gió mùa xuân tới”:
Gió mùa xuân tới cánh hồng tươi thắm trong nắng vàng / Muôn bướm tung bay mang sắc tươi phô cùng trời sáng / Gió mùa xuân tới bóng hồng tha thướt trong nắng đào /Kiếp sống cô đơn mơ ước ôm trong lòng hoa tươi / Xuân reo khắp nơi trời ngát hương trầm lòng mang vấn vương
Hồn say mộng ước cùng những đóa hoa /ấp ủ trái tim hướng những phút say mơ // “Với mùa hoa thắm khắp trời xuân sáng vui tưng bừng / Muôn sắc khoe tươi reo hát ca vang mừng trời Xuân…”
(Nhạc và lời Hoàng Trọng. Trích. Nguồn đã dẫn)
Cũng với nhịp điệu nhanh hơn Tango rất nhiều, điệu Paso, họ Hoàng, còn cho chúng ta một ca khúc bất hủ khác: Ca khúc “Dừng bước giang hồ”:
Chiều nay sương gió, lữ khách dừng bên quán xưa / Mơ màng nghe tiếng chuông chiều, / vương về bên quán tiêu điều / Vầng trăng hoen úa, như lá vàng rơi cuối thu / Lững lờ soi mấy hàng cây u sầu đang ngắm trời mây…”
(Nhạc Hoàng Trọng. Lời Quang Khải. Trích. Nguồn đd.)
Chỉ mới là lược dẫn, chúng ta đã thấy dường như không một vạch phấn nào, giới hạn được đường bay nghệ thuật của tài hoa Hoàng Trọng. Chẳng qua, chúng ta biết được quá ít về ông. Phải chăng, chính sự biết được quá ít về tác giả “Dừng bước giang hồ”, nên tấm lòng biết ơn của chúng ta, dành cho ông, đã không được đúng mức?
Du Tử Lê,
(Kỳ sau tiếp)
http://dutule.com/D_1-2_2-105_4-5121/chung-ta-biet-gi-ve-nhac-si-hoang-trong.html 

[EBOOK] ZOOM IN, ZOOM OUT (DK CHILDREN)





Explore your world from a new perspective!

Zoom In, Zoom Out is a groundbreaking visual reference book promising an amazing new experience with each turn of the page. Throughout the book the viewpoint changes, shifting our perspective through a run of spreads, zooming in, zooming out, as well as going sideways, forward, and backward. Through this inventive visual technique, readers are kept constantly engaged, and invited to consider the connections between different aspects of their world.

download | pdf
http://ebookforchildren-baby.blogspot.com/2011/11/ebook-zoom-in-zoom-out-dk-children.html

[FSHARE] JUST FOR LAUGHS

[Fshare] Just for laughs

Một trong những series truyền hình ăn khách nhất thế giới:JUST FOR LAUGHS : loạt video không lời do các camera được giấu kín ghi lại những phản ứng tự nhiên nhất của con người khi bỗng dưng gặp các tình huống kịch tính, hài hước và đầy bất ngờ. Sau những giờ làm việc căng thẳng, hãy thư giãn, xua tan mệt mỏi và cùng cười với JUST FOR LAUGHS – chương trình truyền hình ăn khách tại hơn 140 quốc gia và 100 hãng hàng không trên thế giới.

Mỗi file rar độc lập với nhau

download | Fshare | Trọn bộ