Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Thu Hiền Collection


Trong số các ca sĩ hàng đầu của Việt Nam, có lẽ ít ai có số lượng băng đĩa nhiều như bà. 49 năm đi hát, bà đã có một số lượng băng đĩa khá lớn, 49 đĩa. Bà quan niệm làm nghề, đến với công chúng bằng tiếng hát, chứ không phải bằng những phát ngôn gây sốc hay những scandal như một số ca sĩ trẻ bây giờ. Chỉ tiếng hát mới neo người nghệ sĩ lại với cuộc đời, dù thời gian có thể làm cho con người già đi, mỏi mệt hơn.



Tiếng đàn tranh dịu ngừng giông gió
Tiếng đàn tranh ngân mãi nốt tình

Tiếng hát của bà bỗng cất lên cao vút trong căn nhà nhỏ của mình giữa phố Mai Dịch, lúc bổng, lúc trầm, như hút con người vào một cõi mê quyến luyến của một chữ Tình. Tiếng hát chữa lành những vết thương, làm dịu ngừng những giông gió trong tâm hồn con người. Đấy là tiếng hát của NSND Thu Hiền, mà tôi may mắn được gặp bà trong một ngày cuối năm tại Hà Nội lạnh giá, khi bà vừa từ Sài Gòn bay ra để chuẩn bị những công việc lễ nghĩa cho ngày Tết.

1.Thu Hiền kể, bà vừa về thắp hương cho người bố nuôi của mình, một người mà bà đã mang ơn cứu mạng, bởi nếu không có ông, có lẽ bà đã bị vùi mình trong hố bom của những ngày chiến tranh ác liệt. Khi đó Thu Hiền mới 2 tuổi. Ký ức buồn đó, bà đã giữ lại cho riêng mình. Nhưng mỗi lần trở về đây, bà vẫn thấy xúc động. Có lẽ tuổi thơ nhiều mất mát đã bùng cháy trong tâm hồn bà nhiều khát vọng về tình cảm, nên mỗi lần Thu Hiền cất tiếng hát, như rút ruột rút gan. Bởi tiếng hát mang theo cả những nỗi niềm riêng không thể khỏa lấp trong tâm hồn bà.
Thu Hiền giờ đã bước sang dốc bên kia của cuộc đời. Lâu nay bà theo chồng con vào Nam sinh sống, tận tụy với gia đình nhỏ bé của mình. Bà đang tất bật đóng gói những đặc sản của Hà Nội gửi vào Nam cho bạn bè: rau sống, húng láng, cây mùi già… Nhiều năm xa Hà Nội, bà vẫn không thể nào quên được những hương vị ấy. Căn nhà rộng rãi ở phố Mai Dịch, được làm nên từ công sức mồ hôi của bà bấy lâu phủ kín bạt. Một năm vài ba lần, Thu Hiền trở ra Hà Nội, một phần vì công việc, nhưng một phần bà không muốn để ngôi nhà chìm trong giá lạnh vì thiếu hơi người, rồi bà lại tất bật bay vào Sào Gòn, đảm đương những vai diễn thường ngày của mình.

Tôi thật ngạc nhiên, khi ngồi đối diện với bà, hình như thời gian và những quyết liệt của cuộc đời không đủ sức làm phai tàn nhan sắc của bà. Thu Hiền vẫn rực rỡ trong gương mặt căng mọng tràn đầy sức sống. Và khi bà cất tiếng hát, thì dường như mọi ranh giới về tuổi tác đều tan biến.

Một ngày của Thu Hiền giờ là những vai diễn khác nhau của gia đình, người vợ, người mẹ, người bà. Vất vả đấy, mệt nhọc đấy, nhưng đó là hạnh phúc của một người phụ nữ đã nếm trải quá nhiều mất mát, biết được giá trị thực của cuộc sống. Bà biết trân trọng nâng niu nó. Và sau tất cả những vai diễn đời thường, bà lại đắm mình trong tiếng hát. Chọn cho mình một góc sống lặng lẽ, không phô trương ồn ào. Mà chỉ bằng tiếng hát.

Trong số các ca sĩ hàng đầu của Việt Nam, có lẽ ít ai có số lượng băng đĩa nhiều như bà. 49 năm đi hát, bà đã có một số lượng băng đĩa khá lớn, 49 đĩa. Bà quan niệm làm nghề, đến với công chúng bằng tiếng hát, chứ không phải bằng những phát ngôn gây sốc hay những scandal như một số ca sĩ trẻ bây giờ. Chỉ tiếng hát mới neo người nghệ sĩ lại với cuộc đời, dù thời gian có thể làm cho con người già đi, mỏi mệt hơn.
Thầm lặng vậy, bền bỉ vậy, bởi con người sinh ra từ đất, chắt chiu những mầm sống đẹp nhất dâng cho đời rồi sẽ trở về với đất mà thôi. Bà đã sống như vậy, ngay cả khi ở trên đỉnh cao của nghệ thuật, hay bây giờ, trong tâm thế của một người đàn bà hát không còn trẻ, Thu Hiền vẫn giữ cho mình sự bình an, với những thứ phù hoa để mình không bao giờ chống chếnh, hụt hẫng. Và điều quan trọng là bà vẫn hát, vẫn liên tục ra album, và vẫn được khán giả chờ đợi…

Như thể bà sinh ra chỉ để hát, và bà sẽ không biết làm gì nếu không còn được hát. Lịch diễn của Thu Hiền vẫn dày đặc, khi Long An, Đồng Nai; khi Sài Gòn, Hà Nội. Dẫu có những lúc chạnh lòng, tiếng hát không còn trẻ, âm thanh không còn trong veo, và nhiều lúc, bị mất tiếng giữa chừng, nhưng những điều đó không làm nguôi tắt niềm đam mê trong tâm hồn người nghệ sĩ.

Niềm đam mê đã làm cho người đàn bà hát không có tuổi như bà được thăng hoa trên sân khấu, và chỉ cần Thu Hiền cất tiếng hát thì mọi nỗi buồn vui đau khổ hay cả những chạnh lòng đều tan biến. 10 tuổi đã xách ba lô ra khỏi nhà bác nuôi và tự chịu trách nhiệm về những quyết định trong cuộc đời mình. Đó cũng là lúc Thu Hiền cất tiếng hát. 15 tuổi vào chiến trường, 16 tuổi vượt sông Bến Hải.

Thu Hiền vẫn bảo, bà là "người sót lại của rừng cười". Đôi lúc bà không hiểu, tại sao giữa mưa bom bão đạn mịt mùng, bà lại may mắn được trở về. Nên được sống đã là một điều hạnh phúc. Và dù đi đâu, thì màu xanh của chiếc áo lính vẫn là nỗi ám ảnh trong tâm trí bà, để khi Thu Hiền cất tiếng hát, như làm xoa dịu được mọi nỗi đau.

2. Thu Hiền giờ xa lạ hoàn toàn với cơ chế thị trường. Thậm chí có lúc thấy mình lạc lõng. Bởi thế hệ bà, tiếng hát cất lên từ trái tim, và được công chúng đón nhận bằng trái tim. Khi tổ chức show diễn phải xin tài trợ, khi công nghệ lăng xê đang làm đảo lộn các giá trị. Nhưng bà tin vào sự kiên định của mình.

Có lần Thu Hiền định làm show, nhưng rồi bà từ bỏ ý định đó bởi nếu muốn tổ chức show lại phải cạy cục đi xin tài trợ. Nghĩ mà buồn, nhưng đó là cơ chế. Mà Thu Hiền thì không thể thích nghi được với cơ chế đó. Nên một show diễn của NSND Thu Hiền vẫn chỉ nằm trong dự định. Trong khi nhiều ca sĩ trẻ bây giờ, liên tục tổ chức show, thậm chí một năm mấy lần. Cho nên có ai đó bảo rằng, Thu Hiền bảo thủ, hay không thức thời, bà cũng chấp nhận. Nhưng bà nhất quyết giữ trọn đạo với nghề. Bởi thế hệ bà, coi nghệ thuật là một thánh đường thiêng liêng, và sống chết với nó bằng niềm đam mê bản năng của chính mình, niềm đam mê chảy từ trong huyết mạch. Cũng như cách bà chọn dòng nhạc dân gian, dù vẫn bị lép vế so với dòng nhạc trẻ, nhưng nó như một nguồn suối tươi mát len chảy vào trái tim con người, chạm đến tâm thức của mỗi người con Việt Nam. Nên dù thời đại nào đi chăng nữa, bà vẫn tin nó có một chỗ đứng nhất định. Không ồn ào phô trương, không màu mè, hình thức nhưng bền bỉ và sâu lắng.

Nói không sai rằng, dòng nhạc dân tộc có một vị thế như ngày hôm nay, có sự đóng góp không nhỏ của những người như Thu Hiền, Trung Đức,v.v, những con người đã chung thủy, bền bỉ với niềm đam mê của mình mà không chạy theo thị trường hay danh lợi. Có những thời đoạn, đó là những năm 1990-1992, dòng nhạc dân tộc rơi vào bế tắc, khi nhạc nhẹ ồ ạt chảy vào Việt Nam, và cả dòng nhạc hải ngoại đổ về.

Nhiều ca sĩ đã bỏ đi hát nhạc trẻ, để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của đông đảo công chúng, để có thể tồn tại với nghề. Nhưng Thu Hiền thì không, bà vẫn kiên định trên con đường của mình. Một mình ra album vào chính thời đoạn gian khó. Lần đó, Thu Hiền đã mạo hiểm tự bỏ tiền túi ra thu và làm đĩa, bởi bà vẫn tin rằng, dòng nhạc dân tộc có những lúc thăng trầm theo thời cuộc, nhưng nó vẫn có vị thế riêng. Không ngờ, 3-4 album của bà được công chúng đón nhận, đi đâu cũng nghe “Hương Cau”, “Hà Tĩnh quê mình”…
Thậm chí đĩa của bà còn được mang sang tận các nước, cạnh tranh với tiếng hát của những ca sĩ hải ngoại thời đó. Và Thu Hiền hiểu, chỉ có tiếng hát, cất lên từ trái tim, sẽ đến được với trái tim. Nhiều ca sĩ trẻ bây giờ, nổi lên nhờ công nghệ lăng xê, nhưng tiếng hát của các em không chạm được đến trái tim của người nghe, rồi sẽ rơi vào quên lãng. Thu Hiền bảo, khán giả bây giờ họ tinh lắm, và họ có đủ hiểu biết để lựa chọn cho mình những bài hát yêu thích.

Và ở thời đoạn nào, giọng ca của NSND Thu Hiền vẫn cất vang, mà không đong đếm thiệt hơn, để giữ cho âm nhạc Việt Nam một dòng nhạc thực sự có giá trị và lay động tâm thức của mỗi con người. Bền bỉ và nhẫn nại, tiếng hát của bà, cứ thấm vào tâm hồn mỗi người, thầm lặng và sâu lắng như tình yêu của đất.

Bà quan niệm, làm nghệ thuật mỗi hoa một màu sắc. Phải có cái riêng của mình, tự mình làm nên, không phải là cái riêng cố tạo ra, mà nó tuôn chảy tự nhiên từ trong huyết mạch của mỗi con người. Nhiều ca sĩ trẻ bây giờ, cứ cố để giống một ai đó mà họ cho là thần tượng, nhưng đó cũng là cách tự đánh mất mình. "Làm nghệ thuật cũng mất nhiều nước mắt. Cũng phải khổ luyện, phải chấp nhận, phải trả giá để luôn được là mình".

Một cuộc đời nhiều giông gió, nhiều cơ cực, nhưng Thu Hiền bây giờ đã thực sự tìm được sự bình an. Nổi tiếng là khá cầu kỳ và kỹ tính trong cách chọn bài, Thu Hiền bây giờ, dù không phải là thời của hoàng kim, nhưng bà vẫn không vì thế mà dễ dàng nhận sô nếu những bài hát không phù hợp với mình. Bà không quan tâm đến tiền cát xê, nhưng đó phải thực sự là những bài hát bà yêu thích.

Thu Hiền là một trong những nghệ sĩ hiếm hoi sống được bằng nghề, từ việc thu và bán băng đĩa. Dù cũng chật vật và khó khăn, đến mức hai cô con gái của bà bây giờ, nhìn vào tấm gương lao động nghệ thuật của mẹ, họ có thể rất trân trọng, nhưng không ai lựa chọn đi theo con đường của bà. Bởi họ hiểu, trên con đường đó, mẹ của họ cũng đã phải hy sinh, phải chấp nhận...

Bấy lâu nay, Thu Hiền sống rất lặng lẽ. Bà gần như tránh không xuất hiện trên báo chí. Với những người nghệ sĩ lớn như bà, thì sự bon chen danh lợi của cuộc đời không còn chạm tới được nữa. Mà chỉ có tiếng hát. Bởi âm nhạc, lúc nào cũng là chốn nương thân của người đàn bà hát này, giúp NSND Thu Hiền hóa giải hết những muộn phiền trong cõi nhân gian.

Thu Hiền Collection [FLAC] {14CDs}

1- Thu Hiền - Ai ra xứ Huế (1993)
2- Thu Hiền - Bến đợi (2001)
3- Thu Hiền - Nhip cau duyên quê (2001)
4- Thu Hiền - Mẹ ơi!! (2001)
5- Thu Hiền - Giận mà thương [Vol.10] (2002)
6- Thu Hiền - Hà Tĩnh quê mình (2005)
7- Thu Hiền - Khúc hát sông quê (2005)
8- Thu Hiền - Duyên tình
9- Thu Hiền - Nghệ An_Hà Tĩnh
10- Thu Hiền - Tình thắm duyên quê (2005)
11- Thu Hiền - Nghe em còn duyên
12- Thu Hiền - Câu hò bên bờ Hiền Lương (2008)
13- Thu Hiền - Bài ca 5 tấn
14- Thu Hiền - Tình ca quê hương (2009)

Link download:

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

TRỊ CÁC CHỨNG HUYẾT ÁP CAO

Khi bị huyết áp cao nên áp dụng ngay phương thuốc chữa trị cấp bách sau đây:
Nấu siêu nước cho sôi, chế vô thao để hơi nguội, thọc 2 chân vô ngâm, ngâm độ 15-20 phút, rồi bảo người nhà vắt 4 trái chanh giấy đổ vô ly, chế chút nước và tý muối cho người bệnh uống, nó sẽ hạ ngay chứng cấp tính này.
CHÚ Ý : Theo kinh nghiệm chúng tôi, chứng huyết áp lên cao của mỗi người phát sinh ra do sự ăn uống không kiêng cử, nhất là ăn mặn uống rượu, hút thuốc hoặc làm việc quá độ, suy nghĩ nhiều, vui buồn cũng bị ảnh hưởng. Trong dân gian có nhiều phương thuốc hay nhưng phải sử dụng cho đúng và biết kiêng cử. Trong người nóng bức thường cũng sinh ra huyết áp cao. Ốm mập gì cũng bị huyết áp.
Trong thời gian nghiên cứu, trắc nghiệm, chúng tôi nhận thấy cây rau dừa cạn, loại bông trắng trị huyết áp rất tốt, không loại nào sánh kịp. Có thể quả quyết rằng cây rau dừa cạn là một loại dược thảo quý của nước ta. Ngoài  ra cây rau dừa cạn còn trị được các bệnh nan y khác nữa như : băng huyết, bệnh phụ nữ . . .
Hiện nay có một số cơ sở trồng rau dừa cạn trên mấy chục mẫu ở vùng Lâm Đồng, Phương Lâm để chế ra nhiều phương thuốc này.
1.     CÔNG THỨC 1 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Chặt 1-2 cây rau dừa cạn bông trắng, bỏ vô siêu sắc 3 chén còn 1 chén, uống 1 lần cho hết. Đổ nước thêm vô, sắc lần thứ nhì, uống cho hết, rồi nhờ bác sỹ đo huyết áp lại. Khi huyết áp tối đa giảm còn 140 mmHg thì ngưng không uống nữa. Bài này đã trị cho nhiều người có kết quả tốt.
Lưu ý : Người bị huyết áp cao phải cử ăn mặt, ăn mỡ, cử đường, cử uống rượu, cà phê, thuốc lá, đừng suy nghĩ nhiều, nên nằm tịnh dưỡng cho tâm yên tịnh.
2.     CÔNG THỨC 2 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Rau cần tàu, chừng một nắm, vắt lấy nước, pha với xá xị, uống ngày 2 lần cũng hạ được huyết áp.
3.     CÔNG THỨC 3 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Lá ô rô tía, chặt nhỏ, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 1 chén, uống ngày 2 lần. Và xác nấu nước uống thay trà thường xuyên, vài ngày đo lại, nếu huyết áp tối đa hạ xuống còn 130 mmHg thì ngưng uống.
4.     CÔNG THỨC 4 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Lá cây gia tị, chừng 6-7 lá, xắt mỏng, phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống thay trà.
5.     CÔNG THỨC 5 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Lá vú sữa, bẻ vài cành lá đem thiu cho héo, để vô siêu, sắc 3 chén còn 1 chén, uống mỗi ngày 2 lần, uống trong đôi ba ngày, đo máu trở lại.
6.     CÔNG THỨC 6 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Đậu Xanh Hột, đem sao hơi vàng, bỏ vô cối xay thành bột, mỗi ngày uống 4-5 muỗng cà phê cũng làm hạ huyết áp.
7.     CÔNG THỨC 7 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Lá kiến cò, đâm cho nhuyễn độ nữa ly cối nhỏ, bỏ chút muối, uống cũng hạ huyết áp.
8.     CÔNG THỨC 8 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Trái đu đủ chín, cỡ bằng cờm chân, vừa cho 1 người ăn, cắt mặt đổ vô chừng 2 chung mật ong ruồi, để vô chưng cách thủy, lấy ra ăn luôn cả hột và vỏ, ăn như thế chừng 2 lần, huyết áp sẽ hạ.
9.    CÔNG THỨC 9 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Bông khế chua, hái chừng một nắm độ 100 gram, đem sao tồn tính, khử thổ, để vô siêu, sắc 3 chén còn 8 phân, uống chừng 3 lần, huyết áp sẽ hạ.
10. CÔNG THỨC 10 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Dây cám bò theo lá ở mé sông rạch, bứt dây, chặt phơi khô, sao khử thổ, bỏ vô siêu chừng 1 nắm, sắc 3 chén còn 8 phân, uống chừng 5 lần trở lại, đo huyết áp lại, nếu bớt không lên nữa thì ngưng.
11. CÔNG THỨC 11 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Cây Paillote là loại cây du nhập hiện nay từ bên Mỹ, bên Pháp, lá giống như lá thuốc vòi Việt Nam, cây cứng, lá hơi nhám dài. Đâm lá, vắt lấy nước uống trong 3 ngày cũng hạ được huyết áp mau lẹ, nhưng sự công hiệu của nó không bằng cây rau dừa cạn mà chúng tôi trình bày ở trên.
Cây Paillote lại trị thêm chứng bệnh viêm phế quản rất tốt.
Nhiều người bị chứng này, ho khạc ra chút máu, sáng hái chừng 5-10 lá, nhai nuốt nước liên tục trong vài ba ngày sẽ cầm máu lại được và phổi hết bị viêm.Chúng tôi đã sử dụng và giúp cho nhiều người được bình phục.
12. CÔNG THỨC 12 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO KINH NIÊN
Chúng tôi đã được một bác sỹ danh tiếng trao tặng một bài thuốc về huyết áp cao giản dị và không tốn kém nhiều, chính Ông đã áp dụng có kết quả rồi trao tặng cho chúng tôi để giúp bà con đã mang chứng bệnh này ( đã chữa trị nhiều nơi không khỏi ). Uống thuốc này phải trì chí nhẫn nại, uống từ 1 tháng trở đi sẽ hết tuyệt.
Một trái dừa xiêm xanh, chặt ra, đổ vô ly cối lớn, cắt một trái chanh giấy làm hai, nặn hết trái chanh này vô ly, uống 1 lần, ngày uống 2 trái dừa xiêm như vậy, 1 tháng trở lên sẽ hết.
CHÚ Ý : Người bệnh trước khi uống, phải đo máu mình lên bao nhiêu, 1 tháng đo 4 lần, khi huyết áp tối đa còn 130 mmHg thì ngưng luôn, không uống nữa.
13. CÔNG THỨC 13 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Trái bưởi Hà Nàm, bằng cườm tay, gọt vỏ xanh, lấy cái ruột trắng xắn mỏng, phơi khô, sao khử thổ, mỗi lần uống hốt 1 nhúm để vô siêu, sắc 3 chén còn 8 phân, uống chừng 6-7 trái bưởi Hà Nàm, như vậy, chứng lên máu sẽ hạ, không còn tái phát.
14. CÔNG THỨC 14 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Cây cao non, độ chừng 4-5 tấc, kiếm chặt chừng 5-7 cây, chặt ngang chừng 1 lóng tay, phơi khô sao khử thổ, nấu nước uống thường xuyên, huyết áp sẽ hạ.
15. CÔNG THỨC 15 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Lá chuối hột, rọc lá, xắn nhỏ bằng ngón tay, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 1 chén, uống 2 lần trong ngày, còn xác lá nấu ninh trong nầu, uống thế nước trà, chận được sự lên máu, huyết áp trở lại bình thường.
16. CÔNG THỨC 16 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Rau dừa cạn loại bông trắng, nếu đi xa không có cây sống để uống, nên kiếm cho nhiều, phơi khô, tán thành bột, để vô hộp đem theo. Mỗi lần bị áp huyết cao, múc ra uống chừng 2 muỗng cà phê sẽ hạ được ngay. Chẳng những vậy mà còn trị chứng ung thư máu nữa.
17. CÔNG THỨC 17 : TRỊ HUYẾT ÁP CAO , TIỂU ĐƯỜNG
Quày cao non, vừa trổ bông, chặt ra phơi khô, sao khử thổ tồn tính, sắc 3 chén còn 1 chén, uống 3-5 ngày và kiểm tra lại huyết áp.
18. CÔNG THỨC 18 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO ( ĐỘC VỊ )
Người bệnh phải kiên trì, cữ kiêng, đừng ăn nhiều thức ăn mặn nhất là muối, đồ ủ lâu ngày như đậu nhận, tương chao, ớt, gừng, tiêu, tỏi . . .
Lá mảng cầu gai ( mảng cầu xiêm ) hái một nắm, rửa sạch, đem vắt nước cốt, uống trong 3 lần sẽ hạ xuống ngay.
Trước khi uống phải đo huyết áp. Khi nào huyết áp lên thì uống chút đỉnh chứ không nên uống thường xuyên.
19. CÔNG THỨC 19 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO ĐẠI TÀI
  • 6 quả cà chua
  • 12 củ năn
  • 1 lọn hành hương
  • 1 củ tỏi lớn
  • 100 gram thịt bò
  • 6 lọt cần tàu
Đổ vô nồi 2 lít nước lạnh, nấu còn 1 tô lớn, uống nưpức bỏ xác, chia uống 3 lần, thì huyết áp sẽ xuống, không uống mãi. Bài này của Giáo Sư Lưu Hoàng ( Năm Bàn Cờ) trị huyết áp cao kinh niên, kết quả trăm phần trăm.
20. CÔNG THỨC 20 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Cây cau Hà Nàm, còn nhỏ, nhổ cả gốc rễ, phơi khô, chặt nhỏ, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 8 phân. Ngày uống 3 lần, huyết áp sẽ hạ.
21. CÔNG THỨC 21 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO CẤP TÍNH
Lá rau giấp cá, đâm nhuyễn, vắt nước, cho chút muối, uống vài ba lần sẽ hạ.
22. CÔNG THỨC 22 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO CẤP TÍNH VÀ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG
Vỏ sầu riêng, xắt mỏng phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống, trị huyết áp lên cao và xơ gan cổ trướng. Ở Nha Trang áp dụng cho kết quả tốt.
23. CÔNG THỨC 23 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO ( ĐỘC VỊ )
Thân cây dương, chặt bỏ vỏ lấy lõi ruột, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, hốt một nắm để vô siêu, sắc 3 chén còn 1 chén, uống 3 lần trong ngày.
24. CÔNG THỨC 24 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO ( ĐỘC VỊ )
Lá ngò gai ( ngò Tây ), hái 1 nắm, đâm nhuyễn, vắt lấy nước, hòa vô nước 1 trái dừa xiêm để uống 1 lần, rồi đo xem huyết áp hạ về mức bình thường chưa, đến 6 tháng sau mới được uống tiếp.
25. CÔNG THỨC 25 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO ( ĐỘC VỊ )
Vỏ cam sành, lột ra, chế nước sôi, để cho ra nước the, uống chừng 7 lần.
26. CÔNG THỨC 26 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO CẤP TÍNH
Hái lá dâu tằm ăn, lá non, đâm nhuyễn, vắt lấy nước uống, lá già phơi khô, sao sắc uống.
27. CÔNG THỨC 27 : TRỊ HUYẾT ÁP CAO
Lá sống đời, đâm vắt nước uống.
28. CÔNG THỨC 28 : TRỊ HUYẾT ÁP CAO
Để 7-9 hột chanh lên miếng ngói, đốt thành than, tán nhuyễn, pha chút nước vào uống thì huyết áp sẽ hạ cấp kỳ.
29. CÔNG THỨC 29 : TRỊ HUYẾT ÁP CAO
Hột cây đủng đỉnh, sắc nước uống.

http://www.songchanhniem.com/tr%E1%BB%8B-cac-ch%E1%BB%A9ng-huy%E1%BA%BFt-ap-cao/

NGƯỜI THỂ HÀN KHÔNG UỐNG NƯỚC DỪA

Những người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp, mệt tim do lạnh thì không nên dùng nước dừa.

Nước dừa vẫn được coi là thứ nước uống cao cấp, không chỉ trong sạch vô trùng mà lại ngon ngọt, mát mẻ. Tuy nhiên, nếu không biết cách uống thì nước dừa lại rất có hại cho sức khoẻ, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam cho biết, dù các tài liệu khoa học của Tây y đều coi nước dừa là thứ nước uống lý tưởng, nhiều chất bổ và vô hại nhưng bà con nông thôn lại có kinh nghiệm, dặn dò con trẻ: "Đi xa ngoài nắng, về nhà đứng uống nước dừa sẽ "trúng gió". Trúng gió là ngã bệnh một cách nhanh chóng, người ớn lạnh, hâm hấp sốt hoặc sốt cao.
 
Những người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp, mệt tim do lạnh thì không nên dùng nước dừa.
 
Theo ông Châu, sau một thời gian lâu dài kiểm nghiệm, tổng kết thì thấy nước dừa rất có hại cho sức khoẻ nếu uống nhiều 3 - 4 trái/ngày, nhất là đối với các bệnh nhân suy nhược, huyết áp thấp, người hay lạnh.
GS.TSKH Bùi Quốc Châu giải thích, nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp. Những người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp, mệt tim do lạnh thì không nên dùng vì có thể gặp những tai hại khôn cùng.
Lương y Vũ Quốc Trung, phòng khám Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng cũng cảnh báo, trong nước dừa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên dùng hạn chế, uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Dừa và những loại quả nhiều nước (dưa hấu...) đều có tính làm mát (ẩm, thấp), khi đi nắng về ta không nên ăn, uống nhiều vì Đông y cho rằng "ẩm khốn tỳ", ẩm nhiều gây hại tỳ vị, đầy bụng, khó tiêu, người ớn lạnh, đặc biệt có hại cho đường tiêu hóa và lá lách.
Khi uống nước dừa nên tránh uống vào buổi tối với nước đá. Đó là ba yếu tố âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) thì càng dễ bị bệnh. Đặc biệt, người đánh võ hay đá bóng cũng kỵ dùng nước dừa trước khi thi đấu vì làm cho gân cơ rã rời, không thể chạy nhanh và có sức bền được.
 
Theo Thuý Nga
Bee.net.vn

MUSIC DVD by thangbuoi HDVIETNAM

CHUYỆN GÌ SẼ XẢY RA: NẾU LOÀI GIÁN KHÔNG CÒN TỒN TẠI?

cockroach-clip-art-9

GIÁN, nỗi sợ vô bờ bến của chị em phụ nữ (và thậm chí một bộ phận nhỏ đàn ông cao to đẹp trai) là loài côn trùng đáng ghét nhất mà mình từng thấy. Chúng dơ bẩn, hôi hám, gây ra bệnh hen suyễn và mỗi khi tới mùa mưa là xuất hiện nhiều như nấm. Hồi nhỏ mình từng ước với Cô Tiên Xanh rằng hãy cho loài gián chết hết đi, cho chúng nó bị tuyệt chủng như loài Khủng Long. Nhưng cô tiên nói bọn nó sống dai quá nên cô đành bó tay, với lại nếu Gián chết hết thì sẽ kéo theo nhiều sự biến động to lớn cho môi trường sống và con người cũng sẽ bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Tại sao lại như vậy? Gián mà lại có ích đến thế sao?

Gián sống có ích và sống cực kỳ dai, dai không thua gì loài đĩa!

1. Sống có ích
Gián rất có ích cho hệ sinh thái. Theo giáo sư Srini Kambhampati, trưởng khoa Sinh học của Đại học Texas, Mỹ thì phần lớn Gián ăn những chất hữu cơ đang bị phân hủy, những thứ chứa nhiều chất Nitơ. Sau đó chúng giải phóng Nitơ qua phân. Nitơ xâm nhập vào đất và cây lấy chúng để phục vụ cho quá trình sinh trưởng. Nói cách khác, sự tuyệt chủng của Gián có thể gây nên thảm họa lớn đối với các khu rừng và những sinh vật phụ thuộc vào rừng, bao gồm cả con người. Nếu không có rừng chúng ta sẽ thiếu Oxy trầm trọng, thường xuyên bị lũ lụt, không có gỗ để sản xuất, không có thực vật để bào chế thuốc, không có trái cây để ăn, không có rau cải để chống táo bón, không có tập giấy để viết, không có nhân sâm ngàn năm, không có cây Mai để chơi Tết và hồi xưa cũng sẽ không có Táo để Newton phát hiện ra thuyết Vạn vật Hấp dẫn...

Khoảng 5.000 tới 10.000 loài gián trên hành tinh cũng là nguồn thức ăn quan trọng của nhiều loài động vật nhỏ như chim, chuột. Những động vật nhỏ lại trở thành mồi cho những loài lớn hơn như đại bàng, sói, rắn. Vì thế, sự sụt giảm về số lượng loài gián sẽ gây nên tình trạng thiếu thức ăn đối với những loài ở cấp cao hơn.

2. Sống dai
Vậy là Gián có ích với hệ sinh thái nhé, nhưng bạn không cần phải gây quỹ lập viện bảo vệ loài Gián này đâu, vì cho dù muốn nó bị tuyệt chủng là điều gần như không tưởng:
  • Gián sống cùng thời với loài Khủng Long, thiên thạch trên trời rớt xuống làm anh Long chết không còn một con, môi trường sống bị biến động dữ dội vậy mà Gián vẫn có thể tồn tại được và sống dai dẳng cho đến tận ngày nay.
  • Nhịn thở được 40 phút, người giữ kỷ lục thế giới nín thở là Tom Sietas cũng chỉ chịu được có 22 phút 22 giây.
  • Có thể nhịn ăn được 1 tháng và nhịn uống 2 tuần.
  • Có thể chạy nhanh tới 5 km/h, con số cực kỳ ấn tượng đối với cơ thể nhỏ bé của chúng. Nếu so sánh tương quan với kích thước của con người thì nó sẽ tương đương với việc bạn chạy... 700km/h.
  • Có thể đổi hướng chạy 25 lần trong một giây nên thật sự chúng là một trong những tay lái lụa cừ khối nhất hành tinh. Ai đã từng phải bắt gián trong phòng thì sẽ hiểu được điều đó.
  • Một số con cái có thể chỉ cần giao phối một lần là đẻ suốt đời.
  • Gián và bò cạp là 2 loài sinh vật duy nhất trên Trái Đất có thể sống sót qua các thử nghiệm về bom nguyên tử.
  • Có thể sống sót thêm vài tuần sau khi đã bị chém... đứt đầu. Chết vì bị nhiễm trùng hoặc đói khát chứ không phải vì mất máu.
Loài Gián xuất hiện từ khá sớm trên Trái Đất, khoảng hai ba trăm triệu năm trước nên chúng đã tích lũy được rất nhiều kỹ năng sống còn mà các loài khác không có được. Bạn có thể đọc thêm về loài côn trùng này trên Wikiperia tiếng Việt hoặc tiếng Anh cho đầy đủ hơn.

Nguồn: Wikipedia
Ảnh: bestclipartblog.com
http://www.tinhte.vn/threads/1876290/

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

XÁC PHÁO ĐỎ ĐƯỜNG Ở HẢI DƯƠNG

Đêm Giao thừa, tiếng pháo nổ râm ran khắp các xã ở huyện Kim Thành (Hải Dương) khiến người dân đổ ra đường xem. Sáng mùng 1, trước cửa các gia đình trên quốc lộ 5 rải đầy xác pháo đỏ và trắng.

Đường thôn Cổ Dũng rợp xác pháo vào sáng mùng 1 Tết. Ảnh: Báo Hải Dương.
23h45 đêm giao thừa, tại trụ sở xã Cộng Hòa, ông Đào Quang Thảnh, Phó Chủ tịch UBND xã cho hay: "Chắc phải 10 phút nữa thì mới nổ nhiều". Theo ông Thảnh, trước Tết đã phối hợp với các xã lân cận bắt được một vụ buôn 7 bánh pháo nổ có trọng lượng 11 kg.
"Chúng tôi đã yêu cầu các hộ dân cam kết không đốt pháo nổ nhưng năm nay xuất hiện khá nhiều pháo do người dân tự làm. Do lực lượng khá mỏng nên chúng tôi không thể kiểm soát hết được", ông Thảnh nói.
Tuy nhiên, trước đó, khu phố Lai Khê đã được "trải thảm" bởi xác pháo đỏ, trắng. Càng gần đến thời khắc chuyển giao, pháo nổ, pháo trứng đã thi nhau nổ.
Ở xã Cổ Dũng, khi chỉ còn khoảng 5 phút nữa là tới giao thừa, pháo trứng, pháo giàn được bắn lên khá nhiều. Người dân hiếu kỳ đổ ra ven đường xem đốt pháo. Hầu hết các hộ dân ở ven đường đều đốt pháo.
Ngoài pháo mua, nhiều người dân chơi pháo tự chế. Ảnh: Báo Hải Dương.
Đúng thời khắc giao thừa, khu vực ga Phạm Xá (xã Tuấn Hưng) pháo nổ vang trời. Pháo trứng, pháo giàn được bắn lên từ các hộ dân ven quốc lộ 5, mùi thuốc khét lẹt toả ra khắp nơi. Hải vừa châm bánh pháo nổ vừa cho biết: "Em không thể không đốt pháo vào đêm giao thừa được vì vui lắm". Tương tự, nhiều người dân ở khu vực này tỏ ra thích thú khi được xem đốt pháo.
Để có pháo trứng đốt giao thừa, nhiều thanh niên đã mua trước đó vài tháng. Anh Thành, người chơi pháo trứng nhiều năm, cho hay: "Trước Tết khoảng 5 tháng, tôi mua được 10 hộp, mỗi hộp 12 quả giá chỉ 150.000 đồng, bây giờ phải 25.000 đồng anh mới mua được một quả".
Biết khách có ý định mua bánh pháo nổ, một thanh niên thôn Phạm Xá khoe vừa mua được bánh pháo tép dài 6 m giá 1,5 triệu đồng và có "nhã ý" để lại 2 m pháo tép.
Cảnh đốt pháo ở khu vực ga Phạm Xá. Ảnh: Báo Hải Dương.
Với loại pháo trứng do Trung Quốc sản xuất, người chơi phải chọn một ống sắt đường kính khoảng 7 cm, cao từ 30 - 40 cm, và hàn thêm đế sắt. Quả pháo có kích thước như quả trứng gà nên được gọi là pháo trứng. Khi đốt, người chơi cầm ngòi châm lửa rồi thả vào ống. Quả pháo sẽ được đẩy lên cao chừng 20 - 30 m và phát ra tiếng nổ xé tai rồi tạo ra một vòng sáng rực rỡ như pháo hoa.
Pháo nổ chủ yếu là loại pháo tôm, pháo tép. Giá 1 m pháo tép có khoảng 150.000 đồng, pháo tôm đắt hơn chút. Loại pháo này nổ rất nhanh, chỉ trong vòng 10 giây đã hết 1 m. Dù vậy, dân chơi không tiếc tiền để mua pháo đốt giao thừa. Ngoài ra một số người dân còn tự cuộn pháo để đốt.
Theo Báo Hải Dương

KHU DU LỊCH SINH THÁI TRÀNG AN, TỈNH NINH BÌNH.

Non nước hữu tình Tràng An

15:05, 25 Tháng Sáu 2012
(Cinet)- Được ví như “ Vịnh Hạ Long trên cạn”, mảnh đất “ sinh vua, sinh thánh”, khu du lịch sinh thái hang động Tràng An với cảnh quan non nước hữu tình, nơi hùng vĩ núi đá và trùng điệp những thung lũng ao hồ nối tiếp nhau đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Tràng An được ví như " Vịnh Hạ Long trên cạn"
Cách Hà Nội 95km, khu du lịch sinh thái Tràng An là một quần thể danh lam- thắng cảnh trải dài trên ba huyện, thành phố thuộc tỉnh Ninh Bình với tổng diện tích gần 2.000 ha, gồm 47 di tích lịch sử có từ lâu đời. Tràng An hiện đang sở hữu nhiều thế mạnh, tiềm năng du lịch như: du lịch lịch sử, sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh… đã và đang được tỉnh Ninh Bình khai thác đầu tư hiệu quả, hợp lý
Vượt xuyên thủy động
Không có biển nhưng Tràng An được xem như là “Hạ Long trên cạn” khi sở hữu những núi đá vôi trải dài, những thung nước xanh rì, hang động với những cái tên gợi chuyện xưa tích cũ như hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây... Và khi không gian mở ra, du khách sẽ lạc vào hệ thống hang động liên hoàn như một mê cung gồm những hang Tối, hang Sáng, hang Ba Giọt, hang Seo, hang Sơn Dương..., được nối với nhau bởi gần 30 thung nước liền mạch. Có 12 thung lớn được nạo vét thành hồ với các hòn đảo to, nhỏ được đặt tên của 12 con giáp.  Mỗi thung, mỗi hang là những cung bậc sắc màu riêng.
... Và khi không gian mở ra, du khách sẽ lạc vào hệ thống hang động liên hoàn như một mê cung

Ví như hang Tối dài đến hơn 300m, cao khoảng 60m, lòng hang uốn lượn hình chữ S, nhũ đá trong hang từ trên cao chảy dài, tầng tầng, lớp lớp, mềm mại như tơ lụa. Rồi các hang Ba Giọt, Seo Bé, hang Lổ, hang Đột, hang Đại Linh, Ao Trai, hang Sính... làm cho quần thể xuyên thủy động Tràng An như một mê cung trữ tình, điệp trùng giữa núi cao và nước sâu. Tất cả tạo nên một bức tranh thủy mặc hoành tráng, mỹ lệ...
Không giống như ở Tam Cốc, Tràng An có thể tạo thành hành trình xuyên thủy khép kín mà không phải quay ngược lại. Các hang động ở đây lớn, dài và được những tác động của tự nhiên không ngừng biến đổi rất kỳ ảo. Quần thể hang động này được ví như một trận đồ bát quái. Các dãy núi, thung nước và hang động tạo thành một thế trận liên hoàn vào được mà không ra được nếu không phải là người am hiểu địa hình sở tại. Mỗi thung là một bức tranh thủy mặc khác nhau về thế núi, dáng núi và hồ nước. Mây trời, non xanh, núi biếc hòa quyện với nhau, thoắt ẩn, thoắt hiện. Ðiều diệu kỳ ở đây là các thung được nối liền với nhau bởi các gạch nối là các động xuyên thủy có độ dài, ngắn khác nhau. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi kia. Núi giăng thành luỹ bao bọc quanh hồ nước và ở giữa nổi lên khu đất với rừng cây mọc thành đảo.
Ngoài cảm giác mênh mông trên mặt hồ, trải nghiệm cảm giác lo lắng không biết có điều gì bất ngờ xảy đến khi bắt đầu vào hang, những cú đụng đầu bất ngờ vào trần, cảm giác lạnh buốt với giọt nước rơi từ thinh không khi lưu thông qua những chiếc hang hẹp, thấp, không có ánh sáng để rồi ngạc nhiên đến ngỡ ngàng khi đối diện với những bức tranh thủy mặc nhiều màu sắc khác nhau tại mỗi thung. Cảm giác sáng - tối lập đi lập lại nhiều lần khiến du khách như bỏ quên thời gian, quên đi nhịp sống hàng ngày, hoàn toàn hòa mình vào thiên nhiên, nghe thênh thang âm thanh của đất trời, nghe nhịp thở của mây ngàn và gió núi.
Khát vọng thành di sản
Với mong muốn được bảo tồn, quảng bá danh thắng Tràng An (Ninh Bình), mới đây Ban quản lý Quần thể danh thắng đã lên kế hoạch sàng lọc một số các tiêu chí thuộc cảnh quan thiên nhiên và văn hoá để làm hồ sơ xin công nhận là di sản thế giới.
Có thể Tràng An sẽ được đề xuất trình hồ sơ theo tiêu chí “hỗn hợp
Theo ông Nguyễn Viết Long – Giám đốc Ban quản lý danh thắng Tràng An thì từ khi địa phương phát triển hoạt động du lịch, đời sống người dân ở đây được cải thiện rõ rệt, bộ mặt làng xã cũng trở nên đẹp hơn, hoành tráng hơn.
Thông tin từ Cục Di sản văn hoá (Bộ VHTTDL) ngày 27.9.2011, UNESCO đã chấp thuận để Việt Nam gửi hồ sơ xin thẩm định công nhận Khu danh thắng Tràng An là di sản thế giới. Cũng nằm trong kế hoạch chuẩn bị hồ sơ đệ trình, ngày 20.3, Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An và UBND tỉnh Ninh Bình đã có buổi làm việc với báo chí và một số chuyên gia về vấn đề này.
Về lộ trình bình xét, tiêu chí làm hồ sơ gửi UNESCO, ông Nguyễn Viết Long tiết lộ: “Qua một số khảo sát đánh giá của các đoàn chuyên gia, có thể Tràng An sẽ được đề xuất trình hồ sơ theo tiêu chí “hỗn hợp”, thiên về các nhóm tiêu chí 7 (cảnh quan tự nhiên), số 5 và số 8 (văn hoá, diện mạo).
Bên cạnh những nét đẹp về cảnh quan tự nhiên, quần thể di tích danh thắng Tràng An còn hội tụ nhiều yếu tố về địa chất, lưu giữ nhiều dấu tích của nền văn hóa cổ đại. Theo ông Nguyễn Văn Khanh – Phó ban quản lý danh thắng Tràng An: “Không phải ngẫu nhiên mà Tràng An được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long trên cạn”.
Theo một số nghiên cứu khoa học, cách đây 5.000-6.000 năm, nơi đây vốn là một vùng vịnh như vịnh Hạ Long bây giờ. Trên lớp địa chất thể hiện rõ từng ngấn sóng biển, một minh chứng cho thời kỳ biển tiến và rút”. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ được hàng trăm vết tích từ vỏ sò, vỏ ốc - một minh chứng cho sự cư trú của người tiền sử. “Đây chính là nét độc đáo, có một không hai về cả tự nhiên và văn hoá mà không phải nơi nào cũng có được” - ông Long khẳng định.
Hiện nay trên thế giới có hơn 200 di sản thiên nhiên, trong đó 27 di sản thiên nhiên mang tính chất hỗn hợp cảnh quan thiên nhiên và địa chí địa mạo. Chính vì vậy, đề xuất làm hồ sơ nhấn vào yếu tố văn hóa qua khảo cổ học là hướng đi mới cho Khu di tích Tràng An.
Về Tràng An vượt xuyên thủy động:
 
 
 
 
 
 
 
 
 Tràng An với vẻ đẹp sông nước hữu tình sẽ ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước
TD

HÌNH ẢNH LỄ HỘI ĐƯỜNG SÁCH LẦN THỨ BA TẠI TP.HCM

Tối 7/2, chương trình Lễ hội Đường sách lần thứ ba với chủ đề “Sách và 54 dân tộc” chính thức khai mạc tại các trục đường Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Huệ và đường Ngô Đức Kế , Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.


(Đông đảo người dân tham quan lễ hội đường sách)


(Bí thư thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải xem triển lãm ảnh về Hoàng Sa, Trường Sa)

Với chủ đề “Sách và 54 dân tộc, Lễ hội đường sách gồm khu triển lãm thông tin, tư liệu về Đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam với 223 tựa sách về hình ảnh văn hóa, trang phục, địa danh, những di tích lịch sử liên quan đến 54 dân tộc anh em khắp ba miền đất nước.


(Khu triển lãm về văn hóa 54 dân tộc Việt Nam)

Đặc biệt, năm nay Ban tổ chức đã bố trí không gian trưng bày bản đồ, tư liệu, ấn phẩm phục vụ tuyên truyền về biên giới biển đảo Việt Nam, giới thiệu 207 tựa sách với hơn 1.000 bản sách do Ủy ban Biên giới Quốc gia và Thư viện Khoa học tổng hợp cung cấp./.


(Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải xem tập bản đồ Việt Nam)

Hoàng Tuấn-Mạnh Linh (Vietnam+)