Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

BÀN VỀ CON NGƯỜI NGỤY TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KIM DUNG

HUY THANH
Image
I- KIM DUNG NHÀ VĂN VIẾT TRUYỆN KIẾM HIỆP NỔI TIẾNG CỦA TRUNG QUỐC :
A- NHỮNG NÉT LỚN VỀ CUỘC ĐỜI , SỰ NGHIỆP, TÁC PHẨM CUẢ KIM DUNG :

( Lược trích Bách khoa toàn thư mở Wikipedia )

Kim Dung (tiếng Hán: 金庸, Jin Yong) sinh ngày 6 tháng 2 năm 1924 là một trong những nhà văn ảnh hưởng nhất của văn học Trung Quốc hiện đại Từ năm 1955 đến 1972 ông đã viết tổng cộng 15 cuốn tiểu thuyết. Sự nổi tiếng của những bộ truyện đó khiến ông được coi là người viết tiểu thuyết võ hiệp thành công nhất. 300 triệu bản in (chưa tính một lượng rất lớn những bản lậu) đã đến tay độc giả của Trung Hoa đại lục, Hồng Kông, Đài Loan, châu Á và đã được dịch ra các thứ tiếng Việt, Hàn, Nhật, Thái, Anh, Pháp, Indonesia. Tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim truyền hình, trò chơi điện tử.

Tên ông được đặt cho tiểu hành tinh 10930 Jinyong (1998 CR2), là tiểu hành tinh được tìm ra trùng với ngày sinh của ông (6 tháng 2). Tháng 2 năm 2006, ông được độc giả bầu là nhà văn được yêu thích nhất Trung Quốc.

Image
Kim Dung tên thật là Tra Lương Du sinh vào ngày 6 tháng 2 năm 1924

Thuở nhỏ Kim Dung là một đứa trẻ thông minh, hoạt bát, nghịch nhưng không đến nỗi quậy phá.Sáu tuổi, ông vào trường tiểu học ở quê Hải Ninh. Ông rất chăm học, lại thêm mê đọc sách nên trở thành một học sinh giỏi của lớp. Thầy dạy văn cho ông lúc bé có Trần Vị Đông, là người rất thương yêu và tin tưởng Kim Dung, đă cùng ông biên tập tờ báo lớp. Một số bài làm văn của Kim Dung, nhờ sự giới thiệu của thầy Đông đă được đăng lên Đông Nam nhật báo, tờ báo nổi tiếng nhất Trung Quốc bấy giờ

Năm lên tám tuổi, ông lần đầu đọc tiểu thuyết võ hiệp, khi đọc đến bộ truyện Hoàng Giang nữ hiệp của Cố Minh Đạo, cảm thấy rất say mê, từ đó thường sưu tầm tiểu thuyết thể loại này Năm 13 tuổi, xảy ra sự biến Lư Câu Kiều, Kim Dung được gửi đến học trường trung học Gia Hưng ở phía Đông tỉnh Chiết Giang. Tuy xa nhà nhưng cuộc sống của ông cũng không khác mấy, ngoài đi học vẫn chúi đầu đọc sách, và vẫn đứng đầu lớp. Một hôm nhân dịp về thăm nhà, ông khoe gia đình cuốn sách Dành cho người thi vào sơ trung, một cuốn cẩm nang luyện thi, có thể coi là cuốn sách đầu tiên của ông, viết năm 15 tuổi và được nhà sách chính quy xuất bản. Đến khi lên bậc Cao trung, Kim Dung lại soạn Hướng dẫn thi vào cao trung. Hai cuốn sách in ra bán rất chạy, đem lại cho ông khoảng nhuận bút hậu hĩ Năm 1941, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, trường Cù Châu phải di dời, ban giám hiệu quyết định cho học sinh lớp cuối tốt nghiệp sớm để bớt đi gánh nặng. Kim Dung cũng nằm trong số đó. Sau ông thi vào học Luật quốc tế tại học viện chính trị Trung ương ở Trùng Khánh. Thi đậu, nhưng để đến được trường phải trải qua nhiều ngày đi bộ Tại học viện chính trị Trung Ương, Kim Dung vẫn học rất giỏi, cuối năm nhất ông được tặng phần thưởng cho sinh viên xuất sắc nhất. Thời kỳ này, ông ngoài tham gia viết bình luận chính trị trên các báo, còn bắt tay vào làm cuốn Anh – Hán tự điển và dịch một phần Kinh Thi sang tiếng Anh, hai công trình này về sau dở dang. Ông học lên năm thứ ba thì tại trường bắt đầu nổi lên các cuộc bạo loạn chính trị. Có lần viết thư tố cáo một vụ bê bối trong trường, Kim Dung lần thứ hai trong đời bị đuổi học, năm 19 tuổi

Sau ông xin làm việc tại Thư viện trung ương. Ở chung với sách, tri thức nâng cao lên rất nhiều. Ngoài đọc sách sử học, khoa học và những tiểu thuyết võ hiệp đương thời, ông còn đọc những cuốn như Ivanhoe của Walter Scott, Ba người lính ngự lâm, Bá tước Monte-Cristo của Alexandre Dumas (cha), những truyện này đã ảnh hưởng đến văn phong của ông. Tại đây ông bắt đầu nảy sinh ý định sáng tác truyện võ hiệp Năm 1944, ông đến làm việc cho một nông trường ở Tương Tây. Nơi này rất tịch mịch hẻo lánh, đến năm 1946, không chịu nổi ông xin thôi việc, người chủ nông trường không cản được, tiễn ông bằng một bữa thịnh soạn. Mùa hạ năm đó, ông về lại quê cũ ở Hải Ninh, cha mẹ nghe tin ông bị đuổi học, rất buồn. Điều ấy khiến ông quyết tâm ra đi lập nghiệp

Năm 1946 từ biệt gia đình, ông về Hàng Châu làm phóng viên cho tờ Đông Nam nhật báo theo lời giới thiệu của Trần Hướng Bình, người ngày xưa đã tìm đến trường ông. Ông làm việc rất tốt, tỏ ra có tài thiên phú về viết báo. Năm sau, theo lời mời của tạp chí Thời dữ triều, ông thôi việc ở Đông Nam nhật báo, sang Thượng Hải tiếp tục nghề viết hay dịch thuật từ máy Radio. Chẳng bao lâu ông lại rời toà soạn Thời dữ triều, xin vào làm phiên dịch của tờ Đại công báo. Lúc này anh trai của Kim Dung là Tra Lương Giám đang làm giáo sư ở học viện Pháp lý thuộc đại học Đông Ngô gần đó, ông liền xin vào học tiếp về luật quốc tế.

Năm 1948, tờ Đại công báo ra phụ bản tại Hồng Kông, ông được cử sang làm việc ở đó, dịch tin quốc tế. Trước khi ra đi vài ngày, ông chạy đến nhà họ Đỗ để ngỏ lời cầu hôn cô con gái 18 tuổi, được chấp nhận. Hôn lễ tổ chức trang trọng tại Thượng Hải, người vợ đầu tiên của ông rất xinh đẹp. Năm 1950, trong cuộc Cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, gia đình ông bị quy thành phần địa chủ, cha ông bị đấu tố, từ đó ông mất liên lạc với gia đ́nh. Trong lúc này, vợ ông không chịu nổi cuộc sống ở Hồng Kông, trở về gia đình bên mẹ, không chịu về nhà chồng nữa. Năm 1951 họ quyết định ly hôn Từ khi mới vào làm cho Tân Văn Báo, ông quen thân với La Phù và Lương Vũ Sinh. Đến năm 1955, được hai người ủng hộ và giúp đỡ, ông viết truyện võ hiệp đầu tay là Thư kiếm ân cừ lục, đăng hàng ngày trên Hương Cảng tân báo, bút danh Kim Dung cũng xuất hiện từ đây. Hai chữ "Kim Dung" 金庸 là chiết tự từ chữ "Dung" 鏞, tên thật của ông, nghĩa là "cái chuông lớn". Thư kiếm ân cừu lục ra đời, tên Kim Dung được chú ý đến, dần dần, ông cùng Lương Vũ Sinh được xem như hai người khai tông ra Tân phái của tiểu thuyết võ hiệp. Ông viết tiếp bộ Bích huyết kiếm được hoan nghênh nhiệt liệt, từ đó chuyên tâm vào viết tiểu thuyết võ hiệp và làm báo, không hoạt động điện ảnh Năm 1972 sau khi viết cuốn tiểu thuyết cuối cùng, ông đă chính thức nghỉ hưu và dành những năm sau đó biên tập, chỉnh sửa các tác phẩm văn học của mình. Lần hoàn chỉnh đầu tiên là vào năm 1979. Lúc đó, các tiểu thuyết võ hiệp của ông đă được nhiều độc giả biết điến. Các tác phẩm đã được chuyển thể thành phim truyền hình. Năm sau, ông tham gia giới chính trị Hồng Kông. Ông là thành viên của ủy ban phác thảo Đạo luật cơ bản Hồng Kông. Ông cũng là thành viên của Ủy ban chuẩn bị giám sát sự chuyển giao của Hồng Kông về chính phủ Trung Quốc.

Vào tháng 10 năm 1976, sau cái chết đột ngột của con trai trưởng của mình, Kim Dung đã quyết định tìm hiểu nhiều vào các triết lý của tôn giáo. Kết quả là ông tự mình quy y Phật giáo hai năm sau đó Năm 1993, ông thôi làm chức chủ bút, bán tất cả các cổ phần trong Minh Báo Năm 2006, ông xuất bản cuốn tản văn đầu tiên.
B- TÁC PHẨM CỦA KIM DUNG Ở VIỆT NAM:

Dịch giả đưa Kim Dung lên cơn sốt tại Việt Nam được ghi nhận là Tiền Phong Từ Khánh Phụng với bản Cô gái Đồ Long (dịch Ỷ thiên Đồ long ký), đăng trên báo Đồng Nai năm 1961. Thực ra trước đó, đã có một số bản dịch như Bích huyết kiếm của Từ Khánh Phụng (báo Đồng Nai), Anh hùng xạ điêu của Đồ Mập (báo Dân Việt), Thần điêu đại hiệp (Thần điêu hiệp lữ) của Vũ Tài Lục và Hải Âu Tử (báo Mới). Tuy nhiên, truyện kiếm hiệp vẫn được xem là thứ giải trí rẻ tiền. Bản dịch Cô gái Đồ Long mới tạo nên cơn sốt truyện Kim Dung trong các tầng lớp độc giả từ bình dân đến trí thức. Một số nhà văn nhà báo lấy bút danh theo tên nhân vật trong truyện Kim Dung như Hư Trúc, Kiều Phong... Nhiều nhà văn nổi tiếng tham gia bình luận Kim Dung như Bùi Giáng, Bửu Ý, công phu nhất là Đỗ Long Vân với loạt bài Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung.
Dịch giả truyện Kim Dung tài hoa nhất là Hàn Giang Nhạn với các bản dịch Tiếu ngạo giang hồ, Lộc Đỉnh ký... câu văn thanh thoát tự nhiên, sinh động.

Sau 1975, các tác phẩm của Kim Dung bị nhà nước Việt Nam liệt vào danh sách cấm cùng với các tác gia kiếm hiệp khác như Cổ Long, Trần Thanh Vân... với lý do "văn hóa đồi trụy phản động". Tuy nhiên, các bản sách cũ vẫn được lén lút lưu giữ và được nhiều người truyền tay đọc. Đầu thập niên 1990, với chủ trương Đổi mới, chính quyền Việt Nam giảm bớt sự cấm đoán gắt gao với văn hóa văn nghệ. Một số phim và sách võ hiệp cũ được phát hành lại. Để dễ xin phép xuất bản, thoạt tiên sách không ghi đúng tên tác giả mà lấy các bút danh khác như Nhất Giang, về sau mới ghi đúng tên Kim Dung, Cổ Long. Nhà xuất bản Quảng Ngãi đã tích cực phát hành lại sách võ hiệp cũ. Thêm vào đó, sự phát triển của Internet giúp các bản dịch cũ lưu truyền rộng rãi, ban đầu dưới dạng scan từng trang sách, sau đó là dạng văn bản do những người hâm mộ gõ lại. Sau 1975, nhà văn Vũ Đức Sao Biển là người đầu tiên viết khảo luận về Kim Dung, các bài của ông đăng trên tập san Kiến thức ngày nay, sau in thành bộ Kim Dung giữa đời tôi (4 quyển).

Công ty Văn hóa Phương Nam là công ty đầu tiên mua bản quyền dịch tác phẩm võ hiệp của Kim Dung. Từ năm 1999, Phương Nam đã mua được bản quyền dịch tác phẩm của Kim Dung, thông qua thương lượng trực tiếp với nhà văn. Từ năm 2001, toàn bộ tác phẩm võ hiệp của Kim Dung lần lượt được dịch lại và phát hành ở Việt Nam theo các bản hiệu đính mới nhất. Các dịch giả gồm có Cao Tự Thanh, Vũ Đức Sao Biển, Lê Khánh Trường, Đông Hải, Hoàng Ngọc (Huỳnh Ngọc Chiến).

Trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, dịch giả Nguyễn Duy Chính được xem là người có các bản dịch với chất lượng dịch tốt, điển hình như các bản dịch Thiên long bát bộ và Ỷ thiên Đồ long ký (lưu truyền trên Internet). Nguyễn Duy Chính cũng viết một số khảo luận về các yếu tố văn hóa Trung Hoa trong tác phẩm của Kim Dung
a)- Quyển sách nổi tiếng tại VN nhận định về tác phẩm Kim Dung

Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung là tên một cuốn tiểu luận dày hơn 300 trang của Đỗ Long Vân. Cuốn sách nổi tiếng ngay sau khi được xuất bản vào năm 1967. Cuốn sách bị cấm tại Việt Nam từ sau sự kiện 30 tháng 4, 1975 cho đến năm 2000, khi nó được in lại trong một tuyển tập. Trước đó tập tiểu luận này cũng được đăng rải rác trên mạng với lời bình của Nguyễn Quốc Trụ. Cuốn tiểu luận được viết bằng bút pháp ấn tượng, với tầm nhìn sâu rộng và những phân tích tỉ mỉ, nên nhanh chóng nhận được sự hoan nghênh của người đọc. Nguyên Sa đánh giá cao tác phẩm này, còn Bùi Giáng thì tỏ ra hết sức khâm phục, ông thường nhắc đến cuốn sách trong các bài luận kiếm hiệp của mình như một đỉnh cao khó vươn tới.Cuốn Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung không xét tới bộ truyện ưu tú Lộc Đỉnh Ký, vì khi ấy bộ truyện này chưa ra đời. Tập sách chỉ xoay quanh Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Ỷ thiên Đồ long ký với những phân tích về võ công, về nội lực, về tính cách nhân vật và những triết lý ẩn chứa trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung. Ở đoạn mở đầu, Đỗ Long Vân tỏ ý muốn tìm ra câu giải đáp cho cái gọi là "hiện tượng Kim Dung" ở khắp miền Nam Việt Nam thời ấy.Sách được xuất bản lần đầu tiên năm 1967 in tại nhà in Trình Bày, Sài Gòn.Bùi Giáng trong "Thi Ca tư tưởng", trong lúc nói về Đỗ Long Vân: Cuốn sách của ông bàn về Kim Dung nằm trong vùng tư tưởng thâm viễn như cuốn Nho Giáo của Trần Trọng Kim. Chẳng những giúp người Việt Nam hiểu tư tưởng lớn của thiên tài Trung Hoa, mà còn khiến người Trung Hoa, người Đông Phương, Tây Phương nói chung ngày sau sực tỉnh. Tầm quan trọng của cuốn sách kia quả thật rộng rãi không cùng. Tôi có thể đưa ra vài nhận định khác của ông ở đôi chi tiết. Nhưng không cần. Điều cốt yếu, ông đã nói xong, và những dư vang vô số sẽ tỏa khắp mọi chốn. Và sẽ còn khiến người ta thể hội cái mạch thẳm trong những tác phẩm của những thiên tài xưa nay, bất luận là Đông Phương hay Tây Phương Sách tôi bị cháy hết, nhưng tôi sẽ tìm riêng cuốn "Trương Vô Kỵ Giữa Chúng Ta" để đọc lại nhiều lần.

b)-Những tôn vinh về Kim Dung :
Image

Tượng Kim Dung tại đảo Đào Hoa, Phổ Đà, Chu San, Chiết Giang
Ngoài các tiểu thuyết võ hiệp, ông còn viết các truyện lịch sử Trung Quốc. Ông đã được trao tặng nhiều huân chương danh dự.Kim Dung đã được trao tặng huân chương OBE của Vương Quốc Anh năm 1981, và Bắc đẩu bội tinh năm 1982, Commandeur de l'Ordre des Arts et des Lettres năm 2004 của chính phủ Pháp.Ông cũng là giáo sư danh dự của nhiều trường đại học như Bắc Kinh, Triết Giang, Nam Khai, Hồng Kông, British Columbia cũng như là tiến sĩ danh dự của đại học Cambridge

C-TÁC PHẨM KIM DUNG :
Image
Kim Dung viết tổng cộng 15 truyện trong đó 1 truyện ngắn và 14 tiểu thuyết. Hầu hết các tiểu thuyết đều được xuất bản trên các nhật báo.
Tên truyện Tên
nguyên bản Tên khác Năm
sáng tác Ghi chú

1 Thư kiếm ân cừu lục 書劍恩仇錄
1955

2 Bích huyết kiếm 碧血劍
1956

3 Xạ điêu anh hùng truyện 射雕英雄傳 Anh hùng xạ điêu 1957 Xạ điêu tam bộ khúc I
4 Thần điêu hiệp lữ 神雕俠侶 Thần điêu đại hiệp 1959 Xạ điêu tam bộ khúc II
5 Tuyết sơn phi hồ 雪山飛狐
1959

6 Phi hồ ngoại truyện 飛狐外傳 Lãnh nguyệt bảo đao 1960 Tiền Tuyết sơn phi hồ
7 Bạch mã khiếu tây phong 白馬嘯西風
1961

8 Uyên Ương đao 鴛鴦刀
1961

9 Ỷ thiên Đồ long ký 倚天屠龍記 Cô gái Đồ Long 1961 Xạ điêu tam bộ khúc III
10 Liên thành quyết 連城訣
1963

11 Thiên long bát bộ 天龍八部 Lục mạch thần kiếm 1963 Tiền Xạ điêu tam bộ khúc
12 Hiệp khách hành 俠客行
1965

13 Tiếu ngạo giang hồ 笑傲江湖
1967

14 Lộc Đỉnh ký 鹿鼎記 Lộc Đỉnh Công 1969-1972

15 Việt nữ kiếm 越女劍
1970,
truyện ngắn


Một số tác phẩm của Kim Dung có những nhân vật và chi tiết bắc cầu với nhau, tuy nhiên đều có thể đọc độc lập.

Chùm truyện có thể nói là nổi tiếng nhất, và cũng có nhiều chi tiết liên kết chặt nhất, là Xạ điêu tam bộ khúc (射鵰三部曲), gồm ba tác phẩm Xạ điêu anh hùng truyện (cuối đời Tống), Thần điêu hiệp lữ (thời Mông Cổ đánh Tống), Ỷ thiên Đồ long ký (thời nhà Minh nổi lên đánh Mông Cổ).
Thiên Long bát bộ (thời Tống) lấy bối cảnh trước Xạ điêu anh hùng truyện, nhưng nội dung câu chuyện vốn là độc lập. Khi Kim Dung sửa chữa Xạ điêu anh hùng truyện đã sửa lại vài chi tiết để bắc cầu với Thiên Long bát bộ.
Vài nhân vật của Bích huyết kiếm (thời Minh mạt, Mãn Châu vào đánh) xuất hiện trong Lộc Đỉnh ký (đời Khang Hy).

Vài nhân vật trong Thư kiếm ân cừu lục xuất hiện trong Phi hồ ngoại truyện, tác phẩm này lại kể lai lịch, hành trạng của Hồ Phỉ và một số nhân vật khác của Tuyết sơn phi hồ (các truyện này lấy bối cảnh đời Càn Long).

Các truyện khác của Kim Dung không liên quan với nhau và cũng không có bối cảnh lịch sử cụ thể, trừ Việt nữ kiếm xảy ra thời Xuân
Hai câu thơ sắp thành tựa đề

Sau khi Kim Dung hoàn thành các tác phẩm của mình, một người bạn của ông là Nghê Khuông phát hiện rằng chữ đầu tiên của tựa đề 14 tiểu thuyết tạo thành hai câu thơ thất ngôn:
Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên Dịch nghĩa:
Tuyết bay đầy trời bắn hươu trắng Truyện cười thần hiệp tựa uyên xanh D- CHỦ ĐỀ TÁC PHẨM KIM DUNG

Chủ nghĩa yêu nước Trung Quốc là đề tài chủ yếu trong các tác phẩm của Kim Dung. Ông nhấn mạnh đến sự độc lập tự chủ của người Hán, và nhiều tác phẩm của ông là bối cảnh khi Trung Quốc bị đe dọa bởi những người phương bắc như Khiết Đan, Nữ Chân, Mông Cổ. Nhưng dần dần chủ nghĩa yêu nước của ông cũng bao gồm các dân tộc thiểu số tạo thành nước Trung Quốc bây giờ. Kim Dung đặc biệt khâm phục các đặc điểm của người Mông Cổ, Mãn Châu. Trong Anh hùng xạ điêu, hình tượng của Thành Cát Tư Hãn và các con của ông là những vị tướng tài ba, những dũng sĩ kiêu dũng trên đại mạc đứng lên lập nên đại nghiệp, uy hiếp Tống lụn bại. Hoặc như trong Lộc Đỉnh ký, Kim Dung miêu tả vua Khang Hy nhà Thanh là một người có lòng trắc ẩn và có năng lực. Trong Thiên long bát bộ, Kiều Phong mặc dù là người Khiết Đan nhưng từ nhỏ đã được người Hán nuôi dưỡng. Chính điều đó đã khiến Kiều Phong vì người Hán ngăn cản vua Liêu tiến quân.

Các tác phẩm của Kim Dung có thể coi là cuốn từ điển nhỏ về phong tục, tập quán, văn hóa Trung Hoa, bao gồm các lĩnh vực y thuật dân tộc Trung Quốc, châm cứu, võ thuật, âm nhạc, thư pháp, cờ vây, trà đạo, các triết học của đạo Khổng, đạo Phật và đạo Lão, và lịch sử phong kiến Trung Hoa. Các nhân vật lịch sử hòa trộn vào các nhân vật trong truyện.

Các tác phẩm của ông rõ ràng đã tỏ lòng tôn trọng và tán thành các giá trị truyền thống Trung Hoa, đặc biệt là các quan niệm Khổng giáo như là mối quan hệ giữa vua tôi, cha con, anh em, và nhất là giữa sư phụ và đồ đệ, giữa các huynh đệ. Kim Dung cũng nhấn mạnh vào các giá trị truyền thống như là danh dự và thể diện.

Cuối cùng ông phá vỡ các phép tắc đó trong tác phẩm cuối cùng Lộc Đỉnh ký. là một nhân vật chính nhưng Vi Tiểu Bảo không theo mô thức của các nhân vật chính mà Kim Dung đã dàn dựng, không phải là một biểu tượng của một anh hùng hảo hán, chính tà bất phân, không theo một tiêu chuẩn đạo đức nhất định, nhưng là một kẻ sống rất "nghĩa khí" và rất hết lòng vì bạn bè.




Các tác phẩm của Kim Dung đã nhận được nhiều phê bình từ độc giả và các nhà phê bình văn học. Nghê Khuông, một nhà văn nổi tiếng và là bạn của Kim Dung đã viết rất nhiều bài viết phân tích các nhân vật và thế giới võ thuật trong các tác phẩm của ông.

Tuy nhiên nhiều tác phẩm của Kim Dung đã bị cấm ở nhiều nơi ngoài Hồng Kông vì những lí do chính trị. Nhiều tác phẩm bị cấm ở Trung Hoa đại lục vì bị cho là chế nhạo Mao Trạch Đông và Cải cách văn hóa. Chính quyền Đài Loan cũng cấm vì cho rằng các tác phẩm này ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hiện giờ các tác phẩm của Kim Dung không bị cấm nữa. Một số chính trị gia như Đặng Tiểu Bình còn là người hâm mộ các tác phẩm của ông.

Cuối năm 2004, nhà xuất bản giáo dục nhân dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đưa tác phẩm Thiên Long Bát Bộ vào sách giáo khoa lớp 12. Bộ Giáo dục Singapore cũng làm như vậy đối với các trường cấp 2, 3 sử dụng tiếng Trung Quốc
E- NHỮNG TÁC PHẨM ĂN THEO TIỂU THUYẾT CỦA KIM DUNG :

Có thể một phần vì muốn hoàn thiện các khe hở tình tiết trong truyện Kim Dung, phần vì muốn phát triển rộng thêm các chi tiết truyện, phần là ăn theo, rất nhiều người đã viết truyện dựa theo cốt, theo nhân vật trong truyện Kim Dung mà tạo dựng nhiều tác phẩm khác, thậm chí dựng thành phim gọi chung là các tác phẩm dựa Kim Dung xem tại đây:
Tác phẩm Người dịch Người viết

1 Bẻ kiếm bên trời Hàn Giang Nhạn

2 Cự Linh Thần Chưởng Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

3 Độc Cô Quái Khách Hàn Giang Nhạn

4 Đơn kiếm diệt quần ma Tiền Phong Từ Khánh Phụng

5 Hắc Thánh Thần Tiêu Thương Lan

6 Hậu Anh Hùng Xạ Điêu


7 Hậu Cô Gái Đồ Long
Ỷ thiên Đồ long Ký hậu truyện


8 Huyết Mỹ Nhân


9 Loạn Võ Công Ký
Phạm Thế Tài
10 Ma Nữ Đa Tình


11 Song Nữ Hiệp Hồng Y Tiền Phong Từ Khánh Phụng

12 Thái A Kiếm Tiền Phong Từ Khánh Phụng

13 Thạch Phá Thiên
Hậu Hiệp khách hành


14 Tiếng Đàn Ma


15 Tiếu Ngạo Giang Hồ Hậu Ký
TMP
16 Tiểu Tà Thần Tiền Phong Từ Khánh Phụng

17 Tục Thái A Kiếm


18 Tục Tiểu Tà Thần


19
Võ Lâm Ngũ Bá
Anh Hùng Xạ Điêu tiền truyện
F-BẢN CHẤT CÁC NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KIM DUNG





Về bản chất, các nhân vật (kể cả các bang hội) chia rõ ra hai phe chính - tà trên danh nghĩa. Nhưng sự thật ai cũng thấy là những người thuộc về phe tà không hẳn là một phường gian ác, mà những kẻ phe chính cũng không nhuần là nhân nghĩa. Có những nhân vật ra mặt đức độ rất lâu, đến một lúc nào đó lại hiện rõ sự gian ác, tráo trở làm người đọc không khỏi bất ngờ.
Ta thử lược khảo vài nhân vật Nam và nử trong truyện Kim Dung :

a)-Nhân vật nam

Các nhân vật nam chính thường được mô tả từ khi còn nhỏ, cốt truyện tiếp nối các gian nan, thử thách của họ trước khi đạt tới trình độ võ công cao nhất. Trong truyện Kim Dung, những người đạt tới cảnh giới cao nhất của võ học đều là nam giới, như Tạ Tốn, Hồng Thất Công, Âu Dương Phong, Độc Cô Cầu Bại...Những nhân vật nam cũng là thường đầu mối chính trong các xung đột lớn nhỏ, vì ngoài số ít những kẻ chất phác, Kim Dung thường cho những nhân vật nam tính ham công danh lợi lộc, dẫn đến tàn sát lẫn nhau.
•Trần Gia Lạc: Thư kiếm ân cừu lục
•Viên Thừa Chí: Bích huyết kiếm
•Quách Tĩnh: Anh hùng xạ điêu
•Dương Quá: Thần điêu đại hiệp
•Hồ Nhất Đao Tuyết sơn phi hồ
•Miêu Nhân Phượng: Tuyết sơn phi hồ, Phi hồ ngoại truyện
•Hồ Phỉ Tuyết sơn phi hồ, Phi hồ ngoại truyện
•Trương Thúy Sơn: Ỷ Thiên Đồ Long ký
•Trương Vô Kỵ: Ỷ Thiên Đồ Long ký
•Địch Vân: Liên thành quyết
•Tiêu Phong: Thiên long bát bộ
•Đoàn Dự: Thiên long bát bộ
•Hư Trúc: Thiên long bát bộ
•Thạch Phá Thiên: Hiệp khách hành
•Lệnh Hồ Xung: Tiếu ngạo giang hồ
•Nhạc Bất Quần: Tiếu ngạo giang hồ
•Tả Lãnh Thiền: Tiếu ngạo giang hồ
•Nhậm Ngã Hành: Tiếu ngạo giang hồ
•Vi Tiểu Bảo: Lộc Đỉnh Ký

Các nhân vật nam mà Kim Dung yêu thích nhất là: Lệnh Hồ Xung, Kiều Phong, Quách Tĩnh, Dương Quá, Đoàn Dự, Trương Vô Kỵ, Phong Thanh Dương, Hoàng Dược Sư, Chu Bá Thông
b)-Nhân vật nữ

Mặc dù nữ nhân vật trong nhiều tác phẩm võ thuật được tạo ra để minh họa cho tình yêu của các nhân vật nam, nhiều nhân vật nữ lại là trung tâm của cốt truyện, được miêu tả là những cá nhân không bị lệ thuộc, mạnh mẽ, độc lập, thông minh, và có võ thuật tài giỏi. Ví dụ, Hoàng Dung trong Anh hùng xạ điêu không chỉ là người Quách Tĩnh yêu mến mà còn là một cô gái dí dỏm, thông minh hơn chồng mình là Quách Tĩnh. Năng lực trí tuệ của cô cùng với sức mạnh cơ thể của Quách Tĩnh đã bổ sung cho nhau. Hoắc Thanh Đồng trong Thư kiếm ân cừu lục là một người giỏi võ, một người chị biết che chở, một đứa con có hiếu, và là một người sẵn sàng bảo vệ cho lợi ích của những người thân và dân tộc của cô. Công chúa Hương Hương dù không biết võ thuật nhưng cô đóng vai trò quan trọng trong câu truyện. Cuối truyện, cô tỏ ra không chỉ xinh đẹp mà còn đủ thông minh đế biết được sự thèm muốn của Càn Long. Cô có lòng cam đảm để hi sinh chính mình để bảo vệ của bộ tộc và cảnh báo Trần Gia Lạc trước những âm mưu của Càn Long. HÂn Tố Tố, Triệu Mẫn và Chu Chỉ Nhược được miêu tả có sự can đảm, quyết tâm và thông minh bằng, nếu không nói là hơn các nhân vật nam khác trong Ỷ Thiên Đồ Long ký.
Các nữ nhân vật chính trong tác phẩm của Kim Dung gồm có:
•Hương Hương công chúa: Thư kiếm ân cừu lục
•Hoắc Thanh Đồng: Thư kiếm ân cừu lục
•Lý Nguyên Chỉ: Thư kiếm ân cừu lục
•Hạ Thanh Thanh: Bích huyết kiếm
•A Cửu (Trường Bình công chúa): Bích huyết kiếm
•Hoàng Dung: Anh hùng xạ điêu
•Tiểu Long Nữ: Thần điêu đại hiệp
•Viên Tử Y: Phi hồ ngoại truyện
•Trình Linh Tố: Phi hồ ngoại truyện
•Miêu Nhược Lan: Tuyết sơn phi hồ
•Ân Tố Tố Ỷ Thiên Đồ Long ký
•Triệu Mẫn: Ỷ Thiên Đồ Long ký
•Tiểu Chiêu: Ỷ Thiên Đồ Long ký
•Chu Chỉ Nhược: Ỷ Thiên Đồ Long ký
•Thích Phương: Liên thành Quyết
•Thủy Sinh: Liên thành Quyết
•A Châu Thiên long bát bộ
•A Tử: Thiên long bát bộ
•Vương Ngữ Yên: Thiên long bát bộ
•Mộc Uyển Thanh: Thiên long bát bộ
•Chung Linh: Thiên long bát bộ
•Tiêu Trung Tuệ: Uyên ương đao
•Lý Văn Tú: Bạch mã khiếu tây phong
•Đinh Đang: Hiệp khách hành
•A Tú: Hiệp khách hành
•A Thanh: Việt Nữ kiếm
•Nhậm Doanh Doanh: Tiếu ngạo giang hồ
•Nhạc Linh San: Tiếu ngạo giang hồ
•Nghi Lâm: Tiếu ngạo giang hồ
•Song Nhi: Lộc Đỉnh ký
•Tô Thuyên: Lộc Đỉnh ký
•Tăng Nhu: Lộc Đỉnh ký
•Phương Di: Lộc Đỉnh ký
•Mộc Kiếm Bình: Lộc Đỉnh ký
•Kiến Ninh công chúa: Lộc Đỉnh ký
•A Kha: Lộc Đỉnh ký

Các nhân vật nữ mà Kim Dung yêu thích nhất là: Hoàng Dung, Tiểu Long Nữ, Trình Linh Tố, Lạc Băng, A Cửu, Hà Thiết Thủ, Lam Phượng Hoàng.

Các nhân vật nữ mà Kim Dung xem là người vợ lý tưởng bao gồm: Nhậm Doanh Doanh, Triệu Mẫn, A Châu, Tăng Nhu, Chu Chỉ Nhược.

Các nhân vật nữ mà Kim Dung nguyện suốt đời yêu thương và bảo vệ là: Quách Tương, Tiểu Chiêu, Nghi Lâm, Song Nhi, A Bích, A Cửu, Trình Anh, Công Tôn Lục Ngạc, Cam Bảo Bảo

Ngũ tuyệt

"Thiên hạ ngũ tuyệt" (Võ lâm ngũ bá) là năm nhân vật được coi như có võ công cao nhất trong Xạ điêu tam bộ khúc. Ở lần gặp thứ nhất Hoa Sơn luận kiếm (chuyện xảy ra trước bộ Anh hùng xạ điêu nhưng được nhắc lại) đã phân định Vương Trùng Dương là người võ công cao nhất. Ngũ tuyệt gồm có:
•Vương Trùng Dương ở trung tâm (Trung Thần Thông)
•Hoàng Dược Sư ở phương Đông (Đông Tà)
•Âu Dương Phong ở phương Tây (Tây Độc)
•Đoàn Trí Hưng ở phương Nam (Nam Đế)
•Hồng Thất Công ở phương Bắc (Bắc Cái)
Ngoài ra, Lâm Triều Anh và Cừu Thiên Nhận cũng được coi trọng mặc dù vắng mặt trong cuộc Hoa Sơn luận kiếm thứ nhất.

Lần Hoa Sơn luận kiếm thứ hai, được kể cuối bộ Anh hùng xạ điêu, không phân thắng bại vì Âu Dương Phong đã bị tẩu hỏa nhập ma còn Cừu Thiên Nhận rút lui. Tuy vậy, Chu Bá Thông, sư đệ của Vương Trùng Dương có thể coi là người có võ công giỏi nhất tại thời điểm đó.

Ở lần Hoa Sơn luận kiếm thứ ba, được kể cuối bộ Thần điêu hiệp lữ, không còn Cừu Thiên Nhận và Kim Luân Pháp Vương vì đã chết. Hồng Thất Công và Âu Dương Phong cũng đã mất sau trận kịch đấu bất phân thắng bại. Kết cuộc, Chu Bá Thông, Quách Tĩnh và Dương Quá thế chỗ Vương Trùng Dương, Hồng Thất Công và Âu Dương Phong trong danh sách ngũ tuyệt:
•Chu Bá Thông ở trung tâm (Trung Ngoan Đồng)
•Hoàng Dược Sư ở phương Đông (Đông Tà)
•Dương Quá ở phương Tây (Tây Cuồng)
•Nhất Đăng ở phương Nam (Nam Tăng)
•Quách Tĩnh ở phương Bắc (Bắc Hiệp)
Nhất Đăng là pháp hiệu của Đoàn Trí Hưng sau khi thoái vị và trở thành hòa thượng.

Độc Cô Cầu Bại

Độc Cô Cầu Bại là nhân vật độc nhất trong các tác phẩm của Kim Dung. Nhân vật này chưa bao giờ xuất hiện trong tác phẩm, nhưng có võ công tuyệt hảo. Chỉ có tên được nhắc đến trong Anh Hùng Xạ Điêu, Thần điêu đại hiệp, Tiếu ngạo giang hồ, Lộc Đỉnh Ký. Sau này, một số hãng phim cũng có xây dựng phim bộ từ nhân vật này.

Độc Cô Cầu Bại tuy không xuất hiện, nhưng những gì ông để lại cũng đủ làm nên một trường sóng gió. Như bốn thanh kiếm dành cho Dương Quá, cộng với con chim khổng lồ đã giúp Dương Quá sáng tạo ra một pho võ công thượng thặng. Lệnh Hồ Xung qua Phong Thanh Dương học được võ công Độc Cô cửu kiếm mà kiếm pháp của y đã trở thành thiên hạ vô địch thủ (với tiêu chí là vô chiêu thắng hữu chiêu).

G- NHỮNG NHẬN VÂT LỊCH SỬ TRUNG HOA TRONG TRUYỆN KIM DUNG :

Kim Dung đã phỏng theo nhiều nhân vật lịch sử và đưa vào các tác phẩm của mình. Ông tự do thêm các chi tiết hội thoại, hành động mà trong tiểu sử chính thức của những nhân vật này không đề cập đến. Ví dụ như Đà Lôi là con út của Thành Cát Tư Hãn xuất hiện là bạn thời thơ ấu của Quách Tĩnh; Vi Tiểu Bảo trở thành bạn của vua Khang Hy... Các tiểu thuyết của Kim Dung có yếu tố lịch sử bao gồm: Thư kiếm ân cừu lục, Bích huyết kiếm, Thiên Long bát bộ, Xạ Điêu tam bộ khúc, Lộc Đỉnh ký và Việt nữ kiếm
•Hoàn Nhan A Cốt Đả: Thiên long bát bộ
•Gia Luật Hồng Cơ Thiên long bát bộ
•Đế quốc Mông Cổ •Thành Cát Tư Hãn, Truật Xích, Sát Hợp Đài, Oa Khoát Đài, Đà Lôi: Anh hùng xạ điêu
•Mông Kha, Hốt Tất Liệt: Thần Điêu hiệp lữ

•Gia Luật Sở Tài: Thần Điêu hiệp lữ
•Toàn Chân giáo, xuất hiện nhiều trong Xạ Điêu tam bộ khúc, gồm: •Vương Trùng Dương người sáng lập ra giáo phái Toàn Chân.
•Mã Ngọc, Khâu Xứ Cơ, Vương Xứ Nhất, Lưu Xứ Huyền, Đàm Xứ Đoan, Hách Đại Thông, Tôn Bất Nhị: Toàn Chân thất tử.

•Trương Tam Phong: Ỷ Thiên Đồ Long ký
•Chu Nguyên Chương, Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân: Ỷ Thiên Đồ Long ký
•Trần Hữu Lượng: Ỷ Thiên Đồ Long ký
•Nhà Thanh •Hoàng Thái Cực, Khang Hi: Lộc Đỉnh ký
•Càn Long:Thư kiếm ân cừu lụ

•Sùng Trinh, Ngô Tam Quế: Lộc Đỉnh ký
•Vương quốc Đại Lý
•Đoàn Chính Minh, Đoàn Chính Thuần và Đoàn Dự (hay còn gọi là Đoàn Chính Nghiêm): Thiên long bát bộ
•Đoàn Trí Hưng: Anh hùng xạ điêu và Thần điêu đại hiệp
H- NHỮNG THÉ VỎ, CHIÊU THỨC TRONG KÍẾM HIỆP KIM DUNG :

Chiêu thức cũng là một yếu tố quan trọng trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung. Có những chiêu thức tuy không nói ra nhưng hàm chứa một triết lý sống, ví dụ:
•Chiêu Độc Cô cửu kiếm của Lệnh Hồ Xung trong Tiếu ngạo giang hồ. Với tiêu chí vô chiêu thắng hữu chiêu, chỉ có tiến không có lùi. Nó cũng như bản tính của Lệnh Hồ Xung tính tình phóng đãng (vô chiêu) không muốn đi theo tập tục lễ giáo (hữu chiêu), làm việc gì cũng theo ý mình không cần phải e ngại (chỉ có tiến không có thoái).
•Chiêu Hàng long thập bát chưởng của Cái Bang, là một môn võ công thuần cương, tấn công trực diện, nên chỉ có những người tâm địa ngay thẳng như Kiều Phong, Hồng Thất Công, Quách Tĩnh... là đạt tới đỉnh cao của nó.
Những chiêu thức nổi tiếng nhất trong truyện Kim Dung có thể kể đến:
•Kim xà bí kíp: là võ công do Hạ Tuyết Nghi-Kim Xà Lang Quân sáng tạo ra và Viên Thừa chí tình cờ học được.
•Hàng long thập bát chưởng là chưởng pháp lừng danh, chỉ truyền cho đệ tử Cái Bang từ 8 túi trở lên và lập nhiều công lớn.
•Dịch cân kinh (Dịch cân Tẩy tủy kinh, Đạt Ma Dịch cân kinh) là một phương pháp rèn luyện nội công của phái Thiếu Lâm
•Thái cực quyền của Trương Tam Phong chưởng môn phái Võ Đang sáng tác, là một môn võ .
•Ảm nhiên tiêu hồn chưởng là môn võ công quái dị của Dương Quá.
•Càn khôn đại nã di, bí kíp nội công thượng thặng của Minh Giáo.
•Quỳ Hoa bảo điển - Tịch tà kiếm phổ, là 1 loại võ công nhưng bị biến đổi thành 2 cách luyện, cả 2 cách luyện đều đòi hỏi người luyện phải tự cung.
•Đả cẩu bổng pháp: môn võ công gậy đánh chó, chỉ dành cho bang chủ Cái Bang.
•Song thủ hỗ bác: chiêu thức quái đản của Chu Bá Thông, là thuật phân tâm sao cho 2 bàn tay có thể ra 2 chiêu khác nhau cùng 1 lúc.
•Độc cô cửu kiếm: môn võ của Độc Cô Cầu Bại, được Phong Thanh Dương truyền lại cho Lệnh Hồ Xung.
•Hấp tinh đại pháp, môn võ bị căm ghét nhất võ lâm, vì hút nội lực kẻ khác.
•Lục mạch thần kiếm: Kiếm pháp thượng thừa của nước Đại Lý.
•Lăng ba vi bộ: Khinh công thượng thừa của phái Tiêu Dao, môn võ mà Đoàn Dự vô tình học được.
•Đàn chỉ thần công: Môn võ này dùng sức mạnh nội công để bắn đi hòn đá nhỏ bằng ngón tay. Đây là tuyệt học đắc ý của Hoàng Dược Sư.
•Lạc Anh thần kiếm chưởng: Cũng là một chiêu đắc ý của Hoàng Dược Sư.
•Cáp mô công: môn võ của Âu Dương Phong (cáp mô nghĩa là con cóc)
•Cửu âm chân kinh: Một bộ bí kíp võ công cao siêu âm độc vốn thuộc sở hữu cửa Vương Trùng Dương
•Cửu dương thần công: Một bí kíp võ công có khả năng bảo vệ cơ thể tốt mà Trương Vô Kỵ học được
•Nhất dương chỉ :Môn võ chỉ truyền giữa các đời vua Đại Lý
•Bắc Minh thần công :Môn võ Đoàn Dự học được, tương tự với Hấp Tinh đại pháp.
•Tiên Thiên công: Môn võ tuyệt học của phái Toàn Chân, nhờ nó mà Vương Trùng Dương mới trở thành Đệ nhất thiên hạ trong Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất. Sau lần này, vì lo ngại sau khi mình mất đi sẽ không còn ai trị được Tây Độc Âu Dương Phong, nên Vương Trùng Dương đến Đại Lý truyền lại cho Đoàn Chí Hưng, đồng thời học lấy Nhất Dương Chỉ công. Chỉ khi có Tiên Thiên công và Nhất Dương Chỉ Công mới có thể đã thông được kỳ kinh bát mạch.
•Ngọc Nữ tâm kinh: Môn võ của phái Cổ Mộ.
•Thất tinh Bắc Đẩu trận: Trận pháp dựa theo vị trí của 7 vì sao do Thanh Hư Chân Nhân truyền lại cho Vương Trùng Dương và được thi triển bởi 7 đệ tử.
•Sư tử hống: Tuyệt chiêu của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn.
•Tử hà thần công: Môn võ của Nhạc Bất Quần trưởng môn phái Hoa Sơn (Tiếu ngạo giang hồ
•Thiết chưởng: Tuyệt chiêu của Cừu Thiên Nhận (Anh hùng xạ điêu)
•Cửu Âm bạch cốt trảo: Môn võ Mai Siêu Phong học được từ Cửu Âm chân kinh.
•Thần chiếu kinh thần chưởng là môn công phu rất lợi hại: chỉ cần chụp vào ai là người đó chết, trừ phi mặc chiếc Ô Tằm Giáp.
•Kim Cuơng phục ma khuyên: là trận pháp của bà nhà sư chữ Độ phái Thiếu Lâm, sau bị Truơng Vô Kỵ phá giải.
Chiêu thức võ công mà Kim Dung yêu thích nhất là Kháng long hữu hối (trong Hàng long thập bát chưởng.
I - NHỮNG BANG HỘI, MÔN PHÁI VÕ LÂM TRONG TIỂU THUYẾT KIM DUNG

Nhiều môn phái, bang hội trong các tác phẩm của Kim Dung được nhắc lại nhiều lần. Có những phái có thật ngoài đời mặc dù các chi tiết đã được Kim Dung thêm nhiều. Các môn phái, bang hội, giáo phái hay gặp nhất trong các tác phẩm của Kim Dung là:
•Thiếu Lâm
•Cái Bang
•Võ Đang
•Côn Luân
•Nga Mi
•Không Động
•Minh Giáo
•Cổ Mộ
•phái Thanh Thành
•Điểm Thương
•Ngũ Nhạc kiếm phái bao gồm: •Tung Sơn
•Thái Sơn
•Hoa Sơn
•Hành Sơn
•Hằng Sơn

•Đại Lý Đoàn Thị
•Toàn Chân giáo

Những môn phái này chia ra hai phe chánh - tà thường xuyên đối chọi nhau, phe chính được kêu là Danh môn chính phái, phe tà bị gọi là Tà ma ngoại đạo. Về chất lượng của các bang, phái, trong truyện Kim Dung thường nhắc đến Thiếu Lâm, Cái Bang (mệnh danh là Thái Sơn và Bắc Đẩu trong võ lâm) và Minh Giáo, về võ công thì Thiếu Lâm là nhất, về bang hội thì Cái Bang mạnh nhất, còn về giáo phái thì Minh Giáo mạnh nhất. Tuy nhiên đọc hết các tác phẩm của ông thì ta thấy đó chỉ là cái hư danh.

Thời biểu xãy ra trong truyện
Kim Dung

Tiểu thuyết
飛 Phi 笑 Tiếu
雪 Tuyết 書 Thư
連 Liên 神 Thần
天 Thiên 俠 Hiệp
射 Xạ 倚 Ỷ
白 Bạch 碧 Bích
鹿 Lộc 鴛 Uyên
Truyện ngắn
越女劍 Việt nữ kiếm
Năm Tiểu thuyết

Thế kỉ 6 TCN Việt Nữ kiếm
Thế kỉ 11 Thiên long bát bộ
Thế kỉ 13 Anh hùng xạ điêu
Thần điêu đại hiệp
Thế kỉ 14 Ỷ thiên Đồ Long ký
Thế kỉ 16 Tiếu ngạo giang hồ
Hiệp khách hành
Thế kỉ 17 Bích huyết kiếm
Lộc Đỉnh ký
Thế kỉ 18 Thư kiếm ân cừu lục
Phi hồ ngoại truyện
Tuyết sơn phi hồ
Thế kỉ 19 Liên thành quyết

1 Tiếu ngạo giang hồ không nói rõ xảy ra vào thời gian nào; Kim Dung nói rằng ông cố tình bỏ ngỏ. Tuy vậy độc giả đã phát hiện ra rằng câu truyện có thể xảy ra vào thời Minh, bởi vì phái Võ Đang và Nga Mi (thành lập vào đầu triều Minh) xuất hiện nổi bật, và bởi vì người Mãn Châu không được đề cập. Trong vài bộ phim chuyển thể như Swordsman II với Lý Liên Kiệt đóng vai chính, câu truyện diễn ra vào thời vua Vạn Lịch, tức là cuối triều Minh, trước khi nhà Thanh xâm lấn
I I - BÀN VỀ CON NGƯỜI "NGỤY " TRONG TIỂU THUYẾT KIM DUNG

Danh từ Ngụy người ta thường dùng để chỉ một con người, hay một thể chế nào đó hình thức bên ngoài là tốt, nhưng thực ra bên trong vô cùng xấu xa, một tính chất lừa đảo nhiều người, có khi cả một dân tộc, nhiều khi cả thấ giới. Ngụy ở đây là ngụy tạo, là che đậy những âm mưu hiểm độc nhằm chiếm đoạt danh vọng ,địa vi, vật chất cho cá nhân hay tập đoàn của mình mà bên ngoài vẫn rêu rao những lời lẻ có vẻ hợp lý ,vị tha, đạo đức.

Trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, có một cuốn tôi tâm đắc nhất nói về tâm lý nhân vật đó là cuôn Tiếu Ngạo Giang Hồ mà hai nhân vật tiêu biểu nhất là Quân Tử Kiếm Nhạc Bất Quần và người học trò Lệnh Hồ Xung . Nhân vật mà tôi giới thiệu trong Entry nấy là con người đặc biệt, có cái bề ngoài là một danh kiếm , tướng mạo đẹp đẻ như thư sinh, là chưỡng môn một chính phái , y nổi danh là quân tử nên giới vỏ lâm chính đạo đặt cho y danh hiệu là Quân Tử Kiếm .Nhưng bên trong cái phong thái chính nhân Quân Tử Kiếm đó là cả những âm mưu hiểm độc làm hại học trò, gia dình, giới vỏ lâm, và cả bản thận mình chỉ vì tham vọng làm Bá Chủ Võ Lâm .của y. Ta thử đọc truyện xem Quân Tủ Kiếm Nhạc Bất Quần chưỡng môn phái Hoa Sơn đã thực hiện những âm mưu đó như thế nào

Thiết nghĩ ,để quý vị độc giả có thể hiểu được bài tham luận nầy tôi xin tóm lược lại cốt truyện cuốn Tiếu Ngạo Giang Hồ , những tình tiết cần nhấn mạnh về hành động nhân vật chính diện lẫn phản diện từ tâm lý , để có cơ sở phân tích và luận bàn trong chủ đề Entry nầy
Tóm tắt cốt truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ :

Đất Trung Hoa ngày xưa có năm ngọn núi gọi là Ngũ Nhạc gồm : Thái Sơn, Hắng Sơn, Tung Sơn, Hành Sơn, và Hoa Sơn. Mỗi núi có một môn phái hiếm hiệp cát cứ làm lãnh địa để làm dinh trại, thâu nhận , dạy dổ đệ tử để lưu truyền môn vỏ thuật của mình của mình Người đứng đầu phái được gọi là chuởng môn, một chức vụ như là vua một nước . Mỗi chưỡng môn đều có những ngón vỏ bí kiếp riêng, mổi người là một đại cao thủ nên có những ngón vỏ bí truyền ,tuyệt luân, không ai đich nổi .Họ thường đứng ra thâu nhận và nuôi dưỡng rất nhiều các đồ đệ của mình để dạy dổ, làm những hậu duệ sau nầy để lưu truyền môn vỏ của mình sau khi họ qua đời Mối giao hảo của các kiếm phái dựa trên hình thức đồng đạo vỏ lâm nhưng thực ra cũng ngấm ngầm đố kỵ ghen ghét lẩn nhau ,chỉ chờ có dịp trổ tài tranh nhau để thống nhất các phái. Trong các cuộc tỉ vỏ , phe nào thắng , chưỡng môn của họ sẽ lên làm minh chủ vỏ lâm tương tự như làm vua cả thé giới,một chức vụ mà chưỡng môn nào cũng khát vọng muốn làm dù phải trả bất cứ giá nào .Thời đó võ lâm có hai loại là Chính Phái và Tà Phái , phe nào cũng tự xưng mình là Chính Phái và gọi phe kia là Tà Phái hay Ma Đạo hay Ngụy Giáo, Ma Giáo .

Chưởng môn phái Hoa Sơn là Nhạc Bất Quần là một người lớn tuổi nhưng mặt mày thanh tú đẹp như ngọc vì nhờ có nội công thâm hậu , mặc dù hơn sáu mươi tuổi nhưng vẫn còn như bốn mươi Dáng dấp như một nhà nho nên thường đựợc gọi là tiên sinh ..Ông được gọi là Quân tử Kiếm vì cốt cách hiên ngang đường đường chính chính , không đánh lén kẻ địch bao giờ . Ông,được giới vỏ lâm chính đạo cho là mẩu mực của bậc quân tử trong làng võ thuật Môn vỏ bí truyền của Nhạc Bất Quần là Hoa Sơn Kiếm Pháp và vỏ công Tử Hà Công thâm hậu khiến chính phái hay tà phái cũng phải kiên dè .

Nhạc Bất Quần có vợ là Ninh Trung Tăc , một cô con gái rất xinh đẹp là Nhạc Linh San rất hiếu thảo .Lúc đó ở Phúc Oai Tiêu Cục của Lâm Chấn Nam người ta đồn đại cò một vỏ công bí kiềp tên là Tịch Tà Kiềm Phổ mà ai luyện thành công sẽ là vô địch vỏ lâm nên ai cũng khao khát muốn chiêm giữ lấy. Dư Thương Hải chưỡng môn phái Thanh Thành chuẩn bị đánh Phuc Oai Tiêu Cục để chiém đoạt bí kiếp nên Nhạc Bất Quần sai con gái là Nhạc Linh San cùng với đệ tử thứ nhì là Lao Đức Nặc mở quán rượu gần đó để thứa cơ " ngao cò tranh nhau " ra tay chiếm đoạt bí kiêp ( âm mưa thứ nhât của Quân tử kiếm ). Y cũng biết rằng đệ tử thứ hai của mình là Lao Đức Nặc là gián điệp của Chưỡng môn phái Tung Sơn là Tả Lãnh Thiền cài vào hàng ngũ phái Hoa Sơn để dò la tin tức, (Tã Lãnh Thiền cũng có tham vọng làm Minh Chủ Vỏ Lâm như Nhạc bất Quần ) , nhưng ông ta giả vờ như không biết để " tương kế tựu kế " về sau nầy ( âm mưu thứ hai của Quân Tử Kiếm ) .Khí phái Thanh Thành đánh tan Phước Oai Tiêu Cục bắt vợ chồng Lâm Chấn Nam về núi tra khảo nơi cất của bộ Tịch Tà Kiếm Phổ thì y cho người theo dỏi để thừa cơ ra tay trước ( âm mưu thứ ba của Quân tử Kiếm )

Đại đệ tử của Nhạc Bất Quần là Lệnh Hồ Xung một người kiếm pháp, vỏ công thâm hậu, tính tình rất phóng khoáng thẳng thắn , có những suy nghĩ khác sư phụ là phân biệt chính tà rỏ ràng, trong tà có chính, trong chính có tà tuỳ con người chứ không ai không thuộc chính phái đều là tà cả. Chính vì vậy Lệnh Hồ Xung giao du với tất cả những người theo Xung là chính mặc dù họ ở trong "tà giáo"

Một hôm , Lệnh Hồ Xung nghe được tấu khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ của hai tiền bối chính và tà giáo cùng hoà đàn với tiêu là Lưu Chánh Phong của (chính giáo ) phái Hằng Sơn và Khúc Dương trưỡng lão của Ma Giáo. Họ đã tặng cho Lệnh Hồ Xung hai bộ cầm phổ, tiêu phổ Tiếu Ngạo Giang Hồ và được gởi lời di chúc của Lâm Chấn Nam trước khi chết ( vì biết Lệnh Hồ Xung là chính nhân quân tử thực sự nên ông bà tin tưỡng ) : " Xin Lệnh Hồ hiền điệt báo cho con tôi là Lâm bình Chi ,dưới hầm một căn nhà cũ ở ngõ Hướng Dương có vật gì đó của tổ tiên nhà họ Lâm truyền lại cần phải giữ gìn cẩn thận .Trong đó có lời di chúc là con cháu đời sau bất cứ ai cũng không được mỡ ra xem nếu không sẽ có tai họa ghê gớm " Vật gì đó chình là bí kiêp Tịch tà Kiếm Phổ một kiếm phổ vô địch vỏ lâm nhưng cũng độc ác nhất thiên hạ là người luyện kiếm muốn đạt kiếm pháp thưọng thừa thí phải tự thiến mình ( cắt đứt đường sinh dục như thái giám ) .

Lâm bình Chi con trai Lâm Chấn Nam trên bước đường đi tìm cha mẹ bị các phe phái tấn công để khai thác tìm ra chổ giấu bí kiêp, thừa cơ đó, Nhạc Bất Quần ra tay cứu giúp, nhận y về làm đệ tử để lơi dung tình thầy trò sau nầy tìm ra nơi cất giấu của Tịch Tà Kiếm Phổ từ Lâm Bình Chi .( âm mưu thứ tư của Quân Tử Kiếm ) .Vì Lệnh Hồ Xung tánh tình khẵng khái, phóng khoáng thường ngao du với những nhân vật chính phái lẫn tà phái nên Nhạc Bât Quần ra lệnh giam đại đệ tử trên núi Ngọc Nữ Phong .Tai đây Lệnh Hồ Xung tình cờ học được Hoa Sơn Kiếm Pháp và Độc cô Cửu Kiếm cũa sư thúc tổ là Phong thanh Dương tiền bối truyền day. Chiêu thức kiếm nầy là dùng kiếm tông như nước chảy mây trôi khắc chế loại thế kiếm dùng khí công căn cứ vào nội công như của Nhạc Bất Quần

Nhạc bất Quần biết được rất tức giận vu cáo cho Lệnh Hô Xung lấy Tich Tà Kiếm Phổ của nhà Lâm Bình Chi, sai đệ tử thứ hai là Lao Đúc Nặc canh giữ Lệnh Hồ Xung. Sở dĩ y sai Lao Đức Nặc canh giữ Xung vì biết y la gián điệp của Tả Lãnh Thiền chưỡng môn phái Tung Sơn nên giã vờ tạo bộ Kiếm Phổ giả cho Lao Đức Nặc đánh cắp mang về cho Tã Lãnh Thiền .Thực sự ra Nhạc Bất Quần đã lấy được bộ Tịch Tà Kiếm Phổ thât ( âm mưu thứ năm của Quân Tữ Kiếm ) và y đã tự thiến để học . Sau khi thành công âm mưu làm bộ bí kiếp giã cho Lao Đức Nặc mang về , Nhạc Bất Quần trục xuất Lệnh Hồ Xung ra khỏi phái Hoa Sơn đuổi xuống núi ..

Bộ Tich Tà Kiếm Phổ thật có ghi " Võ lâm xưng hùng, Dẫn đao tự cung " nghĩa là muốn xưng hùng vỏ lâm phải tự thiến mình ( cắt bộ phận sinh dục đàn ông ), đó là cái tai họa ghê gớm mà quyển bí kiếp đã ghi rỏ cấm con cháu không được học , Nhưng bộ Tịch tà kiếm phổ giả mà Lao Đức Nặc đánh cắp giao cho Tã Lãnh Thiền do Nhạc Bất Quần chế ra lại không ghi câu nầy nên y học mãi mà không phát huy tác dụng cao . Còn Nhạc Bất Quần vì tham vọng làm minh chủ vỏ lâm nên y đã tự thiến mình mặc dù y chỉ có một con gái là Nhạc Linh San , y chấp nhận phạm tội bất hiêu " Bất hiếu hữu tam , vô hậu vi đại " ( có ba điều bất hiếu , không có con trai nối dõi là bất hiêu lớn nhât ).

Lệnh hồ Xung bị sư phụ Nhạc Bất Quần đuổi khỏi phái Hoa Sơn, Xung lang thang kết bạn với nhiều người chính và tà phái, trong đó có cô bạn gái Nhậm Doanh Doanh con gái của giáo chủ Triều Dương Thần Gíáo thuộc phe "ma giáo ". Một hôm Lệnh hồ Xung bị kẻ ác tập kích đánh lén nên bi thương trầm trọng , Nhậm Doanh Doanh phải cõng Lệnh Hồ Xung lên chùa Thiếu Lâm nhờ các nhà sư điều trị , chấp nhận cho họ giam, cầm tù bản thân mình để cứu Lệnh Hồ Xung .Khi Lệnh hồ Xung hết bệnh , Xung thấy tình cảm của Doanh Doanh đối với mình quá cao thượng nên tìm cách cứu Doanh Doanh ra khỏi Thiếu Lâm Tự , Lệnh hồ Xung vận động bạn bè kéo lên Thiếu Lâm Tự đòi thả Doanh Doanh ra . Thiếu Lâm Tự cầu viện phe chính phái giúp đở trong đó có Hoa Sơn, Tung Sơn Lệnh Hồ Xung buộc lòng phải giao đấu với sư phụ là Nhạc Bất Quấn để cứu Doanh Doanh . Lệnh hồ Xung dùng Độc cô cửu kiếm chống lại Hoa Sơn Kiếm Pháp của Nhạc Bât Quần và thắng sư phụ.. Nhạc Bất Quần thấy đại đệ tữ quá tài giỏi, và y cũng có những mưu kế sau nầy nên dụ Lệnh Hồ Xung gia nhập lại phái Hoa Sơn và hứa gả con gái là Nhạc Linh San cho Xung Nhưng Lệnh hồ Xung biết âm mưu của sư phụ nên từ chối khiến Nhạc Bất Quần tự ái dùng kiếm pháp khí tông đánh kiêm pháp kiêm tông của Lệnh Hồ Xung .Lệnh hồ Xung nghĩ tình thầy trò trước đây nên không chống trả .Nhạc Bât Quần tức giận đá Lệnh hồ Xung nhưng y lại té làm gãy xương chân.. Đây thực ra là một màn kịch của Nhạc Bất Quần vi y biết trân đấu có Tả Lãnh Thiền ( chuởng môn phái Tung Sơn ), là kẻ thù tranh bá sau nầy của y đứng coi nên khi y đá vào Lệnh Hồ Xung nhưng lén vận công tự làm gãy xương chân của mình để đổ thừa cho Lệnh Hồ Xung đánh sư phụ tàn nhẩn, bôi lọ Lệnh Hồ Xung là phản đồ .Vì có mặt Tã Lãnh Thiền nên Nhạc Bất Quần không tiện dùng Tịch Tà Kiếm, Phổ để đánh Lệnh Hồ Xung mà phải giã vờ dùng "khổ nhục kế " yếu sức bị gãy xương để cho Thiền xem thường y mà không đề phòng , sau nầy quả nhiên Tả Lãnh Thiền mắc mưu nầy của y nên bị đánh mù mắt ,thật là một âm mưu hiểm độc ( âm mưu thứ sáu của Quân Tử Kiếm )

Những âm mưu đó của Nhạc Bất Quần đã qua mặt nhiều người, chỉ có vợ của y la Ninh Trung Tắc biết , bà cũng biết Nhạc Bất Quần đã tự thiến để học Tịch Tà Kiếm Pháp vì từ lâu y đã tránh chuyện gối chăn với bà . Vi tự thiến nên Nhạc Bất Quần dần dần thay đổi tiếng nói trở thành eo éo như phụ nử, râu lại rụng mà không mọc lại,. hành động yểu điệu như người phụ nử không giống người đàn ông nửa .Bà Ninh Trung Tắc rất buồn vì chồng tham vọng làm Vỏ Lâm Minh Chủ Vỏ Lâm mà hy sinh hạnh phúc gia đình nên bà khuyên y từ bỏ đừng luyện Tịch Tà Kiếm Phổ , vu cáo Lệnh Hồ Xung nửa . Nhạc Bất Quần giã vờ nghe lời vợ quăng tấm áo cà sa có ghi cách luyện Tịch Tà Kiếm Phổ xuống núí trước mặt vợ cho bà yên lòng , nhưng thực ra y dự định sẽ lén vợ ra nhặt lại và không cho bà Tắc biết ,.( âm mưu thứ bảy của Quân Tữ Kiếm ) Sáng hôm sau y ra khe núi định nhặt lại áo cà sa ghi chép kiếm phổ nhưng có người đã nhặt mất . Người nhặt chính là Lâm Bình Chi con của Lâm chấn Nam mà trước đây y đã nhận về làm đệ tử . Đã từ lâu Lâm Bình Chi nghi ngờ sư phụ đã lấy được Tịch Tà Kiếm Phồ cũa gia đình mình nên y âm thầm theo dỏi, Khi thấy Nhạc Bất Quần quăng tấm áo cà sa xuống núi Chi đã nhanh tay nhặt trước. Được kiếm phổ Lâm Bình Chi vì nóng lòng muốn trả thù cho cha mẹ nên y đã tự thiến mình học ngấu nghiến môn kiếm thượng thừa quái ác nầy .Nhạc Bất Quần cũng nghi ngờ Lâm bình Chi lấy bí kiếp nên ông ta dùng một âm mưu rất độc là kêu Chi vào vào gã con gái là Nhạc Linh San cho Chi. Sau đêm tân hôn Nhạc Bất Quần tìm gặp riêng con gái và hỏi Nhạc Linh San tối qua có hạnh phúc không ? .Dĩ nhiên Lâm Bình Chi khi nhặt được bí kiếp y đã tự thiến thành thái giám rồi thì làm sao thực hiện nghĩa vụ người chồng trong đêm động phòng hoa chúc được,. Tuy nhiên vì muốn giữ thể diện nên Nhạc Linh San nói dối với cha là rất hạnh phúc, lời nói dối nầy đã gúp cho Lâm Bình Chi không bị Nhạc Bất Quần giết chết vì Nhạc Bất Quần nghĩ Lâm Bình Chi không phải là người nhặt được bí kiếp, vì nếu nhặt được thì y đã tự thiến mình rồi , đâu còn gì để ân ái với Nhạc Linh San trong đêm động phòng ( âm mưu thứ tám của Nhạc Bất Quần ) .

Chuyện kết thúc bằng một cuộc đọ sức giữa năm phái để tìm người giỏi ra làm Minh Chủ Vỏ Lâm trên núi Tung Sơn , sau rốt chỉ còn Tả Lãnh Thiền và Nhạc Bất Quần quyết đấu . Tả Lãnh Thiền sử dụng chiêu thức trong Tịch Tà Kiếm Phổ giã , còn Nhạc Bất Quần sử dụng chiêu thức Tịch Tà Kiếm Phổ thật , Tả lãnh Thiền có ý xem thường địch thủ về nội công vì trước đây y đả chứng kiến tân mắt Nhạc Bất Quần đã đá Lệnh Hồ Xung một cái mà gãy xương chân ( đây là một mưu kế khổ nhục mà Nhạc Bất Quần đã thực hiện để gạt Tả Lãnh Thiền ). nên y đã bị Nhạc Bất Quần dùng Tịch Tà Kiếm Pháp thật đâm cho mù mắt. Chừng đó vỏ lâm mới vở lẻ là Nhạc Bất Quần đã chiếm được bí kiếp Tịch Tà kiếm Phổ từ lâu và âm thầm luyện tập , chiếc mặt nạ Nguỵ quân tử của y đã rơi . Sau cùng Nhạc Bất Quần cũng lên làm bá chủ vỏ lâm . Lệnh Hồ Xung sau đó lên làm chưỡng môn phái Hắng Sơn, cùng Nhậm Doanh Doanh yêu nhau .Nhạc Bất Quần thấy Lệnh Hồ Xung cũng là một chưỡng môn chính phái nên ông ta săn đón niềm nở không như lúc đuổi Lệnh Hồ Xung ra khỏi phái Hoa Sơn . Nhậm Doanh Doanh lúc đó mới nói nhỏ bên tai Lệnh Hồ Xung nhận xét về Nhạc Bất Quần chỉ ba tiếng : " Ngụy Qiuân Tử ".

Nhạc Bất Quần về sau bị biến thái giới tính nên điên điên khùng khùng bỏ vợ, bỏ con. Tịch Tà Kiếm Pháp của y vì vậy kém hiệu lực, đánh không lại Độc Cô Cữu Kiếm của Lệnh Hồ Xung . Y bị Nhậm Doanh Doanh bóp miệng nhét vào viên thuốc Tam Thi Nảo Thần Đan là thuốc độc khống chế người khác của Triều Dương Thần Giáo để khỏi tuyên truyền bêu rếu Lệnh Hồ Xung Sau cùng y bị tiểu ni cô Nghi Lâm giết chết . Còn Lâm Bình Chi bị biến thái nên hoá điên loạn, giết vợ là Nhạc Linh San , y bi đánh mù mắt nên được Lao Đức Nặc dẫn về Tung Sơn cùng sống với Tả Lãnh Thiền , hai kẻ tham vọng vi Tịch Tà Kiếm Phồ thành hai kẻ mù đui sống cho hết chuổi ngày tàn .
C- BÌNH LUẬN ENTRY :

TIẾU NGẠO GIANG HỒ là một truyên vỏ hiệp hay, lôi cuốn , dẩn độc giả mới đầu đi từ cái giản dị nhất rồi sau đó những nút thắc dần dần hiện ra dẫn người đọc như đi vào một mê cung Những cái mê đồ đó Kim Dung đã rất khéo léo xây dựng với từ những kết quả chuẩn bị có sẩn để tạo những gút mắt ban đầu chưa có sẳn để người đọc càng ngày càng cảm thấy muốn được biết kết quả nút thắc đó là gì ? giải quyết ra sao. Tiểu thuyét Kim Dung có cái hay là đọc một trang ta phải lần đọc trang thứ hai và tiếp tục như thế cho đến hết cuốn dù là vài trăm trang . Thú thật từ nhỏ tôi đã mê đọc tiễu thuyết kiếm hiệp Kim Dung đến bỏ ăn bỏ ngũ vì lối viết truyện rất hấp dẫn của ông. TIẾU NGẠO GIANG HỒ là một truyện viết rất có hậu, kẻ gieo gió thì phải gặt bảo, người hiền lương thì được trời đất thương xót ban phước lành. Nhưng chủ đề mà tôi muốn nói về quiyển sách nầy là chữ NGỤY, tức là giã trá nham hiểm của lòng người . Nhạc Bất Quần một nhân vật tiếng tâm, có thực tài, thông minh xuất chúng, lại là chưỡng môn một chính phái đức cao trọng vọng , Thay vì dùng sự thông minh đó để làm những lợi ích cho vỏ lâm nhưng y lại đi lệch đường ,. mưu đồ lợi lộc cho cá nhân, khát vọng làm Minh Chủ Ngũ Nhạc Kiếm Phái đến nổi y đã không từ bỏ thủ đoạn nào để thực hiện y đồ. Với tham vọng cuồng điên đó , y đã hy sinh tất cả danh dự, người thân gia đình , đệ tử và ngay chính bản thân mình để rồi có một kết cục thãm hại . Suốt câu truyện , càng đọc tôi càng thấy kinh tởm cho một con người có những âm mưu hiểm độc, nắm bắt thời cơ rất tài tình để nguỵ tạo những hoàn cảnh lừa đảo, khiến người thông minh nhất cũng phải nhầm lẫn .Ở đây chúng ta cũng rút ra được một bài học là những con người học cao ,có tài, có cái bề ngoài đức cao trọng vọng,một khi họ trở lòng mà không biểu hiện ra mặt thì rất khó đối phó, mà khi họ ra mặt thì mọi việc đã muộn , phần thua sẽ thuộc về người bấy lâu đã tin tuỡng họ.

Nhân vô thập toàn , dù Nhạc Bất Quần có thông minh cở nào tôi vẫn còn thấy y còn hai khuyết điểm mà chắc có lẻ Kim Dung cố tình bỏ trống để gỡ những nút thắc mà ông đã thắc lại chung quanh nhân vật Nhạc Bất Quần , Đó là sau khi gã con gái là Nhạc Linh San cho Lâm Bình Chi, với mục đích là kiểm tra coi Chi có phải là người đã nhặt được Tịch Tà Kiếm Phổ hay không ( vì khi nhặt được, muốn học môn kiếp pháp đó ,Lâm bình Chi phải tự thiến mình như thái giám nên không thể "hành sự " đêm động phòng hoa chúc được ) nên y hỏi con gái là : đêm tân hôn con có Hạnh Phúc không " , mà quên rằng tâm lý của một người con gái sau đêm đó không ai dám nói thật những vấn đề phòng the cho ai biết dù là cha ruột mình, hơn nửa lại là một người khác phái . Nhạc Linh San đã nói dối cha là : " Con hạnh phúc " mà Nhạc Bất Quần vội tin ngay thì đúng y quả là sơ hở,mất cảnh giác của một tay ma đầu hiểm độc . Phải chi y nhờ vợ với tư cách là mẹ của Linh San hỏi con thì chắc chắn San đã khóc lóc nói thật với mẹ là Chi đã thành " thái giám " , vì người mẹ là người cùng phái ,dể cho người con gái tâm sự những điều thầm kín nhất . Thứ hai là khi vợ mình phản đối chuyện luyện tập Tịch Tà Kiếm Phổ sao Nhạc Bất Quần không đốt chiếc áo cà sa trước mặt vợ, vì dù sao y cũng đã học rồi (nên đánh Tả Lảnh Thiền chưỡng môn phái Tung Sơn mù mắt ) mà quăng xuống núi làm gì, sao y không nghĩ có người sẽ lượm được, nhất là Lâm Bình Chi chủ nhân thực sự của bộ kiếm pháp vẫn còn trên núi Hoa Sơn .Hơn nửa Nhạc Bất Quần đã .làm được bí kiếp giả thì tại sao y lại không làm một bí kiếp gỉa khác để gạt vợ mình ?

Tóm lại TIẾU NGẠO GIANG HỒ với hai nhân vật : "Ngụy QuânTử Kiếm " Nhạc Bát Quần và người đại đệ tử Lệnh Hồ Xung là hai thái cực đối kháng, với bộ truyện nầy Kim Dung đã nói lên rằng cuộc đời ta cũng không nên nhìn vào cái bề ngoài quá của một con người mà phán đoán cái tâm của họ. Con người nhiều khi trong giai đoạn nầy có thể họ tốt , nhưng những giai đoạn khác họ cũng có thể biến thành người xấu . Khi bắt gặp một vấn đề gi ta phải bình tỉnh xem thực hư ra sao , nếu cần phải kiểm chứng để khỏi rơi vào cái bẩy của những Nguỵ Quân Tử còn dẫy đầy trên thế giới nầy .

HUY THANH

http://thuvienaudio.net/main/viewtopic.php?f=28&t=3827

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét