Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Bộ Sưu Tập : Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Phạm Duy


Giới Thiệu:
Cây đại thụ của làng nhạc đã qua đời lúc 14h30 trưa 27/1 tại bệnh viện 115, hưởng thọ 93 tuổi. Ông ra đi để lại cho đời rất nhiều tác phẩm âm nhạc có giá trị, trong đó còn khá nhiều tác phẩm chưa được công bố.
Nhạc sĩ Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, ông sinh ngày 5/10/1921 tại phố Hàng Cót, Hà Nội. Phạm Duy được biết đến với vai trò ca sĩ và nhà nghiên cứu âm nhạc nhưng nổi bật nhất là nhạc sĩ với lượng sáng tác đồ sộ về số lượng và nhiều tác phẩm rất nổi tiếng.

Nhạc sĩ Phạm Duy có tiểu sử bệnh tim và đã từng hai lần trải qua phẫu thuật. Tuy nhiên, lần gần nhất ông xuất hiện trước công chúng, nhạc sĩ vẫn tỏ ra khá khoẻ mạnh và minh mẫn. Bởi vậy tin tức bất ngờ về việc ông qua đời đã gây rúng động trong giới nghệ sĩ cũng như những người yêu mến ông.
Một nhạc sĩ thân cận của Phạm Duy cho biết, sự ra đi của cậu con trai là ca sĩ Duy Quang cách đây chưa lâu (tháng 12/2012) đã ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần và tâm lý của ông. Đó cũng được cho là một trong những nguyên nhân khiến sức khoẻ của ông giảm sút nặng nề.
Tiểu Sử:
Nhạc sĩ Phạm Duy, tên thật là Phạm Duy Cẩn, xuất thân từ một gia đình văn nghiệp. Cha là Phạm Duy Tốn thường được xem như nhà văn xã hội đầu tiên của nền Văn học Mới hồi đầu thế kỷ 20. Anh là Phạm Duy Khiêm, giáo sư thạc sĩ, cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Pháp, văn sĩ Pháp văn, tác giả những cuốn Légendes des terres sereines, Nam et Sylvie, De Hanoi à Lacourtine…

Sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921 (5 tháng 9 năm Tân Dậu) tại phố Hàng Cót, Hà Nội. Phạm Duy học vỡ lòng tại trường Hàng Thùng, học tiểu học tại trường Hàng Vôi, học không được giỏi và thường bị phạt. Đến khi 13 tuổi (1934) vào được lớp nhất, ông học giỏi lên dần, thành một trong những học sinh ưu tú của lớp, nhất là môn đọc thơ tiếng Pháp.
Năm 1936, vào học ở trường Thăng Long, một trọng điểm trong thời kỳ kháng chiến. Thầy dạy ông có Võ Nguyên Giáp, còn trong đám bạn cùng lớp có nhà thơ Quang Dũng.
Năm 1940, nghe lời bè bạn, ông thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương, học thầy Tô Ngọc Vân, chung lớp với Bùi Xuân Phái, Võ Lăng… nhưng ông không có năng khiếu nhiều và không ham vẽ cho lắm. Thời kỳ này ông ca hát nhiều hơn là vẽ tranh.
Năm 1942 ông có sáng tác đầu tay “Cô hái mơ”.
Năm 1944, ông thành ca sĩ hát tân nhạc trong gánh hát cải lương Đức Huy – Charlot Miều. Gánh hát này đưa ông đi rất nhiều miền trên đất nước, từ Bắc chí Nam, khiến ông mở mang tầm mắt, ngoài ra tự nhiên cũng trở thành một trong những nhân tố quan trọng trong việc phổ biến tân nhạc đến các vùng. Thời kỳ hát rong, Phạm Duy được gặp gỡ nhiều tên tuổi lớn như thi sĩ Lưu Trọng Lư, nhạc sĩ Lê Thương, Lê Xuân Ái, Văn Đông… và nhất là nhạc sĩ Văn Cao, người sau này trở thành bạn thân thiết.
Sau đó ông khởi sự con đường âm nhạc của mình với việc trở thành ca sĩ trong gánh hát Đức Huy, đi diễn lưu động từ Bắc qua Trung vào Nam trong những năm 1943-1945. Ông là người đầu tiên hát nhạc cải cách trên đài Radio Indochine ở Sài Gòn vào năm 1944, mỗi tuần trình bày 2 lần.
Năm 1945, xảy ra nạn đói, Phạm Duy rời nhà cũ đi lang thang nhiều nơi, sau đó ông theo kháng chiến. Trong thời Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Phạm Duy trở thành cán bộ văn nghệ của Việt Minh và là một trong những nhạc sĩ thành công nhất lúc đó. Thời kỳ này, bên cạnh tài năng được khen ngợi, thì xu hướng lãng mạn của Phạm Duy bị cho là tiêu cực, nhiều bài hát của ông bắt đầu bị xét duyệt, cấm đoán. Sau do không chịu sự quản thúc ngặt nghèo, ông đã rời bỏ Việt Minh về thành[cần dẫn nguồn]. Từ đó tác phẩm của ông bị cấm phổ biến trong vùng kiểm soát của Việt Minh, cũng như ở miền Bắc sau 1954 và trên cả nước sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Năm 1949 ông lập gia đình với ca sĩ Thái Hằng.
Năm 1951, ông đưa gia đình về Sài Gòn.
Năm 1953, ông qua Pháp học về âm nhạc, tại đây quen với giáo sư Trần Văn Khê. Về lại miền Nam, ông tiếp tục sáng tác và biểu diễn trong ban hợp ca Thăng Long. Nhạc Phạm Duy phổ biến rất rộng rãi ở miền Nam (mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng gọi là “bàng bạc khắp mọi nơi”[2] thời bấy giờ). Thời gian này ông cũng có những hoạt động trong ngành điện ảnh.
Từ sau 30 tháng 4 năm 1975, ông và gia đình cư ngụ tại Thành phố Midway, Quận Cam, California.
Năm 1990, ông bắt đầu viết hồi ký, khi hoàn tất chia làm 4 cuốn.

Năm 1999, vợ ông là bà Thái Hằng qua đời, sự kiện này khiến ông bị cao huyết áp phải đi nằm bệnh viện một thời gian dài. Sau năm này, lần đầu về thăm quê hương sau 25 năm lưu lạc, ông gặp gỡ nhiều bạn cũ ở Việt Nam.
Tháng 5 năm 2005, ông trở về Việt Nam, mua nhà sống tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh cùng các con trai Duy Quang (ca sĩ), Duy Cường. Tháng 7 cùng năm, có 9 nhạc phẩm của ông được phép lưu hành ở Việt Nam; tháng 11, được phép lưu hành thêm 10 tác phẩm nữa. Tính đến nay (tháng 8 năm 2007) đã có hơn 40 tác phẩm của Phạm Duy được phổ biến tại Việt Nam, tính cả các đoản ca trong “Trường ca con đường cái quan”.
Ông qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 27 tháng 1 năm 2013, một tháng sau cái chết của con ông là ca sĩ Duy Quang.[1] Lễ động quan cử hành ngày 3 tháng 2 và ông sẽ yên nghỉ tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét