Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

TRẬN VÒNG CUNG KURSK-TRẬN CHIẾN XE TĂNG LỚN NHẤT TRONG THẾ CHIẾN II


Thời gian Theo Đức: 4 tháng 7 – 20 tháng 7 năm 1943 Theo Liên Xô: 4 tháng 7 – 23 tháng 8 năm 1943 
Địa điểm Kursk, Liên Xô 
Kết quả Thắng lợi của phía Xô Viết 
Tham chiến Đức Quốc Xã / Liên Xô 


Chỉ huy Erich von Manstein, Georgi Zhukov, Hans von Kluge Konstantin Rokossovskiy, Hermann Hoth Nikolai Vatutin Walther Model V.D. Sokolovsky M.M. Popov Ivan Konev Aleksandr Mikhailovich Vasilevsky 


Lực lượng 780.900 bộ binh 2.154 xe tăng 2.000 máy bay 2.300.000 bộ binh, 7.000 xe tăng, 5.500 máy bay 


Tổn thất Nguồn Nga: khoảng 500.000 người, trong đó 160.500 chết 1.000-1.500 xe tăng 1.096 máy bay 863.303 chết, bị thương hoặc bị bắt (254.000 chết) 6.064 xe tăng 1,626 máy bay , 5.245 khẩu pháo và pháo tự hành 


I.Hoàn cảnh lịch sử 


Trận vòng cung Kursk là trận đánh lớn xảy ra vào tháng 7 và tháng 8 năm 1943 trong Thế chiến thứ hai giữa quân đội Xô Viết và quân đội Đức Quốc Xã tại vùng đồng bằng giữa ba thành phố Kursk (tiếng Nga: Курск), Belgorod (Белгород) và Oriol (Орёл) thuộc miền trung nước Nga. Trận đánh này nổi tiếng là trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh, đỉnh điểm trong trận đánh này ngày 12 tháng 7 hai bên đã triển khai đánh nhau tại cánh đồng Prokhorovka (Прохоровка) trên 1.200 xe tăng và pháo tự hành diệt tăng. 


Với thắng lợi thuộc về phía quân đội Xô Viết, Trận vòng cung Kursk là bước ngoặt lớn trong Chiến tranh Xô-Đức cũng như trong Thế chiến thứ hai, sau trận đánh lớn này quân đội Đức Quốc xã đã mất hẳn quyền chủ động tấn công chiến lược và rơi vào phòng thủ bị động cho đến khi đầu hàng vào tháng 5 năm 1945. 


II. Lực lượng. 


*Wehrmacht Đức Đạo quân Trung tâm: 21 sư đoàn Đức và 3 sư đoàn Hungaria thuộc quân đoàn IX với 335.000 người do Thiếu tướng Walther Model chỉ huy. Trong 21 sư đoàn Đức có 6 sư đoàn thiết giáp (các sư đoàn 2, 4, 9, 12, 18, 20), sư đoàn 10 Panzergrenadier và 14 sư đoàn bộ binh. Tổng cộng quân đoàn IX có 590 xe tăng và 424 pháo tự hành chống tăng. Đạo quân phía Nam: Quân đoàn IV Thiết giáp do Thiếu tướng Hermann Hoth chỉ huy cùng với quân của tướng Walter Kempf có 350,000 người, 1269 xe tăng và 245 khẩu pháo. Tất cả 21 sư đoàn dưới sự chỉ huy của Thống chế Manstein. Tổng cộng quân Đức có 42 sư đoàn cùng 3 sư đoàn Hungaria. 


*Hồng quân Liên Xô Trên tuyến phòng ngự: Tuyến phòng thủ dài 450 km, sâu 190 km có 60.000 quả mìn, 20.000 pháo và súng cối, 6.000 pháo chống tăng và hàng trăm dàn Katyusha. Phương diện quân Trung tâm: 42 sư đoàn, 4 quân đoàn xe tăng do Konstantin Rokossovsky chỉ huy. Phương diện quân Voronezh: 35 sư đoàn, 4 quân đoàn xe tăng, 1 quân đoàn cơ khí do Vatutin chỉ huy. Phương diện quân Tây: 19 sư đoàn, 2 quân đoàn xe tăng độc lập do V. Sokolovsky chỉ huy. Phương diện quân Bryansk: 24 sư đoàn, 1 quân đoàn xe tăng độc lập do M. Popov chỉ huy. Phương diện quân thảo nguyên: 7 sư đoàn (có 2 sư đoàn dù), 2 quân đoàn xe tăng, 1 quân đoàn cơ khí do Ivan Konev chỉ huy. Tổng cộng Hồng quân Liên Xô có 127 sư đoàn, 13 quân đoàn xe tăng, 2 quân đoàn cơ khí. 


III.Diễn biến 


Sau thất bại lớn tại trận Stalingrad tháng 2 năm 1943, nước Đức Quốc Xã vẫn còn rất mạnh và còn rất nhiều tiềm lực. Adolf Hitler quyết định tổ chức một trận đánh lớn vào mùa hè năm 1943 để giành lại thế chủ động chiến lược gọi là Chiến dịch Citadel (tiếng Đức: Unternehmen Zitadelle). 
Điểm quyết chiến sẽ là khu vực vòng cung Kursk vì hình dạng chiến tuyến ở đây rất thuận lợi cho một chiến dịch tấn công bao vây: phòng tuyến của quân đội Liên Xô tạo thành một vòng cung lồi ăn sâu về phía địch: có đáy vòng cung là đường nối giữa ba thành phố: ở phía bắc là Oriol phía nam là Belgorod, còn Kursk là thành phố trung tâm nằm trong lòng hậu phương quân phòng thủ Xô Viết. 
Quân Đức dự định bằng hai mũi tiến công từ Belgorod và Oriol đánh thẳng đến Kursk cắt khúc lồi vòng cung Kursk, bao vây và tiêu diệt số quân Xô Viết đang phòng thủ tại đây. 
Cánh quân phía bắc của Đức thuộc cụm tập đoàn quân Trung tâm do thống chế Đức Günther von Kluge chỉ huy theo kế hoạch sẽ từ Oriol đánh thẳng xuống phía nam theo phương Oriol – Kursk. 
Cánh nam thuộc cụm tập đoàn quân Nam do thống chế Erich von Manstein đánh lên phía bắc theo phương Belgorod – Kursk. Các lực lượng quân Đức tại mặt trận là là các đơn vị xung kích mạnh nhất của Đức lúc đó tập trung lại. 
Đặc biệt phía Đức đặt rất nhiều hy vọng vào các vũ khí mới là tăng con cọp và tăng con báo. Cánh nam của Đức mạnh hơn có 9 trong tổng số 15 sư đoàn xe tăng và là các sư đoàn xe tăng thiện chiến và sung sức nhất của Đức trong đó có 3 sư đoàn xe tăng SS (Đầu lâu chết, Adolf Hitler và Đế chế). 
Do các khúc mắc trong việc đảm bảo số xe tăng con cọp cho chiến dịch nên Hitler quyết định lùi trận đánh lại sau hai tháng cho đến tận tháng 7 năm 1943. 
Trong trận chiến này của Đức yếu tố bí mật, bất ngờ đã không còn, tình báo Liên Xô đã biết trước về ý định và thời điểm tiến công và quân đội Xô Viết đã tích cực phòng bị. 
Phía quân đội Xô Viết đối mặt với khối quân cánh bắc của Đức là phương diện quân Trung tâm của đại tướng tư lệnh Konstantin Konstantinovich Rokossovsky, đại diện đại bản doanh: nguyên soái Georgi Konstantinovich Zhukov). 
Đối mặt với cánh nam của Đức là phương diện quân Voronezh – tư lệnh: đại tướng Nikolai Fyodorovich Vatutin, đại diện đại bản doanh: nguyên soái Aleksandr Mikhailovich Vasilevsky. Trong hậu tuyến phòng ngự Xô Viết có phương diện quân Thảo nguyên của Thượng tướng tư lệnh Ivan Stepanovich Koniev làm dự bị chiến dịch và phản công sau này. 
Số lượng quân đội Xô Viết phòng ngự tại khu vực vòng cung Kursk và các lực lượng pháo binh không quân đều vượt trội áp đảo so với phía Đức. Quân đội Xô Viết chủ trương chủ động chuyển sang phòng ngự dựa vào trận tuyến phòng thủ chống tăng có chiều sâu nhiều tầng nhiều lớp để bẻ gẫy và tiêu hao mũi nhọn xe tăng của đối phương sau đó chuyển sang phản công. 
Để chống lại lực lượng tiến công của Đức phía Liên Xô đã biến vòng cung Kursk thành một trận địa phòng ngự vô cùng kiên cố có nhiều tầng nhiều lớp có chiều sâu khoảng hơn 100 km dày đặc các vật cản, mìn chống tăng, hàng rào, mìn chống bộ binh và hệ thống liên hoàn các vị trí pháo chống tăng và bộ binh phòng ngự. 
Ngay phía sau tuyến phòng ngự là các tập đoàn quân xe tăng và bộ binh cơ giới làm nhiệm vụ dự bị sẵn sàng trám lỗ bị quân địch chọc thủng và chuẩn bị phản công. 
Ngày 5 tháng 7 trận đánh bắt đầu: khai thác tù binh biết chắc chắn cuộc tấn công của Đức sẽ bắt đầu lúc 3 giờ sáng, 
Vào trước 3 giờ sáng tất cả các cỡ hoả lực pháo binh mặt trận của quân đội Xô Viết đã đánh phủ đầu vào các vị trí tập trung xuất phát tấn công của Đức. Đòn phản chuẩn bị này đã rất hiệu quả: quân tiến công đã chịu tổn thất rất lớn và phải hoãn cuộc tấn công lại nhiều giờ và khi tiến công không còn độ sắc bén vốn có nữa ( thậm chí đã có một số xe tăng của Đức Quốc xã bị phá hủy do đòn phản chuẩn bị này ). 
Bản đồ diễn biến chiến dịch vòng cung KurskCuộc tiến công của Đức đã diễn ra rất vất vả không còn sắc nhọn xuyên phá như vốn có của quân đội Đức trước đây nữa. 
Trong 1 tuần cánh bắc của thống chế Kluge chỉ thâm nhập được vào trận địa địch 15-20 km và có chỗ còn bị đối phương phản công đánh bật trở lại. 
Tại cánh nam của thống chế von Manstein quân Đức sắc bén hơn nhưng cũng không tạo nên được đột phá, sau 1 tuần cũng chỉ tiến sâu được 40-50 km. Cuộc chiến diễn ra rất căng thẳng trên mặt đất và trên không. 
Ngày 11 tháng 7 hai phương diện quân Tây và Bryansk của quân đội Xô Viết bắt đầu phản công. Đây là các lực lượng phía bắc tiếp giáp với vòng cung Kursk đe doạ đánh vào sườn trái cánh quân của von Kluge, cánh Bắc của thống chế von Kluge đã phải ngừng tấn công và chuyển sang phòng ngự. 
Để tạo đột phá cho chiến dịch và giải gánh nặng cho cánh bắc của thống chế von Kluge, ngày 12 tháng 7 quân Đức tung toàn lực xe tăng thiết giáp còn lại vào trận tại cánh nam của thống chế von Manstein. Xe tăng Đức đã chọc thủng được phòng thủ của phương diện quân của Vatutin và tiến lên phía Bắc hướng đến Kursk. 
Đứng trước tình hình quân Đức chọc thủng phòng tuyến, cùng ngày Bộ chỉ huy Xô Viết quyết định tung quân dự bị là tập đoàn quân xe tăng số 5 của trung tướng Pavel Alekseyevich Rotmistrov và tập đoàn quân cận vệ số 5 của trung tướng Aleksey Semenovich Dzadov thuộc phương diện quân Thảo nguyên vào chiến đấu để vô hiệu hoá mũi xe tăng đang định thọc sâu của quân Đức. 
Các đơn vị xe tăng hai bên lăn xả vào nhau tại làng Prokhorovka trận đánh trở thành trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại, trận đấu tăng này có khoảng 1.200 xe tăng và pháo tự hành diệt tăng của 2 phía tham gia đánh nhau hỗn loạn. 
Đến cuối ngày phía Đức thiệt hại khoảng 300 xe tăng và phía Liên Xô khoảng 500 xe, thiệt hại này khiến quân Đức kiệt sức không còn lực lượng dự bị để có thể phát triển tiến công được nữa. 
Hơn nữa vào lúc này quân Đồng Minh Anh–Mỹ đã đổ bộ vào Ý, Hitler buộc phải rút bớt các lực lượng xe tăng sang mặt trận Ý và ra lệnh chấm dứt tấn công tại vòng cung Kursk. 
Đến lúc này trận Kursk tuy chưa chấm dứt nhưng phía Đức về cơ bản đã thất bại phải lui về phòng thủ từ bỏ tham vọng giành quyền chủ động tiến công và bao vây tiêu diệt cụm quân Kursk của đối phương. 
Đến đây bắt đầu giai đoạn phản công của quân đội Xô Viết. Liên tiếp trong hơn 1 tháng tiếp theo quân đội Đức phải giật gấu vá vai các lực lượng vất vả chống đỡ trước sức tiến công của Hồng quân. 
Tuy đã bỏ tiến công chuyển sang phòng ngự nhưng quân Đức cũng không đủ lực lượng để chống lại các phương diện quân Xô Viết phản công theo một kế hoạch đã được định trước. 
Đó là các chiến dịch tấn công mang tên Kutuzov và Rumyantsev với sức mạnh áp đảo đối phương. Lần lượt Belgorod và Oriol rơi vào tay Hồng quân vào ngày 5 tháng 8 và cuối cùng 23 tháng 8 năm 1943 quân đội Xô Viết chiếm Kharkov, thành phố lớn thứ hai, cố đô của Ukraina, thì chiến dịch tiến công của họ mới dừng lại. 
Chấm dứt giai đoạn phản công và cả trận chiến vòng cung Kursk. Từ đó trở đi quyền chủ động chiến lược đã nằm chắc trong tay quân đội Xô Viết, cho đến cuối chiến tranh chỉ có phía Xô Viết tấn công chiến lược còn Đức quốc Xã bị động chống đỡ cho tới ngày bị đánh bại hoàn toàn. 


IV.Kết quả 


Trận vòng cung Kursk là trận đánh bước ngoặt của Chiến tranh Xô-Đức và Thế chiến thứ hai vì ngoài quy mô to lớn của nó nơi hai bên đánh nhau với quân số nhiều triệu quân, lần đầu tiên phía Liên Xô giành thắng lợi trong một chiến dịch mùa hè khi họ đã biết cách và có đủ phương tiện để khắc chế được sức mạnh thiết giáp vô địch của Đức. 
Tại đây sức mạnh xưa nay ghê gớm nhất của quân đội Đức là các mũi thọc sâu bằng xe tăng thiết giáp đã bị đối phương chặn đứng và phản công cũng chính bằng các đòn đánh bằng xe tăng thiết giáp, quân đội Xô Viết đã đánh thắng được quân Đức bằng chính võ của địch. 
Trận Kursk đã tiêu diệt được xương sống thiết giáp của quân đội Đức và những đơn vị tinh nhuệ nhất của Đức. Cùng với thất bại tại trận Stalingrad và thất bại lần này quân Đức không thể gượng lại nổi họ vĩnh viễn mất đi quyền chủ động chiến lược từ nay chỉ còn bị động lùi dần và chống đỡ cho đến khi đầu hàng tại Berlin tháng 5 năm 1945. 
Trận Kursk đã làm rõ cho thế giới thấy kết cục thất bại không tránh được của nước Đức phát xít tuy rằng họ còn đang chiếm đóng gần trọn châu Âu. 


Nguồn: http://bacbaphi.com.vn/entertainment/showthread.php?269684-Tr%E1%BA%ADn-v%C3%B2ng-cung-Kursk-Tr%E1%BA%ADn-chi%E1%BA%BFn-xe-t%C4%83ng-l%E1%BB%9Bn-nh%E1%BA%A5t-trong-Th%E1%BA%BF-Chi%E1%BA%BFn-IIForum : http://bacbaphi.com.vn.vn

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Duy Khánh - Thu âm Trước 1975

1. TRƯỜNG SƠN 5: Tình Trong Khói Lửa (1972): LOSSLESS


Mặt A

1. Dặn Dò (Phạm Duy) Duy Khánh
2. Quê Mẹ (Thu Hồ) Hoàng Oanh
3. Chuyện Tình Lan Và Ðiệp (Mạc P.Linh–Mai T. Lĩnh) Hương Lan
4. Hận Tình (Ðỗ Lễ) Thanh Thuý
5. Người Hành Hương Trên Ðỉnh Núi (Trịnh Công Sơn) Khánh Ly
6. Phút Ðầu Tiên (Hoàng Thi Thơ) Thái Thanh
7. Gợi Giấc Mơ Xưa (Lê Hoàng Long) Anh Khoa
8. Nhật Ký Hai Ðứa Mình (Anh Bằng–Trúc Ly) Băng Châu
9. Mộng Ban Ðầu (Hoàng Trọng, Hồ Đình Phương) Thanh Lan

Mặt B

1. Quán Nửa Khuya (Tuấn Khanh-Hoài Linh) Thanh Thuý
2. Ðể Trả Lời Một Câu Hỏi (Trúc Phương) Hoàng Oanh
3. Ru Con (Phạm Duy) Thái Thanh
4. Căn Nhà Ngoại Ô (Anh Bằng) Thuỵ Khanh
5. Một Bàn Tay (Phạm Duy) Hà Thanh
6. Giã Từ Vũ Khí (Trịnh Lâm Ngân) Duy Khánh
7. Tám Nẻo Ðường Thành (Trầm Tử Thiêng) Thanh Tuyền
8. Mấy Ðộ Thu Về (Minh Kỳ) Hương Lan
Link 5A:
Hiển thị nội dung ẩnFree File Hosting Made Simple - MediaFire

Link 5B:
Hiển thị nội dung ẩnFree File Hosting Made Simple - MediaFire


2. Duy Khánh- Tiếng Hát Duy Khánh 1- (1972-1975):





Mặt A:

A1. Đa Tạ (Anh Việt Thu)
A2. Kẻ Ở Miền Xa (Trúc Phương)
A3. Mưa Bay Trong Đời (Duy Khánh)
A4. Bao Giờ Em Quên (Duy Khánh)
A5. Những Bàn Chân (Phạm Duy)
A6. Bốn Vùng Chiến Thuật (Trúc Phương)
A7. Nhớ Thành Đô (Hoàng Thi Thơ)
A8. Lối Về Đất Mẹ (Duy Khánh)
A9. Thương Người Chiến Binh (Văn Đàm)

Mặt B:

B1. Lạy Mẹ Con Đi (Anh Bằng)
B2. Đêm Bơ Vơ (Duy Khánh)
B3. Đường Chiều (Hồng Duyệt)
B4. Tiếng Sông Hương (Phạm Đình Chương)
B5. Thư Về Em Gái Thành Đô (Phạm Thế Mỹ)
B6. Một Bàn Tay (Phạm Duy)
B7. Cách Biệt (Trầm Tử Thiêng)
B8. Đưa Em Vào Hạ (Trầm Tử Thiêng)
B9. Những Ngày Xưa Thân Ái (Phạm Thế Mỹ)

Link:
Hiển thị nội dung ẩnFree File Hosting Made Simple - MediaFire

Hiển thị nội dung ẩnFree File Hosting Made Simple - MediaFire


3. Trường SƠn 6: Quê Hương Và Tuổi Loạn (24-6-1972)

MẶT A
1. Xin tròn tuổi loạn (Hoài Linh) Duy Khánh
2. Bao giờ em quên (Duy Khánh) Thanh Thuý
3. Mấy dặm sơn khê (Nguyễn Văn Đông) Thái Thanh
4. Các anh về (Hoàng Thi Thơ) Hương Lan
5. Đêm nguyện cầu (Lê Minh Bằng) Elvis Phương
6. Tình yêu đất nước (Văn Lương) Hoàng Oanh & Duy Khánh
7. Đường lên sơn cước (Lê Bình) Thanh Lan
8. Quê hương ngày em lớn (Trầm Tử Thiêng ) Băng Châu
9. Kinh khổ (Trầm Tử Thiêng) Khánh Ly

MẶT B
1. Lính nghĩ gì (Hoài Linh) Duy Khánh
2. Về dưới mái nhà (Xuân Tiên) Thanh Thuý
3. Trên hoang tàn đổ nát (Trần Đình Quân) Khánh Ly
4. Cô gánh gạo (Phạm Duy) Thái Thanh
5. Tình mùa chinh chiến (Thục Vũ) Anh Khoa
6. Mùa mưa đi qua (Du Uyên) Thuỵ Khanh
7. Khi mình xa nhau (Anh Bằng-Lê Dinh) Hoàng Oanh
8. Chuyện ngày xưa (Trúc Phương) Thanh Thuý
9. Duyên tình (Xuân Tiên) Duy Khánh
Link:

Hiển thị nội dung ẩnFree File Hosting Made Simple - MediaFire

Hiển thị nội dung ẩnFree File Hosting Made Simple - MediaFire


UPDATED: Trường Sơn 4 (15-11-1971)

MẶT A
1 . Hôm nay, ngày mai - LÊ MINH BẰNG - Thanh Tuyền, Duy Khánh và bé Bạch Quyên
2 . Những con đường trắng - Thơ: TÔ KIỀU NGÂN, Nhạc: TRẦM TỬ THIÊNG - Hương Lan
3 . Hàn Mặc Tử - TRẦN THIỆN THANH - Trúc Mai
4 . Tiếng hát trên sông - PHẠM DUY - Thái Thanh
5 . Buồn ga nhỏ - MINH KỲ & NGUYỄN HIỀN - Anh Khoa
6 . Tình ca quê hương - DUY KHÁNH -Thanh Thúy
7 . Một mình thôi - ANH VIỆT THU & THANH TÂM - Thụy Khanh
8 . Người hùng cô đơn - TRẦM TỬ THIÊNG - Khánh Ly
9 . Vùng trước mặt - TRẦM TỬ THIÊNG - Duy Khánh

MẶT B
1 . Tình tự tin - PHẠM DUY - Thái Thanh
2 . Tình thắm duyên quê - TRÚC PHƯƠNG - Hương Lan
3 . Mưa trên phố Huế - Thơ: TÔN NỮ HỶ KHƯƠNG, Nhạc: MINH KỲ - Hoàng Oanh
4 . Sơn nữ ca - TRẦN HOÀN - Sĩ Phú
5 . Người xóm cũ - TRÚC PHƯƠNG - Thanh Thúy
6 . Nhớ nhau hoài - THIÊN HÀ & ANH VIỆT THU - Băng Châu
7 . Xin dìu nhau đến tình yêu - ĐỖ KIM BẢNG - Thanh Lan
8 . Sương trắng miền quê ngoại - ĐINH MIÊN VŨ - Duy Khánh
9 . Vợ chồng quê - PHẠM DUY - Thái Thanh

Hiển thị nội dung ẩnFree File Hosting Made Simple - MediaFire

Link MF: Trường Sơn I:
http://www.mediafire.com/?8uyj5ytv5tkxg
Trường Sơn II :
http://www.mediafire.com/?vws26837cjqpj
Trường Sơn III :
http://www.mediafire.com/?rxqa2ixxw76b2
Trường Sơn IV :
http://www.mediafire.com/?hixs8rmw8n5j1
Trường Sơn V :
http://www.mediafire.com/?vtqwspq66irxy
Trường Sơn VI :
http://www.mediafire.com/?ttcum83sj077r
 

http://www.hdvietnam.com/diendan/183-nhac-viet-nam/151645-mf-mot-so-albums-duy-khanh-thu-am-truoc-1975-flac.html

ĐỊA ĐIỂM DIỄN RA SIÊU NHẠC HỘI SOUNDFEST

  1. SoundFest: Tường thuật chuyến đi thực địa - Thông tin trước giờ G


    Tiếp nối thông tin về Soundfest 2012 - Siêu nhạc hội "đúng nghĩa" đầu tiên tại Việt Nam, sáng ngày 10/4 scotty - đại diện cho HDvietnam - đã cùng đoàn phóng viên trẻ được BTC mời đi tham quan và tìm hiểu về công tác chuẩn bị cho siêu nhạc hội đỉnh nhất từ trước đến nay tại Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 14/4 tới đây. Chuyến đi thực địa này quả thật là không uổng công các bác, anh chị em ạ. Bởi scotty, cũng như đại đa số anh chị em HDvietnam mà scotty quen biết, đều dành sự quan tâm và muốn biết thêm về mặt tổ chức, dàn âm thanh, ánh sáng, và các phương tiện máy móc phục vụ cho siêu nhạc hội này... Không dài dòng nữa, mời mọi người cùng theo chân scotty vào bên trong thực địa - trường đua Phú Thọ, TP.HCM - là địa điểm diễn ra siêu nhạc hội Soundfest.

    Lưu ý: Vì đây là chuyến đi thực địa nên scotty muốn phản ánh cụ thể việc tổ chức một cách chuyên nghiệp của BTC cũng như các chuyên gia nước ngoài, nên các bác, các anh chị cứ bình tĩnh theo từng bước chân của scotty để xem hết nhé. Những phần quan trọng như âm thanh, ánh sáng... nằm đâu đó ở giữa và cuối bài. Thêm một lưu ý nữa là BTC chỉ cho phép chụp hình bằng smartphone hoặc máy ảnh PnS vì họ muốn giữ tính "privacy" hay "exclusive" sao đó.

    Cập nhật: scotty có update một số thông tin và clip về cổng dựng bằng container, và thông tin bị sai về điện áp và diện tích sử dụng. Cảm ơn các bác minhjp, heo_bu đã cung cấp và fix cho scotty.


    "VÒNG GỬI XE"

    Lối đi vào từ bãi gửi xe nằm bên phía đường Lữ Gia. Đây mới chỉ là vòng gửi xe thôi nhé. Từ chỗ này vào đến cổng soát vé phải đi bộ tầm 250 mét (theo khả năng đo đạc bằng mắt và bước đi của scotty).





    Ông Rod Quinton - Giám đốc điều hành của Saigon Sound System, một trong 3 đơn vị đồng tham gia tổ chức chương trình - thông tin sơ bộ về chuyến đi thực địa này. Ông còn tỏ ra quan tâm đến sức khỏe của đội ngũ phóng viên trẻ khi thấy nhiều người không đội mũ dưới cái nắng gay gắt của Sài Gòn tầm 9:30 sáng. Đây là ấn tượng tốt đầu tiên về ông mà scotty có được.



    BTC rất quan tâm đến mặt an ninh. Điển hình là vừa đến cổng soát vé là có một bác security ra "chặn" đoàn và yêu cầu xuất trình "giấy tờ". Ông Quinton buộc phải gọi điện cho người quản lý mặt an ninh và bác kia phải gọi điện để xác nhận...



    Xác nhận OK rồi thì bác security mới cho người đến và trực tiếp đeo một cái băng bằng giấy vào tay mỗi thành viên trong đoàn thực địa. Cái băng đeo này scotty thấy nó như cái seal sản phẩm khi bán trên kệ vậy, có cái khuy bấm mà nếu tháo ra chỉ có nước xé rách thôi. Nó cũng có dòng chữ nhỏ ghi đại loại như "nếu tháo ra sẽ mất giá trị bảo đảm".




    CỔNG RA VÀO

    Trước hết, cổng ra vào không phải như mấy cái cổng soát vé bình thường mà nó được dựng bằng hàng loạt container. Đặc biệt hơn nữa là chúng được xếp theo hình chữ S. Ý nghĩa của cách xếp này là: "Với Soundfest, Việt Nam đã ghi tên lên bản đồ quốc tế là một trong những nơi đã tổ chức đại nhạc hội mang đẳng cấp quốc tế".


    Thứ hai, mục đích vừa là cổng ra vào, vừa là tác phẩm nghệ thuật sắp đặt có gắn màn hình LCD lớn (mấy cái lỗ hổng) cùng hệ thống âm thanh ánh sáng đặc biệt để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật kết hợp giữa âm thanh ánh sáng.




    Dưới đất lót sắt dày 20 ly rồi hàn tất cả các gù container lại với nhau từ trên xuống dưới đất. Cổng đã được dựng 3 tầng trước thời điểm cơn bão xảy ra tại TP.HCM. Tuyệt vời là, sau cơn bão kiểm tra thì không thấy có hiện tượng lún hay có vấn đề gì cả.




    Xem clip về quá trình dựng cổng container:





    NƠI DIỄN RA CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

    Các sự kiện chính của Soundfest sẽ diễn ra trong một khuôn viên cực rộng, với diện tích sử dụng là 6 ha.









    Các hoạt động chính sẽ bắt đầu từ 2 giờ chiều ngày 14/4, lúc trời vẫn còn nắng gay gắt. Do đó BTC còn cung cấp 10 khu "lều hơi" cực lớn (mỗi cái có diện tích tầm 5,5m vuông, đủ chứa hàng ngàn người tham dự sự kiện).





    Ngoài âm nhạc, hai nhà tài trợ chính là Coca Cola và Samsung sẽ mang tới cho người tham dự một chuỗi các hoạt động hấp dẫn khác như các trò chơi độc đáo, trải nghiệm các sản phẩm công nghệ mới nhất... Về trò chơi, theo ông Quinton "bật mí" thì cũng sử dụng các vật thể bơm hơi để người chơi thi thố về mặt sức khỏe nhưng vẫn đảm bảo an toàn.








    Khu vực của Samsung sẽ diễn ra các hoạt động trải nghiệm smartphone "Galaxy Y" và các nhóm nhảy thi thố với nhau.



    Hệ thống chiếu sáng cho toàn khu vực vào ban đêm sẽ được đảm nhiệm bởi các trụ lắp dàn đèn. scotty nghe ông Quinton nói có đến 4 trụ cao lớn như thế này, nhưng có lẽ nghe nhầm bởi scotty thấy có nhiều hơn thế.






    AN TOÀN CHO NGƯỜI THAM DỰ

    Trong khu vực dành cho khán giả đều được lắp đặt hệ thống hàng rào đặc biệt mà chúng ta rất nên biết. Đó chính là hàng rào nhìn từ xa này.




    Công năng của nó là được chịu lực "tấn công" cuồng nhiệt của những dòng fans cuồng đổ xô đến khi thấy các thần tượng của mình chuẩn bị hoặc đang biểu diễn. Tức là nó có thể chịu được áp lực xô đẩy, tránh tình trạng người hâm mộ tràn lên phía trước để tới gần hơn với thần tượng sẽ gây ra nguy hiểm cho những người ở gần sân khấu.






    Hàng rào này được sản xuất bởi 1 cty có cái tên lạ hoắc (đối với scotty) là Mojo (?). scotty có nói với ông Quinton là: "Với chiều cao đó, tui có thể nhảy qua phát một!".




    Mỉm cười, ông Quinton đáp lại: "Hàng rào này có những bục đứng dành cho các security đứng trên đó để vừa làm rào cản, vừa đề phòng trường hợp người phía trước hàng rào bị nguy hiểm do áp lực đẩy từ phía sau dồn lên tới ngưỡng nguy hiểm có thể được nhấc lên đưa vào khu vực phía trong an toàn hơn."








    Ông Quinton đứng "demo" trên 1 bệ đỡ của hàng rào.


    Trong khu vực sân vận động còn có 4 lều cứu thương và 2 xe cứu thương. BTC nhận được hỗ trợ từ Bệnh viện FV (Pháp Việt) và Trung tâm Y tế Quận 10. Các lều được dựng mà chúng ta thấy ở các hình phía trên là có sự sắp đặt theo đúng vị trí sao cho công tác y tế, cứu thương được thực hiện một cách nhanh chóng.

    Ngoài ra, sẽ có 2 xe cứu hỏa sẽ túc trực đề phòng có hỏa hoạn. Soundfest còn nhận được sự hỗ trợ bảo vệ từ 7 đơn vị Công an trên toàn TP.




    SÂN KHẤU CHÍNH

    Bây giờ, chúng ta hãy cùng tiến đến sân khấu chính, nơi các nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước trình diễn hơn 100 tiết mục đặc sắc nhất của mình.




    Đây là mặt tiền sân khấu. Cao 12m, rộng 22m và mở rộng hai cánh hai bên lên tới 32m.




    Còn đây là nơi dành cho bộ phận điều khiển âm thanh (sound control) và điều khiển dàn đèn trên sân khấu (lighting control).




    Dùng một tảng đá bê tông để neo dây cột dựng lều khu vực điều khiển âm thanh, ánh sáng.




    Toàn bộ dây điện và cáp âm thanh, ánh sáng kết nối từ khu vực điều khiển với sân khấu đều được bọc nylon dẻo chịu nhiệt và chống nước. Tất cả đều được đi âm đất.



    Mái sân khấu được sử dụng công nghệ thông minh, tự động đo sức gió để tính toán áp lực tự động hạ xuống chuẩn an toàn. Nếu có một cơn bão quét ngang TP.HCM như tuần trước thì sân khấu vẫn ổn định và an toàn. Trên sân khấu chính cũng được lắp đặt màn hình LCD khổng lồ rộng 90 mét vuông, hai màn hình LCD hai bên cánh rộng tới 100 mét vuông.








    scotty thấy sàn sân khấu lúc này làm bằng gỗ, có vẻ mỏng nên nêu thắc mắc với ông Quinton. Ông đã trả lời là: "Sàn sân khấu sẽ có 4 lớp, trên cùng sẽ trải thảm, các lớp bên dưới sẽ ép bằng gỗ cứng và chịu lực nhảy mạnh."











    HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ INTERNET

    Ông Quinton cho biết nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động Soundfest diễn ra liên tục, không bị ngắt quãng, hệ thống cung cấp điện sẽ do 2 máy biến thế lớn đảm nhiệm, công suất phát điện là 1.100 kVA/cái.





    Ở phía bên hông phải sân khấu có 1 lều lớn dành cho các nghệ sĩ, ca sĩ ngồi giải lao, chờ đến lượt biểu diễn. scotty có hỏi ông Quinton về vấn đề kết nối Internet bởi sẽ có ca sĩ tranh thủ online, check hoặc đăng gì đó lên Facebook. Ông Quinton trả lời là: "Toàn bộ sân vận động sẽ được phủ sóng Wi-Fi và mở cho tất cả mọi người sử dụng. Hệ thống Wi-Fi này nhập từ nước ngoài, có thể phủ rộng trong bán kính 5 cây số vuông". Băng thông thì scotty quên mất là bao nhiêu nhưng ông nói đủ cho 3.000 người có thể truy cập và xem video cùng một lúc.



    HỆ THỐNG ÂM THANH

    scotty rất muốn được tận mắt nhìn hệ thống âm thanh này. Tuy nhiên tại thực địa vẫn chưa thấy triển khai nên không có gì để chụp hình.

    Hệ thống âm thanh như trong buổi Họp báo giới thiệu sự kiện Soundfest là sẽ sử dụng công nghệ Vdosc. Đây là hệ thống âm thanh đắt gấp 2 lần so với các hệ thống âm thanh khác. Điểm đặc biệt của VDosc là khi bạn đứng ở bất kỳ khu vực nào - phía trước, phía sau, khu vực gần cổng ra vào... thì đều nhận được tín hiệu âm thanh rõ và tốt như nhau. Toàn bộ các thiết bị âm thanh đều được nhập từ Malaysia.

    scotty có nói với ông Quinton là thành viên diễn đàn nghe nhìn chất lượng cao chúng tôi rất quan tâm và muốn biết về hệ thống âm thanh này, liệu ông có thể cho biết thông số kỹ thuật chi tiết được không. Ông Quinton nói nhỏ 1 câu "Good question!" và cho biết người của BTC sẽ gởi thông tin này qua e-mail. scotty sẽ liên hệ và hy vọng có được trong thời gian sớm nhất.


    MỘT SỐ HÌNH ẢNH THIẾT BỊ TẠI SÂN KHẤU...




























    ...VÀ KHU VỰC XUNG QUANH SÂN KHẤU



















    Toàn bộ hình ảnh trên đây (trừ hình panorama và hình khu vực Samsung là của BTC) đều được scotty chụp bằng điện thoại LG Optimus 3D P725 (đời thứ 2) đã từng lộ diện lần đầu tiên tại MWC 2012 (tại Barcelona, Tây Ban Nha). scotty chụp độ phân giải cao nhất là 2592x1944, nhưng vì bài viết này scotty thực hiện bằng mạng 3G (trừ tiền thôi rồi nhé) nên không thể giữ độ phân giải hết cỡ để tiết kiệm băng thông.

    scotty còn quay cả video clip để ghi nhớ thông tin và có ý định upload lên Youtube nhưng vì xài mạng 3G nên tạm thời giữ lại để tự sướng 1 mình vậy.

    Sau chương trình Site check trên thì scotty còn tiếp tục tham gia xem buổi duyệt thử chương trình ca nhạc của các ca sĩ Việt Nam tại Phòng trà We Lounge. Nhưng xui xẻo là đến phần này thì pin của con LG Optimus 3D không đủ để khởi động ứng dụng camera. May thay trước đó đã kịp chụp một tấm.



    Theo kế hoạch thì vào 20h30 tối thứ 5 ngày 12/4 sẽ diễn ra buổi luyện tập Rehearsal tại sân khấu chính và test âm thanh ánh sáng. Buổi này có thể là buổi tổng duyệt quan trọng trước ngày diễn ra sự kiện chính thức...

  2. Mặc định SoundFest: Thông tin trước giờ G

    THÔNG TIN CẦN BIẾT TRƯỚC GIỜ G

    Theo thông báo của BTC gởi cho scotty, siêu nhạc hội SoundFest được tổ chức theo mô hình đại nhạc hội quốc tế vì vậy sẽ không có ghế ngồi. Theo thông tin từ ban tổ chức đối với người tham dự:

    ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN MANG THEO

    • Áo khoác trong trường hợp thời tiết xấu
    • Mền du lịch hoặc thảm lót, gối đệm
    • Điện thoại có chức năng chụp hình được cho phép đem vào sự kiện. Nếu mang theo những thiết bị này hoặc máy ảnh, máy quay phim khác, có thể xảy ra những trường hợp mất mát, bạn vui lòng tự bảo quản và giữ lấy, ban tổ chức sẽ không chịu trách nhiệm cho bất cứ sự mất mát nào.



    KHÔNG ĐƯỢC MANG THEO:

    • Tất cả các loại đồ ăn và thức uống
    • Thủy tinh (hộp, chai, ly, v.v…)
    • Nghiêm cấm thức uống có cồn
    • Các chất bị cấm
    • Tất cả các loại vũ khí
    • Pháo
    • Ô/Dù
    • Các vật dụng che mưa, che nắng.
    • Vật nuôi
    • Những vật khác được xem là bất hợp pháp và nguy hiểm đối với bản thân và người khác.


    (Vui lòng lưu ý rằng những vật dụng bị cấm mang vào sẽ bị tịch thu.)                                                                                       
     http://www.hdvietnam.com/diendan/170-su-kien-hdvietnam/346124-soundfest-tuong-thuat-chuyen-di-thuc-dia-thong-tin-truoc-gio-g.html