Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

CÁC ĐỊA ĐIỂM ẨM THỰC CHAY Ở SÀI GÒN VÀO XUÂN NÀY

Trước kia, ăn chay mang tính chất tôn giáo, ngày nay việc ăn chay không còn xa lạ với giới trẻ mà còn trở thành "mốt". Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn những địa điểm ẩm thực chay hấp dẫn có thể đến thưởng thức cùng gia đình và bè bạn dịp đầu xuân này, không những có không gian được thiết kế với nhiều phong cách lạ mà còn có những món ăn đặc sắc cực kì hấp dẫn..... Việc thỉnh thoảng nhấm nháp những món chay không những giúp bạn thanh tẩy các chất độc mà còn giúp hấp thu tốt những món ăn nhiều dầu mỡ, chất đạm.

Sắc màu Tây Tạng tại nhà hàng chay Mandala (110 Sương Nguyệt Ánh, Q.1, TP. HCM.)

Toạ lạc giữa khu phố sầm uất nhất của Quận 1 (TP. HCM), nhà hàng chay Mandala tạo cảm giác dễ chịu cho thực khách nhờ khoảng vườn nhỏ với hàng cây xanh, những viên sỏi lao xao dưới mỗi bước chân, khiến thực khách như muốn bỏ lại sau lưng những vướng bận của đời sống. Mảng xanh của cây cỏ cũng được khéo léo xếp đặt bên trong nhà hàng với hồ nước thiêng xanh ngát lá sen, những Tháp cầu nguyện lạ mắt (là những tảng đá lớn nhỏ, xếp chồng lên nhau, được dùng như một lễ đàn cầu nguyện), cùng những bộ bàn ghế nhìn ra khoảng không gian xanh bên ngoài.
Sắc màu Tây Tạng tại nhà hàng chay Mandala
Đẩy cánh cửa bước vào bên trong, thực khách sẽ cảm nhận được không gian đậm màu sắc Tây Tạng, từ cách cúi chào của nhân viên, tới những bức tranh trên vách, trên trần nhà, các mặt nạ, bức tường trang trí, những bài nhạc lế. Ngay cả những người không am hiểu về vùng đất này dường như cũng cảm nhận được không khí thanh tịnh.
Sắc màu Tây Tạng tại nhà hàng chay Mandala
Thực đơn nhà hàng khá phong phú với các món khai vị, món ăn chơi đến các món ăn no với tên gọi lạ tai như súp Tứ Xuyên, gỏi miến Nepal, bông bí chiên giòn, đậu Hà Lan chiên ớt, đậu hũ phì phà, đậu rồng xào ruốc… với giá từ 50.000 - 60.000 đồng, riêng món lẩu, gà chay có giá 110.000 đồng.
Nếu muốn ăn no nhưng không phải chi quá nhiều, thực khách có thể thử món cơm chay ngũ sắc. Cơm được nấu chín bằng nước luộc củ dền, rồi chiên chung với 5 loại rau củ khác như bắp, đậu hà lan, đậu cô-ve, cà rốt… Ngoài màu đỏ lạ mắt, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt của củ dền trong từng hạt cơm, cái ngọt của các loại nguyên liệu khác, dai dai của đậu hũ thái khối nhỏ.
Sắc màu Tây Tạng tại nhà hàng chay Mandala
Nếu không thích cơm, món mì Putan với sốt cà chua có vị thơm của bơ, vị cay của sa tế thưởng thức cùng những cọng mì dai mềm, nấm kim chi và bông cải xanh được chần sơ cũng là một lựa chọn phù hợp.
Sắc màu Tây Tạng tại nhà hàng chay Mandala
Mì Putan ấn tượng với mùi thơm và độ đậm đà của sốt cà chua.
Hai món trên đều đã được nêm nếm vừa ăn, song nếu thích, thực khách vẫn có thể gọi thêm những món ăn kèm như rau xào, củ quả luộc. Một gợi ý nhỏ là món bầu ram ngũ vị. Sự kết đôi kỳ lạ giữa nước tương (xì dầu), ngũ vị hương và những miếng bầu giữ nguyên vỏ, thái thành khối lớn, chín tái hai mặt. Mùi thơm của nước sốt, vị giòn của phần bầu chưa chín cho cảm giác khá lạ.

Ăn chay hữu cơ ở The Organics (54 Lý Văn Phức, P. Tân Định, Q.1, TP. HCM.)

Thức ăn hữu cơ (organic food) là thực phẩm được nuôi trồng các loại động - thực vật mà không dùng bất kỳ loại hóa chất tăng trưởng, kích thích hay thuốc trừ sâu. Đây là một xu hướng thực phẩm gần đây của thế giới. Tại Việt nam, xu hướng này được một số nhà hàng, quán ăn chay sử dụng.
Thực đơn của The Organic đúng nghĩa "ăn chay xanh, sạch". Không tên món ăn nào gợi tới món mặn. Thực đơn của nơi đây khá phong phú với hàng loạt món khai vị, món xào, món canh, món kho quen thuộc như gỏi cuốn, gỏi diệp, chả giò, salad, bông cải sốt dầu mè, rau thập cẩm, canh nấm chua, mít kho, cà tím kho…
Ăn chay sạch tại The Organic
Thực khách vốn không lạ với những món ăn nấu từ bí đỏ, nhưng món súp bí đỏ vị gừng sốt kem tươi được trang trí khá đẹp mắt với bông hoa trắng tinh nổi bật trên màu vàng đặc trưng của loại bí này khiến ta phải trầm trồ. Nhìn đã đẹp, khi ăn càng lạ. Bí đỏ được ghiền nhuyễn như tan trên đầu lưỡi, vị kem tươi béo ngậy, vị cay nhẹ của gừng vừa như làm dịu bớt, vừa như tôn vị béo lên một bậc.
Trái với vị mềm mịn, béo ngậy của súp bí đỏ, món sake nhúng mè mang lại có lớp bột giòn tan, mùi thơm của mè, vị thơm, ngon, béo của sake. Món nóng thưởng thức cùng tương xí muội khiến cái lạnh của những buổi chiều mưa Sài Gòn như ấm hơn.
Ăn chay sạch tại The Organic
Đậu hũ tempura lại mang đến trải nghiệm khác. Nguyên liệu chính của món ăn là đậu hũ non nhúng vào loại bột có nguồn gốc từ Nhật, rồi đem chiên giòn. Khi thưởng thức, sau cảm nhận về độ giòn tan của bột, mùi thơm của hương gừng được tẩm ướp vừa miệng, thì cái mềm mịn, béo của lớp đậu hũ non khiến thực khách muốn thưởng thức lâu hơn.
Món ngon nhất và lạ nhất trong phải kể đến nấm mối, được mệnh danh là "nữ hoàng nấm đất". Gọi như vậy bởi đây là một trong những loại nấm không thể trồng, chỉ xuất hiện vào một khoảng thời gian và vùng đất nhất định (thường là những gò mối). Loại nấm này nấu canh, nhúng lẩu hay làm món xào đều ngon với vị giòn sần sật, ngọt thanh, đậm đà. Nấm mối hiếm và ngon nên giá thành xưa nay không rẻ. Nhưng tại đây, mỗi đĩa nấm mối xào măng tây chỉ có giá 68.000 đồng.
Ăn chay sạch tại The Organic
Ngoài những món ăn chính, quán còn có nhưng món tráng miệng như xôi xoài và các món nước với tên gọi độc đáo như Sắc đẹp vĩnh cửu, Ánh mắt rạng ngời, Thanh trần cơ thể, Vóc dáng thanh cao, Làn da tươi trẻ. Tên lạ, nhưng nguyên liệu lại rất thân thuộc như cà rốt, cà chua, cần, dứa… "Ai cũng biết tác dụng của những loại rau, quả này đối với cơ thể, nhưng ít ai nhớ đến điều đó. Đặt tên món nước theo công dụng là cách để thực khách nhớ", chủ quán chia sẻ.

Buffer rau tại Việt Chay(339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Trong khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm), Quận 3, TP.HCM.)

Ghé các quán chay Sài Gòn ngày cuối năm
Việt Chay là nhà hàng chay nổi tiếng của Sài Gòn bởi toạ lạc trong khuôn viên của chùa Vĩnh Nghiêm. Ngoài ra, đây cũng là một trong những nhà hàng đi tiên phong trong việc tổ chức tiệc cưới chay hay buffet chay.
Việt Chay sang trọng với kiến trúc mang đậm nét Việt và không gian thiền đến từ cái cúi đầu chào, màu áo của nhân viên lễ tân ngay cửa. Riêng về món ăn, nhà hàng có hoàng loạt món ngon với những cái tên kêu tanh tách cho bạn chọn như: Kiến tâm kiến Phật (súp); Cửu niên diện bích (gỏi); Ngưu Vương thực quả (giả bò + khoai tây + đậu nấu sữa ăn với bánh mì); Niêm hoa vi tiếu (Quả sakê chiên mè), Bạch ngọc long bửu (Cơm chiên Dương châu), Dược sư hải hội (lẩu chua cay- kèm rau, hoa, nấm, đậu hũ ăn với bún), Thưởng nguyệt luyến hoa (rau câu tráng miệng)…

Sushi và phở chay với Hoa Đăng(38 Huỳnh Khương Ninh, Q.1, TP.HCM.)

Toạ lạc trong một con đường yên tĩnh của Q.1, nhà hàng chay Hoa Đăng mang phong cách Tây Âu sang trọng khiến bạn có cảm giác như đang bước vào một quán ăn Tây hơn là quán chay. Thực đơn của nhà hàng có khá nhiều món lạ như vịt nấu chao, gỏi gà, sushi, chả bắp Hoa Đăng… đặc biệt là món Phở chay với nước phở trong vắt, thơm ngon, đậm đà khiến bạn không thể không so sánh về độ đặc sắc với phở mặn.
Ghé các quán chay Sài Gòn ngày cuối năm

Lẩu băng chuyền ở Âu Lạc  (63-65, Nguyễn Kiệm,P. 3, Q. Gò Vấp và 239 Lê Văn Sỹ, P.13, Q.3, TP.HCM.)

Điểm nhấn của nhà hàng chay Âu Lạc không phải là không gian sang trọng hay những món chay Âu - Á được chế biến công phu, lạ mắt mà là lẩu băng chuyền chay độc đáo với 50 nguyên liệu được lựa chọn và chế biến công phu tha hồ cho bạn thưởng thức. Ngoài ra nhà hàng cũng ghi điểm với một món uống không đụng hàng là bia chay với độ cồn nhẹ, hương thơm thanh thoát và màu vàng đẹp mắt.
Ghé các quán chay Sài Gòn ngày cuối năm
Ẩm thực Thái với Hương Thiền (10 (Khu B), Trường Sơn, P. 15, Q. 10, TP.HCM. )
Ghé các quán chay Sài Gòn ngày cuối năm
Nếu đã mê mẩn với các món Thái, bạn sẽ ngạc nhiên khi khám phá thế giới với hơn 200 món chay mang hương vị của đất nước này do đầu bếp người Thái và người Việt cùng chế biến. Đó là loại nước chấm dùng từ loại chao lâu ngày để đạt được độ béo rất đậm đặc, sau đó kết hợp cùng vị ngọt từ củ sâm đất, chút tỏi băm và xốt sa tế cho món lẩu Suki. Hay vị ngọt đậm đà do được kết hợp từ nhiều vị thơm của gừng tươi và lá chanh, ngọt với bắp tươi, mía lau, cay của các loại ớt...
CT tổng hợp (Theo Zing)

Chánh Đạt Group said...
December 27, 2011 10:54 PM
Mấy quán này quán nào cũng đắc kinh người... bạn nào đã ăn qua xin cho biết kinh nghiệm giá cả ạ
Anonymous said...
December 27, 2011 10:57 PM
Quán xá dạo này bán ế sao quảng cáo vậy ta??
HHV said...
December 28, 2011 12:12 AM
Quán kg ế đâu, có điều mấy quán này đúng là rất đắt, nhứt là quán oganic. Thấy toàn diễn viên người mẫu vô ăn kg. :))
Anonymous said...
December 28, 2011 12:14 AM
vậy là HHV đã đến mấy quán này rồi à?
HHV said...
December 28, 2011 12:33 AM
Quán Mandala và Oganic thì chưa vào nhưng có đi ngang qua. Quán Việt Chay và Lẩu Băng Chuyền thì có đi ăn rồi...

Quan Việt Chay chỉ hơi đắt một chút ,quán LBC thì bạn HHV trả tiền nên cũng kg rõ giá nhưng 2 quán còn lại thì chắc chắn là đắt. Chỉ nội thấy số lượng bài báo quảng cáo giới thiệu trên các phương tiện đại chúng thôi thì cũng đủ hiểu :). Con nhà có điều kiện cũng phải khác :D
Mai/Dieu Suong said...
December 28, 2011 4:06 AM
Ui thấy thèm quá! HHV kêu dùm DS 1 dĩa nấm mối xào măng tây nhe...
HHV said...
December 28, 2011 7:37 AM
Được rồi nhứt định con sẽ kêu cho cô :))

http://www.chanhdat.com/2011/12/cac-ia-iem-am-thuc-chay-o-sai-gon-vao.html

NHỮNG KIỆT TÁC TỪ... GỐC TRE

(Dân trí) - Từ những gốc tre thô sơ, tưởng như vô giá trị, bằng đôi bàn tay khéo léo, người nghệ nhân già ở làng quê nghèo Long Hội (Sơn Bình, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tạo nên những kiệt tác đáng khâm phục.
Những ngày cuối năm, để có chút thời gian ngồi trò chuyện với nghệ nhân Lê Mưu, SN 1924, trú xóm Long Hội, xã Sơn Bình, quả là rất khó khăn. Dù sức khỏe không còn như trước, tuổi cao sức yếu nhưng gần như từ sáng đến tối, đôi tay cụ Mưu không ngưng nghỉ. Cụ dành cả khối óc tinh nhạy và đôi tay tài hoa để thổi hồn vào những gốc tre, biến chúng từ một thứ vứt đi thành những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.
 
88 tuổi cụ Mưu vẫn miệt mài tìm kiếm những gốc tre phục vụ chế tác các tác phẩm của mình
Thoáng lướt qua góc nhà đơn sơ của cụ Mưu, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những kiệt tác được làm từ những gốc tre xù xì, thô ráp. Có thể điểm đủ các linh vật đến cóc, gà, nghê, voi, ngựa, rắn, hạc, thằn lằn, chim muông và cả hình Tôn Ngộ Không. Tác phẩm nào cũng vô cùng sống động nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là những con rồng.
Con đường trở thành một nghệ nhân chuyên sáng tạo trên gốc tre của cụ Mưu cũng hết sức tình cờ. “Một hôm đi trên con đường làng nắng như đổ lửa, tui dừng lại cạnh một bụi tre bên đường để trú nắng. Một gốc tre xù xì nhưng có hình thù uốn lượn rất đẹp lọt vào mắt. Tui tự nghĩ sẽ biến gốc tre này thành con rồng đang bay lượn trên bầu trời xanh biếc” – cụ Mưu kể.
 
Bắt đầu là những gốc tre thô ráp...
 
Ý tưởng là vậy, nhưng khi cụ mang gốc tre khô khốc về nhà, người thân đều bảo cụ... dở hơi, phí sức cho những việc vô nghĩa. Bất chấp những lời ra tiếng vào, cứ rảnh rỗi là cụ Mưu lại dùng đục đẽo, gọt, chạm trổ gốc tre; có hôm quên cả ăn uống. Cuối cùng sau một khoảng thời gian dài khó nhọc, cụ Mưu cũng cho ra đời tác phẩm “rồng tre”. Hôm trình làng tác phẩm, cụ nấu một ấm nước chè xanh và mời mọi người cùng sang quây quần ngắm nghía. Chứng kiến tác phẩm đã hoàn thiện, mọi người mới trầm trồ ngỡ ngàng, không ngờ con rồng tre lại đẹp như vậy.
 
Thành công với tác phẩm đầu tay đã giúp cụ Mưu có thêm động lực tiếp tục cho ra đời nhiều kiệt tác khác bằng gốc tre, có sức hút và sống động kỳ lạ. Những tác phẩm của cụ nhanh chóng vượt ra khỏi lũy tre làng, đi tới nhiều vùng trong và ngoài tỉnh.
 
Năm 1968, nhân dịp khánh thành Công viên Nguyễn Tất Thành ở Hà Nội, các tác phẩm của cụ Lê Mưu đã vinh dự được đem ra trưng bày. Tại cuộc trưng bày này cụ Mưu đã bán được 30 tác phẩm nghệ thuật sáng tác từ gốc cây tre cho Việt kiều từ Nga, Trung Quốc, Mỹ… Cũng sau đợt triển lãm này, cụ được Hội VHNT Hà Tĩnh kết nạp làm hội viên.
Trong mấy năm qua cụ Lê Mưu đã tích cực truyền nghề cho một số học trò song tới nay chưa ai đạt tới trình độ điêu luyện như cụ.
Cùng ngắm một số tác phẩm nghệ thuật từ gốc cây tre do cụ Lê Mưu sáng tác:
 
Một con rồng tre sắp hoàn thành
 
Con rồng tre trị giá hàng chục triệu mà cụ Mưu đang sở hữu
 
Dưới bàn tay của người nghệ nhân già những gốc tre vốn thô ráp trở thành những tác phẩm có giá trị thẩm mỹ cao
 
 
Cụ Mưu trình làng một chú voi bằng gốc tre
 
Thêm những hổ, cóc.
 
Văn Dũng - Sang Sang

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Karaoke California - Vol.18 [DVD ISO]

DVD Karaoke California - Vol 18







Bổ sung thêm 128 bài hát mới nhất , hay nhất !


----------------------------------

Link download:

- California Vol 18 midi (Walaoke) : http://www.mediafire.com/?cji3475i9illy56

- KaraList California Vol 18 : http://www.mediafire.com/?c1z5dzoar65efxo

ISO

CaliforniaKOK18.iso.001 : http://www.mediafire.com/?eyhaf15d4ve7ecx
CaliforniaKOK18.iso.002 : http://www.mediafire.com/?tha027rsfhk7bop
CaliforniaKOK18.iso.003 : http://www.mediafire.com/?smckncqz2aecs30
CaliforniaKOK18.iso.004 : http://www.mediafire.com/?sx20rwsbsza6wkm
CaliforniaKOK18.iso.005 : http://www.mediafire.com/?1aj2ci82tuxc14o
CaliforniaKOK18.iso.006 : http://www.mediafire.com/?o9fab926g0w2p48
CaliforniaKOK18.iso.007 : http://www.mediafire.com/?irbyaa79s7ntdi6
CaliforniaKOK18.iso.008 : http://www.mediafire.com/?i7825ggncd5030c
CaliforniaKOK18.iso.009 : http://www.mediafire.com/?msuf47wytpjdk1r
CaliforniaKOK18.iso.010 : http://www.mediafire.com/?btx32x0123kaovu
CaliforniaKOK18.iso.011 : http://www.mediafire.com/?uq3l9rwxil7zl8o
CaliforniaKOK18.iso.012 : http://www.mediafire.com/?x3f224j611uda8p
CaliforniaKOK18.iso.013 : http://www.mediafire.com/?47j79kgvd1kxpfe
CaliforniaKOK18.iso.014 : http://www.mediafire.com/?mo15q33m30mn685
CaliforniaKOK18.iso.015 : http://www.mediafire.com/?4ad48l96d1cuw0h
CaliforniaKOK18.iso.016 : http://www.mediafire.com/?noohz88h982h7hg

(Nguồn : Internet)
http://www.hdvietnam.com/diendan/25-sd-video-clips/274428-karaoke-california-vol-18-dvd-iso.html 

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

Tosy Việt Nam tham dự triển lãm CES 2012

mROBO, sản phẩm mới của Công ty Cổ phần ROBOT Tosy sẽ tham gia Triển lãm CES 2012. "Hoàng tử nhạc Pop" Justin Bieber sẽ tham gia trình diễn sản phẩm mROBO tại đây.
Topio, chú robot có khả năng đánh bóng bàn cùng con người của Tosy cũng từng tham dự các triển lãm quốc tế khác.
Công ty Cổ phần ROBOT Tosy (Tosy Robotics) sẽ tham gia triển lãm CES 2012 tại Mỹ từ ngày 10 đến 13/1/2012. Tosy đã đăng kí, thuê 3 gian hàng số 22064, 22066 và 22068 và chủ yếu sẽ giới thiệu sản phẩm mới - robot giải trí "mROBO" tại triển lãm CES 2012.
Theo bộ phận truyền thông của Công ty Tosy, vào ngày 11/1/2012, ca sĩ Justin Bieber sẽ đến gian hàng của Tosy để giới thiệu sản phẩm mROBO. Theo kế hoạch dự kiến, Justin Bieber sẽ cùng nhảy với người máy mROBO một số giai điệu.
Đồng thời, Justin Bieber sẽ kí tặng các khán giả hâm mộ của mình ngay tại gian hàng của Tosy.
mROBO là một người máy thông minh có hình dáng ban đầu như một chiếc loa ngộ nghĩnh có khả năng biết đi lại. mROBO còn có khả năng nhảy múa trên nền nhạc hip-hop, có tiết tấu nhanh, mạnh. Khi tiếng nhạc cất lên, mROBO bắt đầu biến hình và lắc lư theo nhạc. Từ chiếc loa di động, mROBO sẽ hóa thân thành một chú rô-bốt sành điệu, với đầy đủ chân, tay… với những bước nhảy trẻ trung.
Thông qua việc sử dụng hình ảnh ca sĩ Justin Bieber để quảng bá sản phẩm mRobot, Công ty Tosy muốn thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu và xuất khẩu các loại robot mang nhãn hiệu Việt Nam ra nước ngoài. Hiện thời, Tosy đã xuất khẩu đồ chơi "đĩa bay Tosy" đến hơn 30 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh… Nhật Bản hiện đang là thị trường quan trọng của Tosy; trong năm 2010 Tosy đã từng xuất khẩu lô hàng 100.000 đĩa bay Tosy sang Nhật Bản.
Theo PCWorld VN



CỔ NHẠC

http://amnhacviet.net/conhac/conhac.htm
Tuồng cải lương
Tuồng cải lương trước 1975




Chèo cổ
  • Hề cu cậu - Vũ Ngọc
  • Hề mồi đồn rằng - Quốc Trương
  • Hề mồi xuống nghe - Quốc Trương
  • Ru bống - Như Hoa
  • Thị Mầu lên chùa - Thu Huyền
  • Tri âm tri kỷ
  • Tưởng miền Trung
  • Vía bát môn - Thanh Ngoan
    Hát nói
  • Bạc phận - Trang Nhung
  • Cầm thu tiễn thu (Tản Đà) - Quách Thi Hồ
  • Gặp xuân (Tản Đà) - Kim Đức
  • Giả cách điếc - Thúy Đạt
  • Gọi thu - Thúy Đạt
  • Hát ru - Kim Dung
  • Hồng Hồng Tuyết Tuyết - Quách Thi Hồ
  • Hồng Hồng Tuyết Tuyết - Trang Nhung
  • Lời thề non nước (Tản Đà) - Quách Thi Hồ
  • Người đẹp không thấy lần hai (Cao Bá Quát) - Quách Thi Hồ
  • Phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh) - Quách Thi Hồ
  • Say - Kim Dung
  • Thế sự thăng trầm (Cao Bá Quát) - Quách Thi Hồ
  • Trích đoạn Kiều (Nguyễn Du) - Kim Đức
  • Trời xuân Hà Nội (Bùi Hệ) - Trang Nhung
  • Trường An hoài cổ (Cao Bá Quát) - Quách Thi Hồ
  • Tương tiến tửu (Lý Bạch) - Quách Thi Hồ
  • Tỳ Bà hành - Trang Nhung
  • Vịnh tỳ bà (Nguyễn Công Trứ - Bạch Vân
  • Xuân không tuổi (Xuân Thủy) - Kim Dung
    Huê tình
  • Nước chảy đôi giòng - Kim Dung
    Tài liệu của Trần Quang Hải - Bạch Yến hát
  • Ầu ơ ví dầu
  • Cải lương
  • Chèo bắc
  • Cò lả bắc
  • Đàn cò
  • Đò chuyến
  • Hái hoa
  • Hát ả đào
  • Hò hụi
  • Kiều xuân
  • Lý con sáo
  • Ru bắc
  • Ru nam
  • Ru trung
  • Vọng cổ
    Hòa tấu cải lương
  • Dạ cổ hoài lang
  • Đoản khúc Lam giang
  • Vọng cổ
  • Duyên kỳ ngộ (Ngựa ô Bắc)
  • Khổng Minh tọa lầu
  • Nắng tình xưa
  • Phụng hoàng
  • Sương chiều tú ảnh
  • Tây Thi
  • Xàng xê
    Tấu cầm đoản khúc (TNCD303)
  • Đảo ngũ cung
  • Đoản khúc Lam Giang
  • Khóc Hoàng Thiên
  • Khổng Minh tọa lầu
  • Kim tiền Huế
  • Kim tiền bản
  • Lý bông dừa
  • Lý cây bông
  • Lý chiều chiều
  • Lý con sáo Gò Công
  • Lý con sáo
  • Lý Mỹ Hưng
  • Lý son sắt
  • Lý tòng quân
  • Lý trăng soi
  • Mạnh Lệ Quân
  • Mẫu tâm tử
  • Nam ai, Lớp mai
  • Nam xuân
  • Nắng tình xưa
  • Ngựa ô bắc
  • Ngựa ô nam
  • Phú lục
  • Phụng hoàng
  • Tam pháp nhập môn
  • Văn thiên tường - Xê xàng
  • Vọng cổ
  • Vọng Kim Lang
  • Xàng xê
  • Xàng xừ líu
  • Xuân tình


  • Dân ca Quan Họ
  • Ai xuôi về - Thúy Hường
  • Beò dạt mây trôi - Thanh Huyền
  • Cây kiệu bông - Qúy Trang
  • Câ trúc xinh - Thúy Hường
  • Còn duyên - Ba Trọng
  • Còn duyên - Thanh Hiếu
  • Con nhện giăng mùng - Than Huyền
  • Dân ca - Quang Vinh
  • Đêm qua nhớ bạn
  • Em là con gái Bắc Ninh - Khánh Hà
  • Gọi đò - Quang Vinh
  • Gọi đò - Thúy Hường
  • Hoa thơm bướm lượn - Quảng Hàn
  • Khúc ca xuân - Thái Hà
  • Lang quân - Thanh Hoa
  • Lệnh ngủ - Thúy Hường
  • Lý cây đa Bắc Ninh - Quy Thắng
  • Mạn thuyền - Thanh Hiếu
  • Ngồi tựa sông Đào - Thúy Hường
  • Người ơi người ở đừng về
  • Nguyệt gác - Thúy Hường
  • Như ruộng 5 sào - Thúy Cải
  • Thân lươn bao quản lấm đầu - Qúy Trang, Đức Vượng
  • Thoan ơi nhớ mong - Qùynh Trúc
  • Trăng thanh gió mát - Xuân Cường
  • Trèo lên trái núi Thiên Thai - Khánh Hà
  • Trống cơm - Quý Trang
    Dân ca Bắc
  • Cánh bèo - Trang Nhung
  • Chèo trên đồi cây Vật Lại
  • Chiếc khăn piêu
  • Đêm trăng - Thúy Lan
  • Đi cấy - Hồng Kiên
  • Đi cấy - Ngọc Lan
  • Đưa cơm cho mẹ đi cấy - Thu Hằng
  • Em chưa có nơi nào - Phượng Thúy, Lê Giang
  • Giã bạn - Dương Liễu
  • Hát ru - Thanh Huyền
  • Làng Đồi - Thanh Hoài
  • Mời rượu - Lê Kim Oanh
  • Soi bóng bên hồ - Hoàng Thanh
  • Tây Thi - ban Thăng Long
  • Thắp âm phụ mẫu - Ngọc Viên
  • Thị Mầu - Hạnh Ngoan
  • Vạn phúc quê ta - Minh Thu
  • Xe chỉ luồn kim - Hồng Liên
  • Xòe hoa - Tạ Tấn, Tạ Đắc
    Dân ca Trung
  • Câu hò - Hoàng Thanh
  • Cây dừa Bình Định
  • Lý mười thương
  • Lý ngựa ô - Hoàng Thanh
  • Nam ai nam bình
  • Nguẫu hứng ngựa ô - Trần Tiến
  • Ngôi sao lạc lối - Mai Lý
  • Nõi lòng người mẹ - Lệ Thanh
  • Ru em - Hoàng Thanh
  • Vì giận thương - Ngọc Bé
  • Vui xuân năm nay - Hoàng Thanh
    Dân ca Nam
  • Hò mái ba Gò Công
  • Lý giao duyên - Ái Xuân
  • Rộn ràng câu hát - Hạ Vi
  • Ru con Nam Bộ - Thu Hiền
  • Tiếng hát trên dòng Nam Nam - Thúy Lan
    Cung Thương Hòa Điệu
  • Lời giới thiệu
  • Chiêu Quân khóc Hoàng Thiên
  • Duyên kỳ ngộ
  • Nam Xuân, Nam Ai, Mái Ai
  • Ngũ đối hạ
  • Trường tương tư
  • Văn thiên tường
  • Vọng cổ (3 câu)
  • Xàng xê
  • Xuân tình Download @ 160 Kbps


    1. Mái Đình Làng Biển. 2. Đá Trông Chồng. 3. Cũng Sẽ Chìm Trôi. 4. Nét Ca Trù Ngày Xuân. 5. Mẹ Âu Cơ. 6. Thành Phố Miền Quan Họ. 7. Nắng Có Còn Xuân. 8. Tôi Yêu. 9. Chầu Văn Huế. 10. Tango Êđê
    Download Mặt Trời Mới - vol 1 : Part 1 - Part 2

  • Download : Đêm lạnh chùa hoang


    Download : Gái điếm vợ hiền


    Download : Chuyện tình An Lộc Sơn



    Download : Mùa thu lá bay


    Download : Cho trọn cuộc tình
    Download : Lấy chồng xứ lạ


    Download : Mùa xuân ngủ trong đêm


    Download : Trả thù đời


    Download : Văn Hường gặp bà bóng

    Download Van Huong So Vo :
    http://www.megaupload.com/?d=RDKMALG1

    NHẠC SĨ LỮ LIÊN & BAN AVT

    Nhạc sĩ LỮ LIÊN & ban AVT

    Download : Xem trang Nhạc Chủ Đề / Nhạc hài, Băng nhạc trước 75 / Sóng Nhạc 4.
    Không cần phải giới thiệu dài dòng, chắc chắn mọi người đều biết AVT là tên của một ban tam ca trào phúng đã đi vào lịch sử âm nhạc Việt Nam với tính chất châm biếm và hài hước, nhiều khi xen lẫn với một sự mỉa mai của nó.
    AVT đã trở thành một tên tuổi thật gần gũi với mọi người bằng những nhạc phẩm lột tả được hết mọi khía cạnh của cuộc sống hằng ngàytrong nhiều hoàn cảnh khác biệt của xã hội. Những lời ca dí dỏm trong những nhạc phẩm do AVT trình bầy đã mang lại niềm vui cho mọi người từ suốt gần 50 năm qua đã đóng góp khá nhiều vào kho tàng văn hóa dân gian cũng như đã trở thành một lọai văn chương truyền khẩu rất phổ thông.
    Nhắc đến AVT, chắc chắn phải nhắc đến người được coi là linh hồn của ban tam ca này là nhạc sĩ lão thành Lữ Liên, vào năm 2008 này đã được 91 tuổi. Ông hiện cư ngụ tại Orange County trong một căn mobile home mà người viết đã có dịp tiếp xúc gần đây. Ngoài ra, trước đó thỉnh thoảng tôi vẫn có dịp gặp gỡ ông trong những dịp thu ông hình video cho trung tâm Asia cách đây khoảng 10 năm để nghe ông kể về nguồn gốc và sự hình thành của ban tam ca AVT.
    Không những thế cách đây 15 năm, ông đã tự tay soạn một bài viết về nội dung nói trên cho tôi làm tài liệu. Căn cứ vào những dữ kiện có được cũng như một số chi tiết góp nhặt được qua những lần gặp gỡ nhạc sĩ Lữ Liên, bài viết này mong sẽ cung cấp cho bạn đọc những điều xác thực về lịch sử ban tam ca AVT cùng với người được coi là linh hồn của nó là nhạc sĩ Lữ Liên.
    Thêm vào đó, bài viết này cũng còn được dựa trên tài liệu của một số nhân vật có thẩm quyền khác đối với sự hình thành của ban tam ca trào phúng độc đáo này. Trung tá Phạm Hậu tức nhà thơ Nhất Tuấn là một người trong số này. Ông nguyên là giám đốc Nha Vô Tuyến Truyền Thanh VNCH vào năm 1971 và là Tổng Giám Đốc Việt Tấn Xã vào năm 1974. Trước đó ông tùng là người một thời gian chỉ huy Đại Đội Văn Nghệ Trung Ương tức tiền thân của của Biệt Đòan Văn Nghệ Trung Ương là nơi xuất phát ra ban tam ca AVT và rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi khác.
    Ông cũng từng giữ một chức vụ cao của Đài Phát Thanh Quân Đội là nơi nhạc sĩ Lữ Liên vào năm 1957 sau khi được đồng hóa vào quân đội đã phục vụ trong ban biên tập, để rồi sau đó được biệt phái sang tiểu đoàn 1 Chiến Tranh Chính Trị để bổ xung vào ngành kịch nghệ sân khấu trong việc yểm trợ cho các binh sĩ khắp 4 vùng chiến thuật trước khi trở thành trưởng ban AVT.
    Trong thời gian là diễn viên kịch nghệ trong ban kịch của Đại Đội Văn Nghệ Trung Ương, ông vẫn chú tâm nghiên cứu về cổ nhạc thuần túy của 3 miền đất nước để sáng tác thành những bài ca trào phúng để có thể trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp tự đàn lấy để trình diễn. Đó là điều ông ước vọng từ lâu.
    Năm 1958, trong danh sách công tác của Tiểu Đoàn 1 Chiến Tranh Chính Trị có một ban tam ca do 3 anh tân binh mới nhập ngũ tên Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng chuyên trình bầy những bản nhạc vui nhộn. Họ lấy 3 chữ đầu của tên mình để ghép lại thành AVT để đặt tên ban. Người đứng ra thành lập ban AVT chính là nhạc sĩ Anh Linh mà không phải là nhạc sĩ Lữ Liên như không ít người lầm tưởng.
    Anh Linh là một người có căn bản nhạc lý vững vàng nên từng có thời gian được cử thay thế giáo sư âm nhạc Phạm Nghệ làm trưởng ban Ca của Đại Đội Văn Nghệ Trung Ương, tức Biệt Đòan Văn Nghệ Trung Ương sau đó. Ông đã sáng tác được khoảng 20 bài, trong đó có một số bài phổ ttừ thơ của thi sĩ Hà Thượng Nhân và Nhất Tuấn (tác giả thi tập nổi tiếng trong thập niên 60 “Chuyện Chúng Minh”).
    Một trong những ca khúc đắc ý nhất của ông là “Niềm Tin”, thường được nhiều ca sĩ trình bầy trong dịp Giáng Sinh. Ca khúc đầu tay của Anh Linh là bài “Sao Em Không Đi”, viết trước khi nhạc sĩ Anh Bằng, cùng trong Đại Đội Văn Nghệ Trung Ương của Tiểu Đoàn 1 Chiến Tranh Tâm Lý, tung ra nhạc phẩm “Nếu Vắng Anh”. Nhưng vì nhạc của Anh Linh có phần ủy mị nên không được bộ thông tin chấp thuận ngay.
    Trái lại, “Nếu Vắng Anh” thì trót lọt kiểm duyệt vì lời ca, điệu nhạc rất tình cảm nhưng không mềm yếu. Nhạc phẩm này đã trở thành Top Hit sau đó. Bù lại, Anh Linh được an ủi là có một số bài như Chiến Thắng Rừng Sát, Thiên Thần Mũ Đỏ, Chiến Thắng Kon Tum đã được rất nhiều anh em binh sĩ tán thưởng.


    Ban Tam Ca Trào Phúng AVT đầu thập niên 60
    Việc hình thành tên ban tam ca AVT đã được nhạc sĩ Anh Linh kể lại với những chi tiết lý thú đến từ một sự tình cờ. Khởi thủy, ban tam ca sau này được gọi là AVT gồm có 3 người là Anh Linh, Tuấn Đăng và Vân Sơn thường được giới thiệu mỗi khi xuất hiện trên sân khấu là Tam Ca Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng. 3 người đều hát thường trực ở phòng trà Anh Vũ với những tiết mục vui nhộn của họ.
    Một hôm, ban giám đốc thuê người kẻ một tấm biểu ngữ rất lớn để giăng ngang đường Trần Hưng Đạo, gần phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện nhằm giới thiệu bộ 3 này mà họ muốn gọi là ban Kích Động Nhạc Anh Vũ. Đúng vào lúc những người kẻ chữ vừa viết xong hai chữ A và V mầu đỏ và chữ NH mầu xanh thì Anh Linh tình cờ đi tới.
    Anh hỏi thì được biết họ viết chữ ANH VŨ. Anh Linh nói ngay là ban tam ca của anh không phải tên là Anh Vũ như ban giám đốc đã thuê họ viết. Nhưng thấy mấy người thợ đã lỡ viết như vậy nên chợt nhớ ra ban kích động nhạc của mình đã có sẵn tên Anh Linh, Vân Sơn nên bảo viết thêm chữ T ( chữ đầu của tên Tuấn Đăng ) và bỏ 2 chữ NH kia đi. Vì thế nên có tên AVT.
    Trong thời gian AVT hát nhạc ngọai quốc ở phòng trà Anh Vũ, họ luôn được khán giả yếu cầu hát nhiều lần nên chủ phòng trà thêm cho AVT một danh hiệu nữa là ban AVT Đăng-Linh-Sơn khi được giới thiệu. Nhưng MC lại cố ý đọc là “AVT Darlingson” cho khán giả ngọai quốc dễ hiểu!
    Tiền thù lao cho AVT sau đó đã phá kỷ lục khi họ được trả đến 1000 đồng một người, trong khi “cát sê” trả cho quái kiệt Trần Văn Trạch chỉ có 700! Vì AVT có lần được khán giả yêu cầu “bis” đến 7 lần. Ba người vừa vào hậu trường thay áo đi về thì lại phải mặc vào để ra trình diễn thêm trong khi khán giả giả tiếp tục hò hét vang rền! Đó thật là một kỷ niệm nhớ đời cho Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng.
    Giọng ca của 3 thành viên AVT này rất đều. Họ có thể lên cao tới “nốt” Sol cao và xuống đến Sol thấp. Theo nhận xét của nhạc sĩ Lữ Liên thì giọng của Vân Sơn trội hơn cả so với 2 người khác trong ban. Hình ảnh đặc biệt của AVT là lúc trình diễn họ đều mặc quốc phục với khăn đóng, áo dài và tự đàn lấy để hát.
    Trước khi chuyển qua sử dụng những nhạc khí dân tộc thì Anh Linh chơi guitar, Vân Sơn chơi trống và Tuấn Đăng sử dụng contre-bass. Những tiết mục linh động và tươi vui của AVT thật sự đã mang lại cho sinh hoạt phòng trà thời đó thêm rất nhiều sống động.
    Qua đầu thập niên 60, vào lúc AVT cần những sáng tác mới để trình bầy, nhạc sĩ Lữ Liên có ý định thử nghiệm khi muốn hướng phần trình diễn của AVT về một thể loại mới lạ. Ông đã trích một đọan trong bản Thất Nghiệp Ca của ông (sáng tác cho Đòan Văn Nghệ Vịet Nam) đặt tên là Tam Nghiệp, mô tả 3 chàng Thợ Nhuộm, Thợ Sửa Khóa và Thầy Bói để AVT thực nghiệm vào dịp Tất Niên trong một chương trình văn nghệ do quân đội tổ chức tại rạp Tống Nhất. Chương trình này có mục đích ủy lạo các chiến sĩ xuất sắc khắp 4 vùng chiến thuật trở về tham dự, dưới sự chủ tọa của tổng thống Ngô Đình Diệm cùng nhiều tướng lãnh cao cấp khác.
    Nhưng sắp đến ngày ra mắt thì thình lình có giấy gọi Anh Linh theo học khóa sĩ quan vào năm 1962. Lập tức Hoàng Hải được đưa vào tập dượt để thay thế. Sau này khi Lữ Liên gia nhập AVT, nhạc phẩm Tam Nghiệp có được sửa đổi đôi chút với những nghề Thợ Sửa Xe Máy (do Lữ Liên diễn tả), nghề Tẩm Quất với Vân Sơn và Tuấn Đăng với nghề thợ mộc.
    Với bài Tam Nghiệp gốc, một sáng tác của Lữ Liên, trích từ tác phẩm Thất Nghiệp Ca của ông, lần đầu tiên khán giả được thưởng thức một nhạc phẩm trào phúng với những âm điệu cổ truyền cùng những lời ca dí dỏm và nghệ thuật trình diễn sống động. Tất cả những khán giả hôm đó, phần lớn là anh em binh sĩ, được dịp cười hả hê. Nhất là lúc Vân Sơn hứng lên múa trống, tung dùi và Tuấn Đăng nhảy lên cây “Contre-basse” để solo theo nhịp kích động khiến khán giả cổ võ muốn sập rạp.
    Và kể từ đó AVT bắt đầu bước vào một khúc quanh quan trọng với phần trình bầy những nhạc phẩm trào phúng, sát với đời sống thường ngày trong xã hội. Với sự tán thưởng nồng nhiệt của khán giả. Sau thời gian này, Lữ Liên lại đặt cho AVT một số bài mới như Ông Nội Trợ, Trắng Đen, Dậy Thì, vv... Tất cả những nhạc phẩm này đã khiến tên tuổi AVT càng này càng lên cao
    Ngoài những sáng tác của nhạc sĩ Lữ Liên, nhạc sĩ Anh Bằng cũng sáng tác cho ban tam ca này một nhạc phẩm nổi tiếng khác có tựa đề là Huynh Đệ Chi Binh, thêm vào đó là một sáng tác của Duy Nhượng là bài Ai Lên Xe Bus...
    Từ đó, ban AVT đã trở thành một tam ca nhạc đắt giá tại các phòng trà ca nhạc và vũ trường cũng như các Đại Nhạc Hôi cùng các đài Phát thanh và Truyền Hình. Nói cho đúng, AVT đã trở thành một hiện tượng trong sinh họat ca nhạc tại Việt Nam với một khuynh hướng thể hiện chưa từng có trước đó. Như vậy có thể khẳng định là AVT đã giữ vai trò độc tôn bằng hình thức tam ca trào phúng. Một thời gian sau, một vài kết hợp dưới hình thức tương tự cũng được ra đời, nhưng không có khả năng thu hút người nghe như AVT, nên đã không tồn tại được bao lâu.
    Sau những bài hát trào phúng được nhắc tới ở trên là đến một lọat những bài khác được nhạc sĩ Lữ Liên sáng tác cho ban AVT trình bầy như Ba Bà Mẹ Chồng, Cờ Người, Em Tập Vespa, vv... Đó là những nhạc phẩm đã lót đường cho ban AVT thăng tiến rất nhanh. Ngoài những lời lẽ châm biếm trong những bài hát trước đó, người nghe còn cảm thấy rất thích tú với những bài hát được Lữ Liên sáng tác với hình thức lời thanh mà ý tục, tương tự những thi phẩm nữ sĩ Hồ Xuân Hương, trong đó có tác phẩm Cờ Người đã được phổ nhạc hoàn toàn mang chất AVT độc đáo...
    Trong khoảng thời gian từ 60 đến 64, AVT đã được 2 hãng đĩa Sóng Nhạc và Việt Nam mời thu đến 20 đĩa nhạc và băng nhạc. Và AVT còn nhận lời trình diễn cho các phòng trà ca nhạc và vũ trường lớn ở Sài Gòn như Queen Bee, Quốc Tế, Bồng Lai, vv...


    Từ trái qua phải: nhạc sĩ Hoàng Thi Thao, Trường Kỳ, nhạc sĩ Lữ Liên và nghệ sĩ Thúy Liệu tại căn “mobile home” của Lữ Liên ở thành phố Westminster, nam California năm 2007
    Vào năm 1965, nhạc sĩ Hoàng Hải được lệnh giải ngũ. Hoàng Hải với tên thật là Lưu Duyên, là anh của cố chuẩn tướng Lưu Kim Cương, sau đó sang làm cho đài VOF tức Tiếng Nói tự Do. Nhạc sĩ Lữ Liên được mời vào thay thế và trở thành trưởng ban AVT từ đó. Cùng một lúc ông còn là trưởng ban kịch của Biệt Đòan Văn Nghệ Trung Ương. Với các nghệ sĩ : Hoàng Năm, Đỗ Lệnh Trường, Xuân Phúc, Bích Huyền, Cẩm Thúy, Thúy Liệu, Lệ Sửu, v.v...
    Sau khi nhận lời trở thành một thành viên của AVT, lúc đó măc dù trong ban không còn ai mang tên có chữ có A ở đầu, nhưng Lữ Liên vẫn giữ nguyên cái tên AVT. Vì ông cho rằng tên đó đã đi sâu vào tâm hồn quần chúng. Nhưng ông đã đưa ra một vài đề nghị với một số thay đổi. Thứ nhất, với vai trò trưởng ban ông đổi danh xưng chính thức cho AVT là “Ban Tam Ca Trào Phúng AVT”, thay vì Ban Kích Động Nhạc AVT.
    Ngoài ra, còn có thêm một sự thay đổi quan trọng khác là loại bỏ 3 nhạc khí Tây Phương để chỉ sử dụng những nhạc khí cổ truyền Việt Nam. Từ đó Vân Sơn chơi Tỳ Bà, Tuấn Đăng chơi đàn đoản và Lữ Liên sử dụng đàn nhị tức đàn cò.
    Tới khoảng thời gian 1966-67, chính phủ Việt Nam theo đuổi chương trình trao đổi văn hóa với các nước Á Châu, AVT với thành phần trên đã theo Đoàn Văn Nghệ Việt Nam của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ di trình diễn tại rất nhiều quốc gia như Lào, Cao Miên, Phi Luật Tân, Thái Lan, Tân Gia Ba, Mã Lai, Nhật Bản, vv...
    Sang đến năm 1968 thì “Ban Tam Ca Trào Phúng AVT” đi vào một thời kỳ có thể gọi là cực thịnh với những chuyến lưu diễn tại rất nhiều quốc gia Âu Châu.
    Theo lời yêu cầu của các đồng bào Việt Nam tại Pháp, chính phủ Việt Nam đã gửi một phái đoàn văn nghệ hùng hậu gồm đầy đủ các bộ môn thi, ca, vũ, nhạc, kịch, vv... dưới sự dìu dắt của nhạc sĩ Hoàng thi Thơ cùng các vũ sư Lưu Hồng và Trịnh Toàn sang Âu Châu trình diễn lần thứ nhất.
    Lần ra mắt ở rạp Maubert Mutualité Paris, Lữ Liên đã sáng tác một số bài dành riêng cho AVT như Chúc Xuân, Vòng Quanh Chợ Tết, Tiên Sài Gòn, Gái Trai Thời Đại, Lịch Sử Mái Tóc Huyền, Mảnh Bằng, 3 Ông Bố Vợ, vv... để trình diễn trước một số khán giả kỷ lục. Còn một số đông khán giả phải đứng ở ngoài vì hết chỗ.
    Trong lần ra mắt đáng ghi nhớ đó, AVT mặc sức vẫy vùng. Mỗi câu hát là một chuỗi cười và tiếng vỗ tay vang dội. Giữa mỗi bài hát đều có phần solo nhạc. Tiếng nhạc khí Việt Nam thánh thót, véo von như chim hót khiến khán giả im lặng cơ hồ như nín thở để thưởng thức. Đến phần kết thúc mỗi bài hát thì tiếng vỗ tay vang lên như sấm động. Nhất là trong tiết mục AVT trình tấu cũng bằng Tỳ Bà, Nhị Huyền và Đàn Đỏan hai nhạc khúc bất tử của Johan Strauss là Le Beau Danube Bleu và Les Flots Du Danube. Khán gỉa đã vỗ tay không ngừng khi chấm dứt. AVT phải dắt tay nhau ra cám ơn khán giả 3 lần! Vãn hát, khán giả đã tràn lên sân khấu vây quanh các nhạc sĩ để khen ngợi. Nhất là các khán giả người địa phương muốn xem tận mắt từng cây đàn của AVT đã sử dụng.
    Lần trình diễn đó của AVT đã gây chấn động cả Paris. Đi đến đâu người ta cũng nhắc tới AVT. Đó có thể coi như thời kỳ huy hoàng nhất của ban ta ca trào phúng này. Sau đêm trình diễn ở rạp Maubert và sau khi nghỉ một ngày, bộ ba Lữ Liên, Vân Sơn và Tuấn Đăng sang diễn một xuất ở Thụy Sĩ và một xuất ở Luân Đôn. Sau đó họ lại về Pháp để trình diễn một xuất ở dưới miền nam.
    Rồi sau đó, phái đoàn lại tiếp tục đi trình diễn tại Maroc, Algérie, Tunisie, vv... Nơi nào họ cũng gặt hái được những thành công rực rỡ trước khi trở về Việt Nam. Đó là chưa kể AVT còn có dịp sang trình diễn tận nước Cộng Hòa Trung Phi trong thời kỳ lãnh đạo của tổng thống Bokassa.


    Lữ Liên và người vợ quá cố trong lễ thành hôn của Tuấn Ngọc, con trai của ông bà
    Qua năm 1969, lại một lần nữa thể theo lời mời của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Pháp, chính phủ Việt Nam lại cử một đoàn văn nghệ gồm AVT với Lữ Liên, Vân Sơn, Tuấn Đăng cùng 2 nữ ca sĩ Hoàng Oanh và Hà Thanh, vợ chồng nhạc sĩ cổ nhạc Vĩnh Phan, nhạc sĩ Huỳnh Anh và cây sáo Nguyễn Đình Nghĩa sang quốc gia này. Một chương trình dài 2 tiếng gồm đủ mọi tiết mục được dàn dựng để trình diễn ở tất cả những địa điểm mà anh chị em sinh viên ở Parius tổ chức trong những ngày cuối năm. Chuyến lưu diễn này kéo dài 1 tháng với một thành công rực rỡ.
    Ngoài những lần trình diễn chung với 2 nhạc sĩ khác trong AVT, hình ảnh nhạc sĩ Lữ Liên còn ghi đậm nét trong trí nhớ mọi người khi ông cùng nhạc sĩ Hoàng Thi Thao đồng diễn tiết mục “Cò Tây-Cò Ta”, được coi là một tiết mục rất ăn khách vào thời đó, cũng như sau này tại hải ngọai. “Cò Tây-Cò Ta” cũng đã được thu hình trong một chương trình Paris By Night cách đây vài năm, gây được nbhiều thích thú cho khán thính giả.
    Rồi đến tháng 4 năm 75, Lữ Liên nhờ làm cho đài Mẹ Việt Nam nên được đi tàu ra Phú Quốc để rồi được đưa sang đảo Guam trước khi đến Mỹ. Trong khi đó Vân Sơn và Tuấn Đăng bị kẹt lại. Riêng Vân Sơn, một thời gian ngắn sau biến cố tháng 4 năm 75, đã nhảy xuống sông Thị Nghe tự tử. Qua một bài viết của Băng Đình thì Vân Sơn đã nhảy cầu Thị Nghè tự tử để phản đối sự áp bức của chính quyền mới đối với giới văn nghệ sĩ.
    Trong khi về phía chính quyền thì cho là Vân Sơn làm rối loạn trật tự tại chợ Thị Nghè, bị công an khu vực rượt nên sợ quá phải nhảy vội xuống sông Thị Nghè. Vân Sơn, chết vì đầu đập vào một cây gỗ. Có người hỏi nữ nghệ sĩ Hồng Vân là người đứng ra quyên tiền để chôn cất cho Vân Sơn, về nguyên nhân cái chết của anh. Nhưng Hồng Vân cũng trả lời không biết rõ nguyên nhân.
    Về phần nhạc sĩ Lữ Liên, theo một nguồn tin khác cho biết lý do khiến Vân sơn tìm đến cái chết đã đến từ chuyện gia đình...
    Một thành viên từ những ngày đầu của ban AVT là Tuấn Đăng hiện nay vẫn hoạt động ở Sài Gòn. Hàng đêm anh hát và đàn tại một quán có tên là Tiếng Dương Cầm trong khu cư xá sĩ quan Chí Hòa.
    Còn Anh Linh, người sáng lập ra AVT, từ khi qua Mỹ theo diện HO đến nay, là ca đoàn trưởng của một giáo xứ ở San Jose. Vợ chồng anh còn là chủ của một tiệm phở đông khách ở thành phố này.
    Sau một thời gian vất vả ở các trại tỵ nạn, các anh chị em nghệ sĩ ở khắp nơi đổ dồn về tiểu bang California lập nghiệp. Nhờ sự yểm trợ của cơ quan USCC, một số anh nghệ sĩ có tên tuổi như Hoàng Thi Thơ, Nam Lộc, Jo Marcel, Lê Quỳnh, Kiều Chinh, Lữ Liên, Vũ Huyến, Ngọc Bích vv... đã được nhận vào làm việc tại cơ quan này.
    Một thời gian ngắn sau khi sang đến Mỹ, ban Tam Ca Trào Phúng AVT Hải Ngọai đã được thành lập do ý kiến của nhạc sĩ Lữ Liên. Và sau một thời gian tập luyện một ban văn nghệ hùng hậu đã được thành lập để cùng kéo nhau sang Paris trình diễn, trong số dĩ nhiên không thể nào thiếu AVT Hải Ngoại với Ngọc Bích, Vũ Huyến và Lữ Liên.
    Toàn thể khán giả đã tỏ ra rất thích thú khi được nghe lại những nhạc phẩm trào phúng quen thuộc ngày nào. Yếu tố đó đã khiến cho AVT gặt hái được những thành quả to lớn. Nhưng sau đó, với thời gian, thành phần AVT Hải Ngọai có một vài thay đổi và một số hoạt động cũng như một số sáng tác mới được ghi nhận như sau:
    14.2.77: Một lần nữa AVT có sự thay đổi trong thành phần khi Trường Duy vào thay thế cho Ngọc Bích. Cùng với đoàn văn nghệ trên, bộ ba sang Âu Châu trình diễn trong vòng 19 ngày.
    01.12.77 : Sẵn có đoàn nghệ sĩ cơ hữu này, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã mang cả đoàn sang cộng hòa Trung Phi trình diễn nhân ngày Hoàng Đế Bokassa Đệ Nhất đăng quang.
    Năm 1987: Nhạc sĩ Anh Bằng đã thực hiện 1 cuốn băng AVT Hải Ngoại đầu tiên do trung tâm Asia phát hành. Trong băng này có một nhạc phẩm mới mang tựa đề Gốc Mít do Lữ Liên và Anh Bằng sáng tác, nói về cuộc đời của những người dân Việt tỵ nạn, lang thang trên khắp thế giới để tìm miếng cơm manh áo. Gặp nhau cũng không biết là người đồng hương,với những cảnh ngộ trớ trêu, cười ra nước mắt.
    AVT với tiếng hát Lữ Liên, Vũ Huyến và Trường Duy và bài mới thứ 2 của nhạc sĩ Anh Bằng mang tựa đề Canh Cua Rốc, mô tả những chàng tai tỵ nạn xa quê hương thèm món canh cua từng đêm như thèm khát những vóc dáng xinh xinh.
    Năm 1988: thành phần AVT được tăng cường thêm nữ nghệ sĩ Thúy Liệu đã sang Úc trình diễn tại Sydney trong một chương trình kịch vui kéo dài trong 10 ngày.
    Năm 1992: AVT có một sự thay đổi với Hoàng Long vào thay thế cho nhạc sĩ Vũ huyến, đã cùng nhau thực hiện một băng cassette, thu thanh tại phòng thu Tùng Giang và do trung tâm Khánh Hà phát hành. Trong băng này có một sáng tác mới của Lữ Liên là Trận Cầu Quốc Tế, mô tả cuộc trực tiếp truyền thanh của AVT trong 1 trận cầu giao hữu nhưng không kém phần quyết liệt của 2 đội banh, một nam, một nữ từ Âu Mỹ đến Việt Nam. Khán giả Sài Gòn được xem nhiều pha gay cấn đầy nghệ thuật tân kỳ. Tuy chỉ là giả tưởng, nhưng với những “sound effects”, người nghe có cảm tưởng như đang tham dự một trận cầu thật.
    Năm 1994, vào dịp Xuân Giáp Tuất trung tâm Giáng Ngọc tung ra cuốn video đầu tiên của AVT tại hải ngọai. Dựa theo một áng thơ tuyệt tác của nữ sĩ Hồ Xuân hương, nhạc sĩ Lữ Liên lần đầu tiên trình diễn chung với 2 nữ nghệ sĩ Thúy Lan và Thúy Hương để trình bầy nhạc phẩm Đánh Đu, với phần nhạc do Lữ Liên tự đảm trách, nhạc sĩ Ngọc Bích hòa âm và sử dụng Keyboard.
    Ở trên là những chi tiết người viết thu thập được phần lớn từ người được coi như linh hồn của ban Tam Ca Trào Phúng AVT là Lữ Liên trong thời kỳ ông còn minh mẫn. Trong lần đến thăm ông gần đây, sức khỏe của ông có phần sa sút hơn xưa. Nhất là sau khi bị té nặng vào năm ngoái, 2007.
    Sau lần đó, trí nhớ của nhạc sĩ Lữ Liên tỏ ra kém hẳn trước với một giọng nói không còn được linh họat, nếu không muốn nói là thiếu sự liên tục. Thật ra tình trạng này đối với số tuổi 91 của ông cũng là bình thường. Mặc dù vậy, nhạc sĩ Lữ Liên vẫn còn cung cấp được cho tôi một số chi tiết liên quan đến tiểu sử của ông…
    Ông mang họ Lã, sinh trưởng ở Hải Phòng trong một gia đình mà thân phụ ông cũng là một nghệ sĩ, ngoài việc làm chính ở sở Bưu Điện. Khi Lữ Liên còn nhỏ, thân phụ ông đã đứng ra lập một gánh hát cổ nên ông đã có dịp gần gũi với những âm thanh nhạc cổ truyền. Ông trưởng thành trong khung cảnh văn nghệ đó nên đã chịu nhiều ảnh hưởng để sau đó trở thành một nghệ sĩ tài ba mà sự đóng góp của ông được coi như rất lớn lao cho nền âm nhạc Việt Nam…
    (TiVi Tuần San 1144 & 1145)
    Download : http://www.fshare.vn/file/U3SFWG95VE
    http://amnhacviet.net/nhacsi/lulien&AVT.htm