Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Những trạm xe buýt ngộ nghĩnh trên thế giới

London (Anh)


Rome (Italia)


Atlanta (Mỹ)
 

Stockholm (Thụy Điển)


Frankfurt (Đức)
 

Brazil
 

Milan (Italia)
 

Dubai (UAE)


Paris (Pháp)
 

Berlin (Đức)
 

Hamburg (Đức)
 

Athens (Hy Lạp)


New York (Mỹ)
 

Venice (Italia)
 

Bồ Đào Nha.
 
Thụy Sĩ.


Mumbai (Ấn Độ)

 
* Nguồn: Internet (xin cảm ơn tác giả)
* Người tìm chọn và chia sẻ: KIẾN MARY (Maryland 4-9-2011)
 
Nguồn: http://www.trunghockientuong.com/relax/110904_kienmary_bus_stations.htm

TÌNH GIÀ

Hồi còn nhỏ, tôi đã nghe người ta hát: “… Bà già lấy le ông già, chiều chiều dắt ra bờ sông, hai người nó chuyện tâm tình …”  Đó là bài hát nhại của một khúc hát quen thuộc thời đó, nhưng càng lớn tuổi thì tôi càng nghiệm thấy điều này hình như rất… đúng. Lấy le, “prendre des aires” (tiếng Pháp) được Việt hoá thành một từ rất dân gian là làm điệu, làm bộ, ve vãn… Thường người ta nói cậu thanh niên này lấy le trước mấy cô con gái, còn ờ đây bà già lại lấy le ông già mới là kỳ!
 
Nguồn minh họa: Internet.

Các nghiên cứu về “Già học” đều cho thấy một điều là càng lớn tuổi thì ông già càng có vẻ chậm chạp, lừ đừ, có vẻ “hết pin” sớm hơn bà già. Không biết có phải tại vì hồi trẻ đã hoạt động quá độ không, kể cả trong thể dục thể thao, rồi lại rượu bia, thuốc lá làm cho các tế bào mau già cỗi đi, mau teo tóp lại, còn bà già thì càng lớn tuổi càng có vẻ năng động, hoạt bát, đầy sức sống… Nói chung, tuổi thọ ở nam giới ngắn hơn nữ giới. Ở Việt Nam, tuổi thọ trung bình của nam là 63, trong khi ở nữ là 67. Còn ở Nhật, nam 75, nữ 80. Nam giới về già càng xuề xoà, đôi khi lôi thôi, lếch thếch, còn nữ giới thì quan tâm đến hình thức hơn, biết trang phục hơn, và biết cách làm cho người ta không thể nào đoán được tuổi của mình. Gần đây, trên các báo, có mục Tìm bạn bốn phương, Nhịp cầu bạn bè, Câu lạc bộ làm quen… ta thấy những lời nhắn gởi: “Nữ ngoài 60, cao …, nặng …, kinh tế vững vàng, ngoại hình dễ coi, sống nội tâm, muốn tìm bạn nam, hưu trí càng tốt”… “Nữ, ngoài 50, hết thanh xuân đến bạc đầu, hành trang vẫn là trái tim cô độc, kinh tế phong phú không san lấp nổi vực sâu một tâm hồn đơn lẻ”. “Nữ gần 70, con cái đã lớn, thích văn nghệ, biết nhảy, cần tìm bạn nam tuổi ngoài 70 để đi đó đi đây …”. Rõ ràng là các nhà tâm lý xã hội phải quan tâm đến hiện tượng mới mẻ này.

Giáo sư Toshihito Katsumura, một chuyên gia về người già ở Nhật nói để người già sống lâu và sống khoẻ thì cần giúp họ có một chương trình vận động thể lực phù hợp. Vận động thể lực cải thiện được sức khoẻ và nâng cao được cuộc sống, tránh tình trạng “liệt giường liệt chiếu” lệ thuộc vào xe lăn, gậy chống… thường thấy ở người lớn tuổi. Vận động thể lực mới giữ được sự dẻo dai của xương khớp, tăng cường cơ bắp, giữ cảm giác thăng bằng linh hoạt cần thiết, giữ cho xương lâu bị loãng, giảm xơ vữa động mạch. Dĩ nhiên là người già phải rèn luyện theo một chế độ phù hợp với tuồi tác, nhiều khi phải có một giáo án riêng, như các cầu thủ phải được tập riêng một giáo án theo tình trạng “chấn thương” của mình vậy. Rèn luyện thể lực còn giúp người cao tuổi luôn giữ sự lạc quan, tính dí dỏm, hài hước, nhờ đó họ sống tích cực hơn, hoạt bát hơn, độc lập hơn. Tập luyện chung với nhau còn có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, tương tác. Rõ ràng, rất nên khuyến khích “bà già lấy le ông già” để “chiều chiều dắt ra bờ sông”. Không chỉ chiều chiều mà cả sáng sáng cũng nên nữa. Vài ba bạn già có dịp gặp gỡ, tâm tình, nói chuyện trên trời dưới biển thì cuộc sống nhộn nhịp hơn, cũng là dịp để bàn bạc những chương trình phục vụ xã hội phù hợp, như người có kinh tế khá có thể giúp trẻ mồ côi, người có kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ thì khám bệnh, người có kỷ năng nghệ thuật thì trình diễn, kẻ làm thơ người xướng hoạ, kẻ vẽ tranh người đánh đàn… cũng chẳng khoái ru?
 
Nguồn minh họa: Internet.

“Bà già lấy le ông già, chiều dắt ra bờ sông”… Không nói ai dắt, nhưng chắc phải bà già dắt, vì như đã nói, bà già thường nhanh nhẹn tháo dát hơn, sáng suốt hơn nên sẽ dắt ông già ra bờ sông. Tại sao bờ sông? Bởi vì chỉ có ở bờ sông người ta mới hưởng được không khí trong lành. Ở bờ sông, người ta mới có được sự yên tĩnh nghỉ ngơi, tránh ồn ào phố thị, có dịp thấy dòng sông trôi đi, lắng nghe dòng sông nhiều điều mách mách bảo. Dĩ nhiên là họ sẽ “nói chuyện tâm tình”. Cái thú vị ở đây là họ không cần cãi nhau nữa làm gì, họ chỉ cần tâm tình thôi cũng đủ thấy sảng khoái rồi. Điếc lác một chút cũng hay. Ông nói gà bà nói vịt vẫn vui vẻ cả làng, thay vì như hồi xưa luôn đấu lý, tranh luận, căng thẳng thần kinh. Bây giờ thì bà nói gì cũng đúng mà ông nói gì cũng hay.

Các nhà nghiên cứu phương Tây thấy tuổi thọ ngày càng cao, thì người già càng có khuynh hướng sống chung hoặc kết hôn với nhau nữa. Ở tuổi này, người ta biết rõ nên chọn một người “bạn đời” như thế nào, “mẫu người lý tưởng” ra sao, vì họ không còn bị cái tình nồng nàn của tuổi trẻ làm cho “mù quáng”; họ cũng “lấy nhau vì tình”, vì nhu cầu có bạn chớ không phải vì tiền, vì… nhan sắc (vì lúc đó, nhan sắc ai cũng… giống ai!). Họ cũng chọn người “môn đăng hộ đối” hơn. Nói chung những người này thường có đời sống kinh tế tương đối ổn, không bị ảnh hưởng bởi con cháu và sống độc lập, ít sợ “dư luận”. Đó là chuyện bên Tây, nhưng rồi đây, các nước đang phát triển có tuổi thọ ngày càng cải thiện thì tình trạng này cũng sẽ nảy sinh như ta thấy gần đây trang mục “Tìm bạn”… ngày càng mở rộng trên báo chí, đáp ứng nhu cầu mới.

Lâm Ngữ Đường viết: “Ai cũng muốn sống lâu và nếu trời cho sống lâu thì tới một thời phải già. Phải tổ chức đời sống của ta sao cho thời kỳ vui vẻ nhất trong đời thuộc về tuổi già đó…Tuổi già, đó là tuổi của hoà bình, êm đềm, thơ sướng, mãn túc …”.

Tóm lại, “chiều chiều dắt ra bờ sông”… là một điều rất thú vị, rất đáng khuyến khích ở những người cao tuổi để có một cuộc sống có chất lượng cao hơn! Miễn là chớ có hát tiếp cái câu “ôm nhau nhảy đùng xuống sình!”

 
* Nguồn: Internet (xin cảm ơn tác giả Goldfish)
* Người tìm chọn và chia sẻ: KIẾN MARY (Maryland 5-9-2011)
 
Nguồn: http://www.trunghockientuong.com/relax/110905_kienmary_tinhgia.htm

HOA NGƯỜI


 
Bằng cách ghép các người mẫu lại, nghệ nhân đã tạo nên những đóa "hoa người" thật hấp dẫn và lý thú.
 
* Thực hiện PPS: Mai Thiên Phong
* Nguồn: Internet
* Người tìm chọn và gửi tặng: kiếnngố (Maryland 6-9-2011)

Đây là dạng bộ ảnh trình diễn PPS có nhạc nền. Bạn click chuột hay nhấn các phím mũi tên để chuyển slide.


Bạn click kép chuột lên tên bài, chọn nút Save File hay Save As khi xuất hiện thông báo. Chọn nơi để lưu file trong máy tính của bạn. Sau khi tải file về xong, bạn chạy file đó để nghe nhạc và xem hình ảnh.

Những điều kỳ lạ về thảm kịch 11-9

Để tưởng niệm 10 năm thảm kịch nước Mỹ bị khủng bố tấn công 11-9 (2001/2011), mời quý bạn đọc những điều kỳ lạ sau đây liên quan tới sự kiện chấn động thế giới đó.

Bạn hãy thử những điều này cho đến dưới cùng. Tôi đã làm và thấy nó rất là lạ.


Những điều này thực sự là kỳ quái! (Chủ yếu là phần cuối cùng, nhưng hãy đọc những điều đầu tiên trước)

1) Tên thành phố New York có 11 chữ cái. (Đây là mục tiêu tấn công chính của bọn không tặc.)

2) Tên nước Afghanistan có 11 chữ cái. (Nước Nam Á này là nơi hồi tháng 10-2001, Mỹ đã khởi xướng cuộc chiến tranh để báo thù cho thảm kịch 11-9.)

3) Tên Ramsin Yuseb (tên khủng bố đe dọa phá hủy tháp đôi vào năm 1993) có 11 chữ cái.

4) Tên của Tổng thống Mỹ đương nhiệm lúc đó George W. Bush có 11 chữ cái.

Những điều vừa rồi có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng những điều sau đây sẽ thú vị hơn:

1) New York là tiểu bang thứ 11 của Hoa Kỳ.

2) Chiếc máy bay đầu tiên đâm vào tòa tháp đôi là chuyến bay số 11.

3) Chuyến bay 11 chở 92 hành khách. 9 + 2 = 11

4) Chuyến bay 77 cũng đâm vào tòa tháp đôi, chở 65 hành khách. 6 +5 = 11

5) Thảm kịch xảy ra ngày 11 tháng 9, 9 / 11 và bạn biết là 9 + 1 +1 = 11

6) Ngày thảm họa đó trùng hợp với số điện thoại khẩn cấp 911, mà 9 +1 + 1 = 11

Vẫn là sự trùng hợp ngẫu nhiên ..? Tiếp tục đọc và bạn tự suy nghĩ:

1) Tổng số nạn nhân bên trong tất cả các máy bay bị cướp 254, và 2 +5 + 4 = 11.

2) Ngày 11 tháng 9 là ngày thứ 254 của năm dương lịch. Một lần nữa 2 + 5 + 4 = 11.

3) Vụ đánh bom khủng bố ở Madrid (Tây Ban Nha) đã xảy ra vào ngày 11-3-2004, mà 3 + 1 + 1 + 2 + 4 = 11.

4) Bi kịch của Madrid đó đã xảy ra 911 ngày sau thảm kịch Tháp đôi WTC.

Bây giờ đây là nơi mà mọi thứ trở nên hoàn toàn kỳ lạ:

Biểu tượng của Hoa Kỳ được công nhận nhiều nhất, sau các ngôi sao và sọc kẻ, là chim đại bàng. Câu sau đây được lấy từ Kinh Koran, các cuốn sách thánh Hồi giáo:

"Vì đã được ghi chép rằng một đứa con trai của Ả Rập Xê-út sẽ đánh thức một con đại bàng. Cơn thịnh nộ của con đại bàng sẽ được cảm nhận trên khắp các vùng đất của Allah trong khi một số người run lên trong tuyệt vọng vẫn vui mừng: cơn thịnh nộ của con đại bang sẽ làm sạch các vùng đất Allah và có sự hòa bình. "
Câu đó là số 9,11 của Kinh Koran.

Bạn vẫn chưa bị thuyết phục vì tất cả những điều trên?
Hãy thử điều này và xem bạn cảm thấy thế nào, nó đã làm tôi dựng tóc gáy.
Mở Microsoft Word và làm như sau:

1. Đánh chữ hoa Q33 NY. Đây là số chuyến bay của chiếc máy bay đầu tiên đã đâm vào tòa tháp đôi.

2. Tô đậm (highlight) Q33 NY.

3. Thay đổi kích thước font chữ đến 48.

4. Thay đổi font chữ là Wingdings và bây giờ bạn nghĩ gì?
Q33 NY
 
Nếu chưa thấy, bạn có thể click vào đây để tham khảo hình ảnh mà font Wingdings hiển thị cho cụm chữ Q33 NY.
 

Nguồn minh họa: Internet
 

Bản gốc:

It's Really Weird!

Try this when you get to the bottom I did and it is weird.

This is actually really freaky!! (mainly the end part, but read it all first)
1) New York City has 11 letters
2) Afghanistan has 11 letters.
3) Ramsin Yuseb (The terrorist who threatened to destroy the Twin Towers in 1993) has 11 letters.
4) George W Bush has 11 letters.

This could be a mere coincidence, but this gets more interesting:
1) New York is the 11th state.
2) The first plane crashing against the Twin Towers was flight number 11.
3) Flight 11 was carrying 92 passengers. 9 + 2 = 11
4) Flight 77 which also hit Twin Towers, was carrying 65 passengers. 6+5 = 11
5) The tragedy was on September 11, or 9/11 as it is now known. 9 + 1+1 =11
6) The date is equal to the US emergency services telephone number 911. 9 +1 + 1 = 11

Sheer coincidence..?! Read on and make up your own mind:
1) The total number of victims inside all the hi-jacked planes was 254. 2 +5 + 4 = 11.
2) September 11 is day number 254 of the calendar year. Again 2 + 5 + 4=11.
3) The Madridbombing took place on 3/11/2004. 3 + 1 + 1 + 2 + 4 = 11.
4) The tragedy of Madrid happened 911 days after the Twin Towers incident.

Now this is where things get totally eerie:
The most recognized symbol for the US, after the Stars & Stripes, is the Eagle. The following verse is taken from the Quran, the Islamic holy book:
"For it is written that a son of Arabia would awaken a fearsome Eagle. The wrath of the Eagle would be felt throughout the lands of Allah while some of the people trembled in despair still more rejoiced: for the wrath of the Eagle cleansed the lands of Allah and there was peace."
That verse is number 9.11 of the Quran. Unconvinced about all of this still?!

Try this and see how you feel afterwards, it made my hair stand on end:
Open Microsoft Word and do the following:
1. Type in capitals Q33 NY. This is the flight number of the first plane to hit one of the Twin Towers.
2. Highlight the Q33 NY.
3. Change the font size to 48.
4. Change the actual font to the WINGDINGS What do you think now?!!

Q33 NY



Theo báo US Today (8-9-2011), kết quả một cuộc thăm dò (với 1.044 người lớn ở Mỹ) về câu hỏi: “liệu có nên công nhận ngày 11-9 là một ngày lễ quốc gia?” cho thấy: 51% đồng ý và 49% không đồng ý.
 
 
* Nguồn: Internet (xin cảm ơn tác giả)
* Người tìm chọn và chia sẻ: LÊ CHÍ ANH (Long An 10-9-2011)
 
Xem: http://www.trunghockientuong.com/relax/110910_lechianh_thamkich_119_chuyenla.htm

Kimono toàn tập

Nói đến thời trang Nhật Bản thì chắc ai ai cũng không thể bỏ qua Kimono. Kimono chính là một trong những niềm tự hào của Nhật Bản, nó gần như trở thành biểu tượng của đất nước xứ phù tang này vậy.


Kimono thực chất ban đầu có nghĩa là quần áo nói chung nhưng trải qua thời gian, với nhiều thay đổi, nó đã trở thành tên gọi riêng của loại trang phục truyền thống độc đáo này.

Theo truyền thống, áo kimono được may bằng vải dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như vải lanh, bông, lụa. Kimono là một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào người cùng với một số dây đai và dây buộc, ống tay áo dài và rộng thùng thình.

Kimono có hình dạng khác hẳn với chiếc áo choàng kiểu cổ của Trung Quốc, vốn thường bị nhầm lẫn trong tranh minh hoạ ở các sách của phương Tây. Kimono của nam giới có vành khăn đơn giản và hẹp hơn.

Áo kimono cho phụ nữ thường có các hoạ tiết hoa, lá và các biểu tượng thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu thiên nhiên của người Nhật Bản.

Tùy theo tuổi tác của người mặc mà màu sắc được chú ý rất nghiêm ngặt, những màu có gốc sáng, đặc biệt là màu đỏ, được dùng cho trẻ em và phụ nữ trẻ chưa chồng.

Màu sắc của kimono thường để biểu thị cho các mùa trong năm, ngoài ra mỗi một tầng lớp trong xã hội cũng có một loại màu áo kimono riêng.

Đối với người dân thường, khi mặc kimono vào các dịp lễ tết, họ phải đeo một mảnh vải nhỏ có trang trí con dấu riêng của gia đình ở tay áo.

Khoảng từ 30 đến 100 ngày sau khi đứa bé chào đời, gia đình và người thân mang đứa trẻ đến đền thờ để làm một nghi lễ nhỏ. Khi đó đứa trẻ được mặc một chiếc kimono, bên dưới là màu trắng, bên trên là màu sáng (thường là màu đỏ) nếu là bé gái, hoặc màu đen nếu là bé trai. Ngoài ra, vào ngày lễ Shichigosan (15/11) các bé trai và bé gái cũng được mặc kimono.



Đối với những người bước sang tuổi 20, vào ngày lễ Thành Nhân (ngày thứ 2 của tuần thứ 2 trong tháng 1), họ cũng buộc phải mặc kimono.

Có thể chia Kimono ra làm các loại sau:

Furisode: Là loại áo chỉ dành riêng cho những cô gái chưa có chồng. Tay áo rất dài và rộng (thường dài từ 95 đến 115 cm). Thời xưa, các cô gái thường vẫy vẫy ống tay áo để bày tỏ tình yêu với các chàng trai.



Khi một cô gái Nhật Bản bước sang tuổi 20, cô ấy sẽ được công nhận là một người trưởng thành. Cô sẽ được quyền đi bầu cử, phải chịu mọi trách nhiệm về bất cứ một tội lỗi nào do cô gây ra, và được phép hút thuốc, uống rượu công khai.

Rất nhiều cha mẹ mua Furisode cho con gái họ để kỉ niệm bước ngoặt trọng đại này. Furisode là một Kimono dùng để đi lễ, dành cho các cô gái còn độc thân. Furisode có màu sắc tươi sáng và thường làm bằng lụa chất lượng tốt. Trong xã hội của Nhật, mặc Furisode là một tuyên bố rõ ràng rằng đó là một cô gái độc thân đã sẵn sàng để kết hôn.

Một trong những điểm đặc biệt của Furisode là ống tay áo của nó.



Furisode dùng để mặc trong những ngày lễ lớn, như khi đi dự đám cưới hay dự một buổi tiệc trà. Giá của một chiếc Furisode tùy thuộc vào chất liệu vải, kiểu dáng và tay nghề của người may. Một chiếc Furisode thường có giá là 15.000 USD.

Yukata: Là một loại Kimono làm bằng cotton bình thường, dùng để mặc trong mùa hè. Yukata thường mang màu sắc cực kì sáng. Cách thiết kế đơn giản của Yukata là để các cô gái Nhật có thể mặc mà không cần sự giúp đỡ (sau vài lần tập là họ có thể dễ dàng mặc được, bởi Yukata không cầu kì như Furisode).



Ngày nay, Yukata thường dùng để mặc trong ngày Bon-Odori (Ngày hội nhảy truyền thống của Nhật vào mùa hè) và các cuộc hội hè. Hơn nữa, Yukata còn được sử dụng rộng rãi trong các quán trọ truyền thống của Nhật.

Yukata được ưa chuộng bởi chất vải cotton nhẹ nhàng của nó. Vải đã được cách điệu đi từ mẫu vải có kẻ sọc ngang truyền thống. Chiếc thắt lưng cotton của Yukata cũng rất tiện dụng cho ngày thường và đồ mặc ban đêm.

Trong những ngày hội và ngày kỉ niệm sự kiện chung, Yukata thường được mặc với một chiếc thắt lưng rộng hơn, quấn quanh eo và gấp lại ở đoạn cuối. Thông thường hơn, Yukata được mặc với một thắt lưng Obi (thắt lưng thêu), đi cùng với một đôi xăng đan gỗ và một chiếc ví.



Những cô gái và phụ nữ Nhật rất thích những dịp được mặc Yukata của họ. Ngày nay không có nhiều cơ hội phù hợp để mặc những bộ quần áo truyền thống sặc sỡ như vậy. Thời xa xưa, áo Yukata chỉ dùng để mặc ở nhà sau khi vừa tắm xong . Nhưng ngày nay, áo Yukata rất được ưa chuộng (cả đàn ông lẫn phụ nữ đều có thể mặc).

Hầu hết áo Yukata được làm từ vải cotton . Theo truyền thống xưa , áo Yukata thường chỉ có hai kiểu là trắng - xanh đen hoặc xanh đen- trắng, nhưng trong một vài năm trở lại đây áo yukata đã được thiết kế với nhiều màu sắc nổi bật hơn.

Houmongi: Khi một người phụ nữ Nhật Bản kết hôn, cha mẹ thường mua cho con gái họ một chiếc Kimono khác, chiếc Houmongi. Houmongi sẽ thay thế vị trí của Furisode. Houmongi là Kimono đi lễ của những người phụ nữ đã có chồng.

Loại Kimono này thường được dùng trong khi đi tham dự một đám cưới hay tiệc trà nào đó.



Khi đón tiếp một cuộc viếng thăm trang trọng, người phụ nữ sẽ mặc áo Homongi (áo Kimono dùnh để tiếp khách).

Tomesode: Với những người phụ nữ đã kết hôn, họ sẽ không bao giờ được măc áo furisode, dù cho họ có li dị chồng đi chăng nữa. Thay vào đó, họ sẽ mặc áo Tomesode, một dạng áo Kimono với ống tay áo ngắn hơn . Áo Tomesode thường có màu đen , hoặc là nhiều màu khác . Áo Tomesode đen thường được đính gia huy tượng trưng cho họ tộc , đây là dạng áo Kimono chỉ mặc vào các dịp lễ trang trọng (như là đám cưới hoặc đám tang của họ hàng).



Những áo Tomesode nhiều màu khác cũng có thể được mặc vào các dip lễ trang trọng trên (nhưng những chiếc áo này không được đính gia huy, vả lại, khi nhắc đến Tomesode thì đa số người Nhật đều cho rằng nó-phải-là-màu-đen).

Tomesode có nền áo màu đen để đối lập với màu trắng của chiếc Shiromaku (Kimono cưới) mà cô dâu mặc. Tuy nhiên, chiếc thắt lưng thêu và nửa dưới của Tomesode có màu sắc rất sặc sỡ và sáng để tỏ rõ rằng loại Kimono này được mặc trong một dịp vui.

Mofuku: Chỉ được dùng để đi dự đám tang của họ hàng gần. Toàn bộ chiếc Kimono loại này có màu đen. Dù rằng Tomesode và Mofuku không đắt bằng một chiếc Furisode, nhưng giá mỗi chiếc Tomesode hay Mofuku là khoảng 8.000 USD.



Shiromaku: Một cô gái Nhật làm đám cưới theo truyền thống thì sẽ mặc loại Kimono rực rỡ, tráng lệ nhất. Loại Kimono này được gọi là Shiromaku. Đa số mọi người chỉ thuê loại Kimono này bởi nó chỉ được sử dụng trong một ngày, tuy nhiên, giá cho thuê của một chiếc Shiromaku cũng lên tới 5.000 USD.



Nếu bạn để ý kĩ thì bạn có thể thấy ngay rằng chiếc Shiromaku rất dài, dài đến chạm đất. Những chiếc váy cưới trắng truyền thống của phương Tây thường có đuôi váy hay một tấm lụa rất dài, rủ dài ra sau. Còn Shiromaku thì không giống như vậy. Shiromaku dài và tỏa tròn ra. Chính vì vậy, cô dâu phải có sự giúp đỡ của một người đi kèm theo thì mới có thể đi lại trong chiếc Kimono này. Màu trắng này tượng trưng cho sự tinh khiết của cô dâu cả về thể xác lẫn tinh thần

Váy này cách tân nên không còn dài chấm đất nữa.



Tsumugi: Dành cho tầng lớp nông dân và thường dân.



Tsukesage: Áo này được trang trí theo dạng hoa văn chạy dọc theo thân và lưng áo rồi gắp nhau ở đỉnh vai), áo này được mặc vào các buổi tiệc tùng trà đạo, cắm hoa và đám cưới của bạn bè.

 
 
Các phụ liệu mặc kèm theo kimono:

- Thắt lưng (Obi): Một cái obi dành cho kimono phụ nữ thường có chiều dài khoảng 4m và chiều rộng khoảng 60cm.Obi được quấn 2 vòng quanh thắt lưng và thắt ở phía sau lưng. Các phụ kiện kèm theo obi:

a. Koshi-himo Koshi-himo là vòng dây đầu tiên quấn quanh thắt lưng.Nó được làm từ những sợi tơ nhuộm màu rồi bện lại như dây thừng.



b. Date-jime là sợi dây thứ hai buộc quanh áo kimono,phủ lên trên sợi dây koshihimo.

c. Obijime Là sợi dây thừng buộc phía trên bề mặt của obi,nó có nhiều màu sắc khác nhau và màu được chọn thường làm nổi bật chiếc obi.

d. Chocho: Nơ bướm Chocho là chiếc nơ được gắn ở đằng sau obi, nhìn thì nó có cấu tạo phức tạp nhưng thực chất rất dễ mang.Chocho gồm hai phần bản rộng và phần nơ. Phần bản rộng có chiều dài 5 feet, chiều rộng là 6 inch, nó được quấn hai vòng quanh thắt lưng rồi được nhét vào phía trong. Phần nơ có một cái móc gắn để gắn vào vào obi.



Kaku và Heko bi dành cho kimono của nam. Kaku là obi dành cho các bộ kimono nam thông thường, đươc maybằng vải cotton,có chiều dài là 3,5 inch. Heko là obi mềm được dành cho các bộ yutaka.



- Taiko-musubi: Một dạng thắt lưng khác, được phát minh từ thời Edo, cũng được sử dụng như obi và rất được ưa chuộng.



- Dây cài lưng: Vào thời đại Meiji, người Nhật chế tạo ra một vật gọi là dây cài lưng ( obi-jime và obi-age).



Việc sử dụng những dây cài này với nhiều loại kiểu dáng và màu sắc khác nhau đã trở thành một cách để chứng tỏ gu thời trang của người Nhật.

- Trâm cài đầu: Vật này dành riêng cho phụ nữ. Thời xưa, mỗi khi mặc áo kimono, phụ nữ Nhật thường điểm tô cho mái tóc của mình bằng những chiếc trâm này. Ngày nay, bạn có thể thay thế chiếc trâm bằng nơ, dây buộc tóc...

- Guốc gỗ: Guốc gỗ được sử dụng rất phổ biến tại Nhật cách đây một thế kỉ, guốc của đàn ông thường to, có góc cạnh và thấp, guốc của phụ nữ thì ngược lại, tức là nhỏ nhắn và tròn. Thời xưa, người Nhật không đóng guốc mà họ "đẽo" guốc, tức là họ sử dụng những súc gỗ to để gọt đẽo thành đôi guốc mộc.

Không chỉ phụ nữ mà đàn ông cũng mặc Kimono, từ xa xưa các samurai đã có thói quen mặc Kimono:

Các Samurai của mỗi vùng được phân biệt bằng màu sắc của Kimono và các quần áo này trở thành "đồng phục" chung bao gồm:

Một chiếc Kimono, một lớp áo không có tay khoác bên ngoài gọi là Kamishimo, 1 chiếc quần xẻ như váy gọi là Hakama.

Chiếc Kamishimo được may bằng vải lanh đã được hồ cứng giúp cho bờ vai chắc chắn, nổi bật.



Với rất nhiều loại áo samurai-kimono, những người thợ may ngày càng trở nên khéo léo, lành nghề và việc may áo kimono cũng trở thành một nghệ thuật. Những bộ áo kimono cũng trở nên giá trị hơn và các bậc cha mẹ thường truyền lại kimono cho con cái như một tài sản gia truyền.

Hakama: Hakama là một loại trang phục ngoài, được mặc phủ ngoài áo kimono. Nó có thể được thiết kế giống như một cái quần dài hay giống một cái váy.



Ngày xưa, Hakama được sử dụng như một trang phục phía ngoài có chức năng bảo vệ các Samurai khỏi tuột khỏi ngựa. Ngày nay, Hakama được mặt trong các buổi lễ,các lễ hội truyền thống,tập võ và biểu diễn nghệ thuật. Hakama của nam giới thường có màu đen hoặc xám. Hakama thường được nam giới mặc tuy nhiên bạn cũng có thể bắt gặp các cô gái mặc Hakama màu đỏ trong các đền thờ Shinto.



Nếp gấp của Hakama (5 phía trước, 2 phía sau) có những ý nghĩa biểu trưng sau:

1. Yuki: Lòng quả cảm, sự dũng cảm, tính gan dạ
2. Jin: Sự nhân ái, lòng khoan dung và rộng lượng
3. Gi: Sự công bằng, ngay thẳng và chính trực
4. Rei: Nghi lễ, sự lịch thiệp, lễ độ (cũng có nghĩa là sự cúi đầu)
5. Makoto: sự chân thành, trung thực
6. Chugi: Sự trung thành, tính cống hiến
7. Meiyo: Danh dự, uy tín, vinh quang, danh tiếng, phẩm giá và danh tiếng.
  
Nguồn:
http://www.trunghoc.net/forums/index.php?showtopic=43

Mùa thu đẹp trên khắp thế giới

 
 thế giới của chúng ta




Mùa thu đẹp trên khắp thế giới
 
 
Thu đẹp không tả xiết trên khắp thế giới. Mùa thu là mùa lãng mạn nhất trong năm với những con đường trải đầy lá vàng rơi, những hàng cây phong đỏ lung linh trong nắng vàng ruộm.
Nếu được đi trên những con đường như thế, chắc ai cũng không nỡ bước chân đi. Hãy cùng ngắm mùa thu vàng rực rỡ trên khắp thế giới nhé!


Mùa thu ở lâu đài Castell Coch tại Cardiff (xứ Wales, nước Anh)


Những đám lá vàng trong công viên ở Belarus


Mùa thu đẹp rực rỡ ở Canada


Những ngôi nhà được bao phủ bởi tấm thảm lá đỏ ở Đức


Mùa thu của Hàn Quốc là những con đường vàng rực lá rẻ quạt. Xen lẫn giữa màu vàng của dẻ quạt là màu đỏ của lá phong.


Nước Mỹ cũng là nơi trồng rất nhiều loại cây đổ lá vàng và đỏ khi thu sang, như cây phong, bulo, cây dương


Mùa thu rực nắng ở Tân Cương (Trung Quốc)


Rừng vàng ở Cát Lâm


Cửu Trại Châu


Những đồng cỏ xanh ở núi Kanas.


Hồ nước mùa thu ở Liêu Ninh
 
+ Nguồn: Internet
+ Người tìm chọn và chia sẻ: thầy MAI VĂN NHÃN (Houston, Texas 11-9-2011)
 

Copyright © 2010 - 2011 Trung hoc Kien Tuong Homepage