Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2024

CHOÁNG NGỢP CUNG ĐƯỜNG VEN BIỂN MIỀN TRUNG TRONG TRANH HỌA SĨ MÊ PHƯỢT

 

Anh Trần Văn Mạnh khiến cư dân mạng trầm trồ với những bức vẽ ký họa về chuyến hành trình phượt dọc cung đường ven biển Đông Nam Bộ, miền Trung.

Là người sinh ra và lớn lên ở làng chài vùng đất mũi ven biển, tình yêu của anh Trần Văn Mạnh (sinh năm 1984, họa sĩ tự do tại TP.HCM, vừa dời xưởng vẽ về quê nhà Quảng Ngãi) với biển rất đặc biệt. Anh quyết định dành 12 ngày để đi dọc qua các cung đường ven biển.

Đèo nước ngọt Phước Hải - Ảnh: TRẦN VĂN MẠNH

Đèo nước ngọt Phước Hải - Ảnh: TRẦN VĂN MẠNH

Anh chia sẻ hành trình này anh đã có ý định từ lâu. Trước đây, anh đã đi phượt qua cung đường ven biển nhiều lần rồi, nhưng đa số chạy lướt qua, ít dừng lại lâu. 

"Chuyến đi này mình không định sẽ đi 12 ngày hay trong bao lâu, mà chỉ nghĩ cứ đi tới đâu thì tới", anh nói. Trong tranh là đèo nước ngọt Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu). Đây là địa điểm quen thuộc với người dân bản địa, có vẻ đẹp hoang sơ, bình dị.

Mũi Kê Gà - Bình Thuận - Ảnh: TRẦN VĂN MẠNH

Mũi Kê Gà - Bình Thuận - Ảnh: TRẦN VĂN MẠNH

Mũi Kê Gà là điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Phan Thiết. Địa điểm này cách thành phố Phan Thiết hơn một tiếng chạy xe. 

Mũi Kê Gà trong tranh thể hiện là bãi biển đẹp, bãi cát dài trắng mịn.

Biển Cổ Thạch - mũi La Gàn, Bình Thuận - Ảnh: TRẦN VĂN MẠNH

Biển Cổ Thạch - mũi La Gàn, Bình Thuận - Ảnh: TRẦN VĂN MẠNH

Biển Cổ Thạch (Bình Thuận) là một nơi đa sắc với những bãi đá có khả năng biến hóa màu sắc thú vị. Khoảng giữa tuần ở tháng 3 hằng năm, toàn bộ bãi đá sẽ biến thành màu xanh bởi lớp rêu xanh, sau đó trở lại trạng thái đa sắc ban đầu vô cùng huyền ảo.

Mũi Dinh - Ninh Thuận - Ảnh: TRẦN VĂN MẠNH

Mũi Dinh - Ninh Thuận - Ảnh: TRẦN VĂN MẠNH

Trong ảnh là mũi Dinh (Ninh Thuận). Con đường dẫn vào mũi Dinh đầy khó khăn và gập ghềnh. Với ít dân cư sinh sống, nơi này vẫn giữ được vẻ hoang sơ hiếm có như một bức tranh tự nhiên tuyệt đẹp.

Vịnh Vĩnh Hy - Ninh Thuận - Ảnh: TRẦN VĂN MẠNH

Vịnh Vĩnh Hy - Ninh Thuận - Ảnh: TRẦN VĂN MẠNH

Mời bạn đến với vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận) - vịnh biển hoang sơ nhất Việt Nam, với phong cảnh hữu tình, là sự hòa quyện giữa biển đảo và núi rừng, đưa bạn đến với sự bình yên, trong lành. 

Họa sĩ Trần Văn Mạnh cho biết bà con ở những làng chài đất mũi đều rất thân thiện, mến khách. Nhiều người còn nhiệt tình, giúp đỡ, giới thiệu anh về địa phương mình.

Tổng cộng anh vẽ 13 bức tranh. Mỗi bức đều có nét đẹp riêng của vùng đất đó. 

"Nếu chọn ra bức nào đặc biệt thì hơi khó. Qua những bức tranh này, mình muốn lưu giữ, truyền tải những hình ảnh đẹp hoang sơ; hùng vĩ của những vùng đất mũi, làng chài trên dải đất hình chữ S Việt Nam để các bạn trẻ cùng khám phá, gìn giữ thiên nhiên hoang sơ, sạch đẹp…". 

Bãi đá Thảo Nguyên - đảo Cù Lao Xanh - Ảnh: TRẦN VĂN MẠNH

Bãi đá Thảo Nguyên - đảo Cù Lao Xanh - Ảnh: TRẦN VĂN MẠNH

Khi đến Cù Lao Xanh (Quy Nhơn), có người biết anh muốn cắm lều nghỉ lại liền dẫn đến chỗ có "view" đẹp, sạch, còn cho họa sĩ cả lốc nước suối. Anh ấn tượng nhất là bãi đá Thảo Nguyên. Nơi đây sở hữu những bãi đá tuyệt đẹp với không gian rộng rãi rất thích hợp để cắm trại.

Mũi Vi Rồng - Bình Định - Ảnh: TRẦN VĂN MẠNH

Mũi Vi Rồng - Bình Định - Ảnh: TRẦN VĂN MẠNH

Kỷ niệm đáng nhớ nhất của anh là khám phá đất mũi Vi Rồng (Bình Định). Trên Google Maps không có đường ra mũi, nên anh đã đâm vào ngõ cụt hơn 3 lần. Khi ra đến nơi, anh đi bộ vài trăm mét mới đến mũi. 

Cảnh hiện ra là mõm đá hình Vi Rồng vô cùng hoành tráng, hoang sơ khiến anh phải thốt lên: "Wow… Vô cùng tuyệt vời, rất rất đã".

Hải đăng mũi Đại Lãnh - Phú Yên - Ảnh: TRẦN VĂN MẠNH

Hải đăng mũi Đại Lãnh - Phú Yên - Ảnh: TRẦN VĂN MẠNH

Họa sĩ chia sẻ việc di chuyển đến được đất mũi rất khó khăn vì đa số là đường lối mòn, gập ghềnh khó đi. Nhưng khi đến được mũi, ta như được mở ra những khung cảnh rất đẹp, hùng vĩ, thấy được sự mênh mông của biển cả. 

Trong ảnh là hải đăng Đại Lãnh (Phú Yên) - nơi bình minh bắt đầu ở Việt Nam. Ngọn hải đăng này có những thời điểm là nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam.

Bãi tắm Hoàng Hậu - Ảnh: TRẦN VĂN MẠNH

Bãi tắm Hoàng Hậu - Ảnh: TRẦN VĂN MẠNH

Bãi tắm Hoàng Hậu được xem là một trong những bãi biển Quy Nhơn đẹp, nổi tiếng nhất. Đặc biệt, bãi này còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ.

Anh Trần Văn Mạnh vẽ tranh trên cung đường ven biển miền Trung

Anh Trần Văn Mạnh vẽ tranh trên cung đường ven biển miền Trung

Anh Mạnh từng vừa đi phượt, vừa vẽ tranh ở nhiều nơi như Hội An, Đà Lạt, các địa điểm loanh quanh TP.HCM. "Mình đi đến đâu, ai cũng hỏi mình là bán cái gì vậy, khi thấy mình chạy trên xe máy cà tàng chất đầy đồ lỉnh kỉnh. Vui lắm", anh nói.

Anh cho biết các bạn nếu muốn phượt vẽ tranh như anh cần phải trang bị hành trang thật gọn nhẹ nhất có thể để dễ dàng di chuyển. Bên cạnh đó, cần xem trước thời tiết của địa điểm muốn vẽ để chuẩn bị đồ phù hợp.


https://tuoitre.vn/choang-ngop-cung-duong-ven-bien-mien-trung-trong-tranh-hoa-si-me-phuot-20240412092657431.htm

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2024

KHÔNG CÓ NƯỚC LÈO, BÁNH KHOÁI ĐI VỀ ĐÂU?

 MEGASTORY

Đến giờ tôi vẫn chưa hiểu vì sao bánh khoái lại phải ăn với thứ nước chấm mà dân Huế gọi là nước lèo, thay vì ăn với nước mắm pha.

Lần đầu tiên tôi nếm mùi nước lèo này, không phải là ăn với bánh khoái mà ăn với bánh hỏi thịt quay hay với bánh ướt cuốn thịt nướng gì đó, lâu quá tôi quên rồi. Cô bạn Huế mời cả bọn đến nhà ăn.

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 1.
Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 2.

Tôi hỏi chủ nhà, quận chúa làm nước chấm này kiểu gì mà ngon thấu trời vậy? (Cô bạn này là dân Huế có… "bản quyền", công tằng tôn nữ gì gì đó, cháu 3-4 đời của Tuy Lý Vương, nên bọn tôi thường gọi đùa là quận chúa).

Quận chúa chỉ cười, không phải cười e ấp kiểu gái Huế đâu mà cười bí hiểm. Cũng không cho tôi biết thứ nước chấm này tên gì nên tôi đành gọi theo kiểu của tôi: "nước chấm bánh mì".

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 3.

Khuôn làm bánh khoái nhỏ, gọn. Ảnh: PHAN THÀNH

Ngày quận chúa xuất cảnh, tôi nài nỉ truyền nghề đặng tôi còn nhâm nhi đưa cay với "nước chấm bánh mì". Quận chúa chậm rãi nói từng thứ, nào là gan bằm, đậu phộng, tương đậu, mè rang…

Tôi có biết chút gì về làm bếp đâu, kể cả làm bếp tài tử nên chỉ ngờ nghệch ngồi nghe. Công phu tỉ mỉ thế thì chịu, tôi thất vọng lắc đầu. Ai làm mình ăn có lý hơn.

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 4.

Bánh khoái giống như bánh xèo trong Nam nhưng nhỏ hơn. Bánh xèo chấm với nước mắm chua ngọt pha loãng, còn bánh khoái chấm với nước lèo.

Nước lèo ở đây là thứ nước chấm sền sệt chứ không phải nước lèo để ăn phở, ăn mì hay bún như trong Nam.

Tên gọi "bánh khoái" nghe hấp dẫn. Nhiều ông nhà báo, nhà văn giải thích là do đổ bánh khoái trên bếp củi, khói bốc ra nên gọi là "bánh khói".

Người Huế phát âm thành "bánh khoái". Tôi nhờ người bạn là dân Huế sệt, phát âm chữ "khói". Nghe rõ là "khọi" chứ "khoái" hồi nào!

Bao nhiêu thứ bánh ở Huế, bánh bèo, bánh ướt, bánh ram… cũng làm trên bếp củi, cũng bốc khói, sao không gọi là "khói"?

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 5.

Chữ "khoái" coi vậy cũng gây rắc rối chữ nghĩa. Trang web tỉnh Thừa Thiên Huế dịch bánh khoái là "Vietnamese pancake", rồi mở ngoặc "banh khoai". Thế bánh đa nướng, bánh cam áp chảo… dịch là "Vietnamese pancake" được không?

Rồi dân mạng lại dịch bánh khoái là "happy cake". Thiệt tình! Tên món ăn là gì thì để nguyên như vậy cho người ta nhờ, rồi mở ngoặc mô tả ngắn gọn.

Bánh sandwiches, hamburger hay taco của Mễ… dù dịch sang tiếng gì vẫn giữ nguyên tên gốc.

À, mà bánh taco của Mexico rất giống với bánh khoái của Huế đấy, cũng nhân thịt, rau đậu… cũng áp chảo (nhưng ít dầu mỡ hơn bánh khoái), vẫn được các nước trên thế giới gọi là "taco".

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 6.

Nhiều bài báo cho rằng bánh khoái chỉ là phiên bản của bánh xèo trong Nam. Bằng chứng đâu? Bánh nào có trước, bánh nào có sau? Không ai biết. Điều chắc chắn, bánh khoái đồng dạng với bánh xèo. Cái nhỏ cái to. To chưa chắc là chị, nhỏ chưa chắc là em.

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 7.

Bánh xèo không có biên giới rõ rệt, tráng bánh lan gần hết thành chảo, thành thử phần rìa bánh thật mỏng, thật giòn, giòn cho tới tận gần "tâm" của bánh.

Chảo làm bánh xèo không đơn giản chỉ là chất liệu sắt thép đâu. Mua chảo mới về phải "phù phép" mới ra được thứ chảo "thần thánh" để đổ bánh xèo. Không "thần thánh" thì không đổ ra bánh mỏng giòn được. Bí quyết cả đấy! Đến quận Ninh Kiều, Cần Thơ nếm thử bánh xèo thì biết.

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 8.

Rau ăn kèm? Bánh khoái có rau thơm, rau cải, chuối chát, khế chua và vài lát trái vả. Trái này mới "độc địa", chát chát, bùi bùi, the the…

Rau ăn với bánh xèo cũng chẳng vừa, ngoài mấy loại rau như "phụ gia" của bánh khoái, còn có vài loại rau tập tàng. Rau tập tàng miền Tây cũng "độc địa" không kém gì trái vả.

Nước chấm bánh xèo là nước mắm pha. Mấy bà bếp miền Tây mà pha nước mắm chua ngọt, cay cay thì cơm tấm mẳn ở Long Xuyên còn chết, chứ bánh xèo ăn thua gì.

Nước chấm bánh khoái là nước lèo. Thế nước lèo làm bằng những thứ gì?

Một bà gốc Huế nói với tôi nào là gan heo bằm, thịt heo bằm, đậu phộng, mè, hành, tỏi… và tương bắc. Quỷ thần! Bà nhập hay sao mà mấy o lại nghĩ ra được cách dùng tương bắc cho vô nước lèo?

Tương bắc còn gọi là tương bần. Thật ra tương bần là tương đặc sản của làng Bần (Hưng Yên), nhưng nổi tiếng quá, ngoài Bắc trong Nam đều làm tương, thành thử "tương bần" biến thành danh từ chung.

Tương bần là loại nước tương lên men lactic từ đậu nành, vi khuẩn lên men có từ mốc do ủ nếp. Tương bần có mùi không dễ chịu lắm nhưng ăn với thịt bê thui, dê tái, chấm rau muống… thì mùi vị bốc lên rất tới.

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 9.
Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 10.

Bánh taco của Mễ nổi tiếng khắp thế giới, tôi đã ăn thử từ một xe hàng rong ở Mỹ. Thoạt đầu tôi tưởng là bánh "American-styled khoái". Hỏi người bán mới biết là món taco của mấy anh Mễ.

Bánh làm từ bột bắp, bột mì chứ không phải từ bột gạo và ăn kiểu tay cầm như bánh mì với vài loại rau. Còn nước chấm là loại kem sữa lên men.

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 11.

Bánh xèo ăn với nước mắm pha và các loại rau sống. Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Ăn cũng là lạ… nhưng thiệt tình, nói ra không phải vì tinh thần "dân tộc đá banh" đâu, bánh khoái nước lèo của Huế đậm đà và ngon hơn nhiều. Ngon là vì nước lèo, loại nước chấm mà nước mắm chua ngọt miền Tây cũng phải chột dạ.

Ở Huế có nhiều quán bán bánh khoái, kể cả ở khu phố Tây đi bộ, ngon dở hơn kém nhau chút đỉnh. Cái "chút đỉnh" này cũng là do nước lèo.

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 12.

Mấy o Huế "sáng tạo" thêm đi, còn thứ bánh nào nữa có thể ăn với nước lèo, ăn ngon đến nhức chân răng theo kiểu mấy o Huế xuýt xoa đó.

Bánh mì mà tôi ăn thuở ban đầu với nước lèo ngon bởi vì bánh có vị nhạt nhẽo (bland), vỏ bánh thoảng mùi bánh nướng, chấm với nước lèo thì đúng là bánh mì "đẩy" mùi vị nước lèo lên thuần khiết.

Thử đi thì biết! Bánh mì chấm nước lèo còn lên… đỉnh, huống gì với bánh khoái, cắn thêm phải miếng vả nữa thì tê lưỡi.


Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 13.

Muốn đổ được bánh xèo mỏng, giòn tan tận tâm bánh phải có "phép". Ảnh ĐẶNG TUYẾT

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 14.

Đâu ai nghĩ tới người trong bếp cặm cụi, tỉ mỉ chế biến nước lèo để làm thăng hoa bánh khoái. Người ta mặc định nước lèo chỉ là thứ phụ thuộc, ăn theo bánh khoái.

Bây giờ bày ra, bánh xèo và bánh khoái với đầy đủ phụ tùng rau cỏ gia vị, và nước chấm. Thử đi! Bánh nào ngon hơn? Còn khó hơn chấm thi hoa hậu.

Khó hơn vì hoa hậu còn lobby giám khảo, chứ bánh xèo bánh khoái làm sao lobby cái lưỡi của thực khách được. Chính nước lèo đã tạo ra sự khác biệt giữa bánh xèo và bánh khoái. Nước lèo đã cứu rỗi bánh khoái. Không có nước lèo, bánh khoái đi về đâu?

Đã đến lúc trả lại công đạo cho nước lèo của Huế. Em nó bị dìm hàng lâu quá rồi. Còn cái tên nữa, con nhà người ta mùi vị đậm đà, ngon lành như thế, sao các ôn mệ lại gọi là… "lèo"? Nghe buồn quá! Món "bánh khoái nước lèo" có lẽ nên đổi tên thành "bánh lèo nước khoái".

---------------------------------------------------------------------------------------------

 
VŨ THẾ THÀNH
 
VÕ TÂN
MEGASTORY

Đến giờ tôi vẫn chưa hiểu vì sao bánh khoái lại phải ăn với thứ nước chấm mà dân Huế gọi là nước lèo, thay vì ăn với nước mắm pha.

Lần đầu tiên tôi nếm mùi nước lèo này, không phải là ăn với bánh khoái mà ăn với bánh hỏi thịt quay hay với bánh ướt cuốn thịt nướng gì đó, lâu quá tôi quên rồi. Cô bạn Huế mời cả bọn đến nhà ăn.

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 1.
Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 2.

Tôi hỏi chủ nhà, quận chúa làm nước chấm này kiểu gì mà ngon thấu trời vậy? (Cô bạn này là dân Huế có… "bản quyền", công tằng tôn nữ gì gì đó, cháu 3-4 đời của Tuy Lý Vương, nên bọn tôi thường gọi đùa là quận chúa).

Quận chúa chỉ cười, không phải cười e ấp kiểu gái Huế đâu mà cười bí hiểm. Cũng không cho tôi biết thứ nước chấm này tên gì nên tôi đành gọi theo kiểu của tôi: "nước chấm bánh mì".

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 3.

Khuôn làm bánh khoái nhỏ, gọn. Ảnh: PHAN THÀNH

Ngày quận chúa xuất cảnh, tôi nài nỉ truyền nghề đặng tôi còn nhâm nhi đưa cay với "nước chấm bánh mì". Quận chúa chậm rãi nói từng thứ, nào là gan bằm, đậu phộng, tương đậu, mè rang…

Tôi có biết chút gì về làm bếp đâu, kể cả làm bếp tài tử nên chỉ ngờ nghệch ngồi nghe. Công phu tỉ mỉ thế thì chịu, tôi thất vọng lắc đầu. Ai làm mình ăn có lý hơn.

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 4.

Bánh khoái giống như bánh xèo trong Nam nhưng nhỏ hơn. Bánh xèo chấm với nước mắm chua ngọt pha loãng, còn bánh khoái chấm với nước lèo.

Nước lèo ở đây là thứ nước chấm sền sệt chứ không phải nước lèo để ăn phở, ăn mì hay bún như trong Nam.

Tên gọi "bánh khoái" nghe hấp dẫn. Nhiều ông nhà báo, nhà văn giải thích là do đổ bánh khoái trên bếp củi, khói bốc ra nên gọi là "bánh khói".

Người Huế phát âm thành "bánh khoái". Tôi nhờ người bạn là dân Huế sệt, phát âm chữ "khói". Nghe rõ là "khọi" chứ "khoái" hồi nào!

Bao nhiêu thứ bánh ở Huế, bánh bèo, bánh ướt, bánh ram… cũng làm trên bếp củi, cũng bốc khói, sao không gọi là "khói"?

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 5.

Chữ "khoái" coi vậy cũng gây rắc rối chữ nghĩa. Trang web tỉnh Thừa Thiên Huế dịch bánh khoái là "Vietnamese pancake", rồi mở ngoặc "banh khoai". Thế bánh đa nướng, bánh cam áp chảo… dịch là "Vietnamese pancake" được không?

Rồi dân mạng lại dịch bánh khoái là "happy cake". Thiệt tình! Tên món ăn là gì thì để nguyên như vậy cho người ta nhờ, rồi mở ngoặc mô tả ngắn gọn.

Bánh sandwiches, hamburger hay taco của Mễ… dù dịch sang tiếng gì vẫn giữ nguyên tên gốc.

À, mà bánh taco của Mexico rất giống với bánh khoái của Huế đấy, cũng nhân thịt, rau đậu… cũng áp chảo (nhưng ít dầu mỡ hơn bánh khoái), vẫn được các nước trên thế giới gọi là "taco".

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 6.

Nhiều bài báo cho rằng bánh khoái chỉ là phiên bản của bánh xèo trong Nam. Bằng chứng đâu? Bánh nào có trước, bánh nào có sau? Không ai biết. Điều chắc chắn, bánh khoái đồng dạng với bánh xèo. Cái nhỏ cái to. To chưa chắc là chị, nhỏ chưa chắc là em.

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 7.

Bánh xèo không có biên giới rõ rệt, tráng bánh lan gần hết thành chảo, thành thử phần rìa bánh thật mỏng, thật giòn, giòn cho tới tận gần "tâm" của bánh.

Chảo làm bánh xèo không đơn giản chỉ là chất liệu sắt thép đâu. Mua chảo mới về phải "phù phép" mới ra được thứ chảo "thần thánh" để đổ bánh xèo. Không "thần thánh" thì không đổ ra bánh mỏng giòn được. Bí quyết cả đấy! Đến quận Ninh Kiều, Cần Thơ nếm thử bánh xèo thì biết.

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 8.

Rau ăn kèm? Bánh khoái có rau thơm, rau cải, chuối chát, khế chua và vài lát trái vả. Trái này mới "độc địa", chát chát, bùi bùi, the the…

Rau ăn với bánh xèo cũng chẳng vừa, ngoài mấy loại rau như "phụ gia" của bánh khoái, còn có vài loại rau tập tàng. Rau tập tàng miền Tây cũng "độc địa" không kém gì trái vả.

Nước chấm bánh xèo là nước mắm pha. Mấy bà bếp miền Tây mà pha nước mắm chua ngọt, cay cay thì cơm tấm mẳn ở Long Xuyên còn chết, chứ bánh xèo ăn thua gì.

Nước chấm bánh khoái là nước lèo. Thế nước lèo làm bằng những thứ gì?

Một bà gốc Huế nói với tôi nào là gan heo bằm, thịt heo bằm, đậu phộng, mè, hành, tỏi… và tương bắc. Quỷ thần! Bà nhập hay sao mà mấy o lại nghĩ ra được cách dùng tương bắc cho vô nước lèo?

Tương bắc còn gọi là tương bần. Thật ra tương bần là tương đặc sản của làng Bần (Hưng Yên), nhưng nổi tiếng quá, ngoài Bắc trong Nam đều làm tương, thành thử "tương bần" biến thành danh từ chung.

Tương bần là loại nước tương lên men lactic từ đậu nành, vi khuẩn lên men có từ mốc do ủ nếp. Tương bần có mùi không dễ chịu lắm nhưng ăn với thịt bê thui, dê tái, chấm rau muống… thì mùi vị bốc lên rất tới.

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 9.
Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 10.

Bánh taco của Mễ nổi tiếng khắp thế giới, tôi đã ăn thử từ một xe hàng rong ở Mỹ. Thoạt đầu tôi tưởng là bánh "American-styled khoái". Hỏi người bán mới biết là món taco của mấy anh Mễ.

Bánh làm từ bột bắp, bột mì chứ không phải từ bột gạo và ăn kiểu tay cầm như bánh mì với vài loại rau. Còn nước chấm là loại kem sữa lên men.

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 11.

Bánh xèo ăn với nước mắm pha và các loại rau sống. Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Ăn cũng là lạ… nhưng thiệt tình, nói ra không phải vì tinh thần "dân tộc đá banh" đâu, bánh khoái nước lèo của Huế đậm đà và ngon hơn nhiều. Ngon là vì nước lèo, loại nước chấm mà nước mắm chua ngọt miền Tây cũng phải chột dạ.

Ở Huế có nhiều quán bán bánh khoái, kể cả ở khu phố Tây đi bộ, ngon dở hơn kém nhau chút đỉnh. Cái "chút đỉnh" này cũng là do nước lèo.

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 12.

Mấy o Huế "sáng tạo" thêm đi, còn thứ bánh nào nữa có thể ăn với nước lèo, ăn ngon đến nhức chân răng theo kiểu mấy o Huế xuýt xoa đó.

Bánh mì mà tôi ăn thuở ban đầu với nước lèo ngon bởi vì bánh có vị nhạt nhẽo (bland), vỏ bánh thoảng mùi bánh nướng, chấm với nước lèo thì đúng là bánh mì "đẩy" mùi vị nước lèo lên thuần khiết.

Thử đi thì biết! Bánh mì chấm nước lèo còn lên… đỉnh, huống gì với bánh khoái, cắn thêm phải miếng vả nữa thì tê lưỡi.


Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 13.

Muốn đổ được bánh xèo mỏng, giòn tan tận tâm bánh phải có "phép". Ảnh ĐẶNG TUYẾT

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 14.

Đâu ai nghĩ tới người trong bếp cặm cụi, tỉ mỉ chế biến nước lèo để làm thăng hoa bánh khoái. Người ta mặc định nước lèo chỉ là thứ phụ thuộc, ăn theo bánh khoái.

Bây giờ bày ra, bánh xèo và bánh khoái với đầy đủ phụ tùng rau cỏ gia vị, và nước chấm. Thử đi! Bánh nào ngon hơn? Còn khó hơn chấm thi hoa hậu.

Khó hơn vì hoa hậu còn lobby giám khảo, chứ bánh xèo bánh khoái làm sao lobby cái lưỡi của thực khách được. Chính nước lèo đã tạo ra sự khác biệt giữa bánh xèo và bánh khoái. Nước lèo đã cứu rỗi bánh khoái. Không có nước lèo, bánh khoái đi về đâu?

Đã đến lúc trả lại công đạo cho nước lèo của Huế. Em nó bị dìm hàng lâu quá rồi. Còn cái tên nữa, con nhà người ta mùi vị đậm đà, ngon lành như thế, sao các ôn mệ lại gọi là… "lèo"? Nghe buồn quá! Món "bánh khoái nước lèo" có lẽ nên đổi tên thành "bánh lèo nước khoái".

---------------------------------------------------------------------------------------------

 
VŨ THẾ THÀNH
 
VÕ TÂN
MEGASTORY

Đến giờ tôi vẫn chưa hiểu vì sao bánh khoái lại phải ăn với thứ nước chấm mà dân Huế gọi là nước lèo, thay vì ăn với nước mắm pha.

Lần đầu tiên tôi nếm mùi nước lèo này, không phải là ăn với bánh khoái mà ăn với bánh hỏi thịt quay hay với bánh ướt cuốn thịt nướng gì đó, lâu quá tôi quên rồi. Cô bạn Huế mời cả bọn đến nhà ăn.

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 1.
Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 2.

Tôi hỏi chủ nhà, quận chúa làm nước chấm này kiểu gì mà ngon thấu trời vậy? (Cô bạn này là dân Huế có… "bản quyền", công tằng tôn nữ gì gì đó, cháu 3-4 đời của Tuy Lý Vương, nên bọn tôi thường gọi đùa là quận chúa).

Quận chúa chỉ cười, không phải cười e ấp kiểu gái Huế đâu mà cười bí hiểm. Cũng không cho tôi biết thứ nước chấm này tên gì nên tôi đành gọi theo kiểu của tôi: "nước chấm bánh mì".

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 3.

Khuôn làm bánh khoái nhỏ, gọn. Ảnh: PHAN THÀNH

Ngày quận chúa xuất cảnh, tôi nài nỉ truyền nghề đặng tôi còn nhâm nhi đưa cay với "nước chấm bánh mì". Quận chúa chậm rãi nói từng thứ, nào là gan bằm, đậu phộng, tương đậu, mè rang…

Tôi có biết chút gì về làm bếp đâu, kể cả làm bếp tài tử nên chỉ ngờ nghệch ngồi nghe. Công phu tỉ mỉ thế thì chịu, tôi thất vọng lắc đầu. Ai làm mình ăn có lý hơn.

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 4.

Bánh khoái giống như bánh xèo trong Nam nhưng nhỏ hơn. Bánh xèo chấm với nước mắm chua ngọt pha loãng, còn bánh khoái chấm với nước lèo.

Nước lèo ở đây là thứ nước chấm sền sệt chứ không phải nước lèo để ăn phở, ăn mì hay bún như trong Nam.

Tên gọi "bánh khoái" nghe hấp dẫn. Nhiều ông nhà báo, nhà văn giải thích là do đổ bánh khoái trên bếp củi, khói bốc ra nên gọi là "bánh khói".

Người Huế phát âm thành "bánh khoái". Tôi nhờ người bạn là dân Huế sệt, phát âm chữ "khói". Nghe rõ là "khọi" chứ "khoái" hồi nào!

Bao nhiêu thứ bánh ở Huế, bánh bèo, bánh ướt, bánh ram… cũng làm trên bếp củi, cũng bốc khói, sao không gọi là "khói"?

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 5.

Chữ "khoái" coi vậy cũng gây rắc rối chữ nghĩa. Trang web tỉnh Thừa Thiên Huế dịch bánh khoái là "Vietnamese pancake", rồi mở ngoặc "banh khoai". Thế bánh đa nướng, bánh cam áp chảo… dịch là "Vietnamese pancake" được không?

Rồi dân mạng lại dịch bánh khoái là "happy cake". Thiệt tình! Tên món ăn là gì thì để nguyên như vậy cho người ta nhờ, rồi mở ngoặc mô tả ngắn gọn.

Bánh sandwiches, hamburger hay taco của Mễ… dù dịch sang tiếng gì vẫn giữ nguyên tên gốc.

À, mà bánh taco của Mexico rất giống với bánh khoái của Huế đấy, cũng nhân thịt, rau đậu… cũng áp chảo (nhưng ít dầu mỡ hơn bánh khoái), vẫn được các nước trên thế giới gọi là "taco".

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 6.

Nhiều bài báo cho rằng bánh khoái chỉ là phiên bản của bánh xèo trong Nam. Bằng chứng đâu? Bánh nào có trước, bánh nào có sau? Không ai biết. Điều chắc chắn, bánh khoái đồng dạng với bánh xèo. Cái nhỏ cái to. To chưa chắc là chị, nhỏ chưa chắc là em.

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 7.

Bánh xèo không có biên giới rõ rệt, tráng bánh lan gần hết thành chảo, thành thử phần rìa bánh thật mỏng, thật giòn, giòn cho tới tận gần "tâm" của bánh.

Chảo làm bánh xèo không đơn giản chỉ là chất liệu sắt thép đâu. Mua chảo mới về phải "phù phép" mới ra được thứ chảo "thần thánh" để đổ bánh xèo. Không "thần thánh" thì không đổ ra bánh mỏng giòn được. Bí quyết cả đấy! Đến quận Ninh Kiều, Cần Thơ nếm thử bánh xèo thì biết.

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 8.

Rau ăn kèm? Bánh khoái có rau thơm, rau cải, chuối chát, khế chua và vài lát trái vả. Trái này mới "độc địa", chát chát, bùi bùi, the the…

Rau ăn với bánh xèo cũng chẳng vừa, ngoài mấy loại rau như "phụ gia" của bánh khoái, còn có vài loại rau tập tàng. Rau tập tàng miền Tây cũng "độc địa" không kém gì trái vả.

Nước chấm bánh xèo là nước mắm pha. Mấy bà bếp miền Tây mà pha nước mắm chua ngọt, cay cay thì cơm tấm mẳn ở Long Xuyên còn chết, chứ bánh xèo ăn thua gì.

Nước chấm bánh khoái là nước lèo. Thế nước lèo làm bằng những thứ gì?

Một bà gốc Huế nói với tôi nào là gan heo bằm, thịt heo bằm, đậu phộng, mè, hành, tỏi… và tương bắc. Quỷ thần! Bà nhập hay sao mà mấy o lại nghĩ ra được cách dùng tương bắc cho vô nước lèo?

Tương bắc còn gọi là tương bần. Thật ra tương bần là tương đặc sản của làng Bần (Hưng Yên), nhưng nổi tiếng quá, ngoài Bắc trong Nam đều làm tương, thành thử "tương bần" biến thành danh từ chung.

Tương bần là loại nước tương lên men lactic từ đậu nành, vi khuẩn lên men có từ mốc do ủ nếp. Tương bần có mùi không dễ chịu lắm nhưng ăn với thịt bê thui, dê tái, chấm rau muống… thì mùi vị bốc lên rất tới.

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 9.
Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 10.

Bánh taco của Mễ nổi tiếng khắp thế giới, tôi đã ăn thử từ một xe hàng rong ở Mỹ. Thoạt đầu tôi tưởng là bánh "American-styled khoái". Hỏi người bán mới biết là món taco của mấy anh Mễ.

Bánh làm từ bột bắp, bột mì chứ không phải từ bột gạo và ăn kiểu tay cầm như bánh mì với vài loại rau. Còn nước chấm là loại kem sữa lên men.

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 11.

Bánh xèo ăn với nước mắm pha và các loại rau sống. Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Ăn cũng là lạ… nhưng thiệt tình, nói ra không phải vì tinh thần "dân tộc đá banh" đâu, bánh khoái nước lèo của Huế đậm đà và ngon hơn nhiều. Ngon là vì nước lèo, loại nước chấm mà nước mắm chua ngọt miền Tây cũng phải chột dạ.

Ở Huế có nhiều quán bán bánh khoái, kể cả ở khu phố Tây đi bộ, ngon dở hơn kém nhau chút đỉnh. Cái "chút đỉnh" này cũng là do nước lèo.

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 12.

Mấy o Huế "sáng tạo" thêm đi, còn thứ bánh nào nữa có thể ăn với nước lèo, ăn ngon đến nhức chân răng theo kiểu mấy o Huế xuýt xoa đó.

Bánh mì mà tôi ăn thuở ban đầu với nước lèo ngon bởi vì bánh có vị nhạt nhẽo (bland), vỏ bánh thoảng mùi bánh nướng, chấm với nước lèo thì đúng là bánh mì "đẩy" mùi vị nước lèo lên thuần khiết.

Thử đi thì biết! Bánh mì chấm nước lèo còn lên… đỉnh, huống gì với bánh khoái, cắn thêm phải miếng vả nữa thì tê lưỡi.


Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 13.

Muốn đổ được bánh xèo mỏng, giòn tan tận tâm bánh phải có "phép". Ảnh ĐẶNG TUYẾT

Không có lèo, khoái về đâu? - Ảnh 14.

Đâu ai nghĩ tới người trong bếp cặm cụi, tỉ mỉ chế biến nước lèo để làm thăng hoa bánh khoái. Người ta mặc định nước lèo chỉ là thứ phụ thuộc, ăn theo bánh khoái.

Bây giờ bày ra, bánh xèo và bánh khoái với đầy đủ phụ tùng rau cỏ gia vị, và nước chấm. Thử đi! Bánh nào ngon hơn? Còn khó hơn chấm thi hoa hậu.

Khó hơn vì hoa hậu còn lobby giám khảo, chứ bánh xèo bánh khoái làm sao lobby cái lưỡi của thực khách được. Chính nước lèo đã tạo ra sự khác biệt giữa bánh xèo và bánh khoái. Nước lèo đã cứu rỗi bánh khoái. Không có nước lèo, bánh khoái đi về đâu?

Đã đến lúc trả lại công đạo cho nước lèo của Huế. Em nó bị dìm hàng lâu quá rồi. Còn cái tên nữa, con nhà người ta mùi vị đậm đà, ngon lành như thế, sao các ôn mệ lại gọi là… "lèo"? Nghe buồn quá! Món "bánh khoái nước lèo" có lẽ nên đổi tên thành "bánh lèo nước khoái".

---------------------------------------------------------------------------------------------

 
VŨ THẾ THÀNH
 
VÕ TÂN